Hôm nay,  

Lá cờ nào trong trái tim tôi?

30/08/201515:25:00(Xem: 2433)
Lá cờ nào trong trái tim tôi?

Đã có rất nhiều người viết về lịch sử, nguồn gốc của lá cờ vàng 3 sọ̣c đỏ. Và đại đa số người Việt lưu vong hiện sống trên các quốc gia dân chủ khắp thế giới thường xuyên đòi hỏi lá cờ này phải được tôn trọng và được treo ở tất cả mọi nơi họ muốn. Riêng tại Hoa Kỳ, để đáp ứng nguyện vọng của người Việt tỵ nạn cs hiện đang định cư tại địa phương đã có nhiều thành phố ở các tiểu bang có văn bản chính thức công nhận lá cờ vàng 3 sọ̣c đỏ là "biểu tượng của sắc dân thiểu số VN tỵ nạn cs".
Ngược lại, phía csVN lại ít nói đến lá cờ đỏ sao vàng của họ. Sự im lặng, không tranh cãi về vấn đề cờ đỏ cờ vàng của những người csVN lại là tiếng nói mạnh mẽ cho thấy sự khẳng định và tất thắng của họ. Tại sao? Vì đối với csVN, cho đến hiện tại, cờ đỏ sao vàng là lá cờ hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạ̣o của đảng csVN được LHQ và các nước trên thế giới nhìn nhận. Sự thật này là hiển nhiên, không cần bàn cãi. Ở ngoại quốc họ chỉ cần treo cờ những nơi họ được cho phép chứ không ồn ào đòi hỏi cờ của họ phải được treo chổ này chổ kia... 

Cờ chỉ là biểu tượng của một chế độ không phải là "Linh hồn của dân tộc" như nhiều người vô tình hay cố ý gán ghép. Khi chế độ thay đổi người ta có thể thay đổi màu cờ. Nhưng dân tộc Việt Nam dù sống dưới chế độ nào, dưới màu cờ nào cũng vẫn là dân tộc Việt Nam.
Một người được nuôi dưỡng và lớn lên trong một chế độ thì phải biết trung thành và bảo vệ chế độ đó dù phải hy sinh cả mạng sống của mình và lòng kính trọng, yêu mến lá cờ của chế độ là lẽ đương nhiên.

Trong cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua giữa 2 miền Nam Bắc VN, bên nào cũng dành phần chính nghĩa về mình. Một cuộc chiến hào hùng chống lại quân thù xâm lược hay một cuộc chiến ô nhục nồi da sáo thịt của anh em cùng mộ̣t Mẹ Việt Nam? Lịch sử sẽ phán xét. Sau khi chiến tranh chấm dứt với sự thắng bại của 2 bên, đã có những người ngẩng mặt, hiên ngang chấp nhận thua cuộc vì nghĩ rằng họ có chính nghĩa trong cuộc chiến và thắng hay bại là lẽ đương nhiên phải đến của một cuộc chiến tranh..Họ biết rằng lịch sử đã sang trang nên họ lặng lẽ và anh dũng chấp nhận. Nhưng trong trái tim của họ muôn đời lá cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn là lá cờ mà họ từng yêu quý và bảo vệ bằng máu xương trong thời binh lửa. Đây là những người đáng cho ta kính phục.

Nhưng một số rất đông người Viêt tỵ nạn cs hiện định cư trên các quốc gia tự do dân chủ chẳng những muốn được chính quyền các nước chủ nhà công nhận cờ vàng 3 sọc̣ đỏ là biểu tượng của mình mà còn đòi hỏi nhiều hơn nữa bằng cách phải được treo lá cờ đó ở khắp mọi nơi trang trọng và được tôn vinh như bất cứ một lá cờ nào của một quốc gia hiện hữu được thế giới công nhận. Họ đã cố tình quên đi lịch sử hay tại vì các nhà sử học chưa kịp vẽ lại bản đồ thế giới trên đó không còn một quốc gia mang tên Việt Nam Cộng Hoà có một lá cờ biểu tượng màu vàng với 3 sọc đỏ.


Trong sinh hoạt chính trị, người Việt tỵ nạn cs khắp mọi nơi đều nói đến "quyền tự do dân chủ" nhưng chính họ lại không cho đối thủ của mình cái quyền này. Nơi nào có sự hiện diện của người Việt tỵ nạn cs mà có lá cờ đỏ sao vàng treo lên là lập tức bị phản đối và bằng mọi cách kể cả biểu tình, la hét ồn ào, phải kéo lá cờ đó xuống. Nói đến đây, cũng xin nhắc thêm, không phải chỉ có chống lá cờ đỏ sao vàng, mà người Việt tỵ nạn còn chống tất cả những việc làm lớn nhỏ của nhà cầm quyền csVN dù đôi khi việc làm của họ cũng có ích phần nào cho người dân trong nước....

Trong một phiên họp hội đồng thành phố vào năm 2007 với trên dưới 2000 cư dân tham dự để thảo luận về quyền tự do dân chủ trong sự kiện đặt tên "Little Saigon" cho một khu vực thương mại để vinh danh sự đóng góp vào công cuộc phát triển thành phố SanJose thuộc bang California của người Việt tỵ nạn cs tại đây, Ông Chuck Reed, đương nhiệm chức vụ thị trưởng thành phố SanJose lúc bấy giờ đã miệt thị cộng đồng VN đến tham dự buổi họp bằng câu :" A VOCAL MINORITY"! (tạm dịch : Bọn thiểu số to mồm).
Điều đáng ngạc nhiên và vô cùng xấu hổ là trong số người tham dự buổi họp lịch sử hôm đó ngoài các vị cao niên còn có rất nhiều nhân sĩ và trí thức trong cộng đồng như luật sư, bác sĩ, y sĩ, nha sĩ, kỹ sư v..v...thế mà sau khi buông lời sỉ nhục cái cộng đồng mà ông thị trưởng mời đến tham dự bằng một ngôn từ khiếm nhả như thế mà chẳng những ngang nhiên tại vị đến hết nhiệm kỳ ông lại còn tái đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ hai nữa mà không hề bị một sự phản đối đến nơi đến chốn và cũng không thèm có một lời xin lỗi nào đối với những người, trong đó không ít cử tri đã bỏ phiếu cho ông, đã bị ông miệt thị..

Sự việc ông Đại Sứ Ted Osius hiện nay với vấn đề Cờ vàng 3 sọc đỏ đã gây rất nhiều dư luận ồn ào, đáng lẽ không nên có, trong sinh hoạt cộng đồng người Việt (lại còn manh nha tấn công vào đời tư của ông) khiến cho người ta nhớ lại lời miệt thị của ông cựu thị trưởng thành phố SanJose thuở nào.

Tại sao chúng ta không hành xử như một người văn minh sống trên một quốc gia pháp trị? Chúng ta có quyền không đến những nơi nào ta không thích. Chúng ta không tham dự những buổi họp nào với bất cứ nhân vật ở cấp bậc nào mà nơi đó không có lá cờ vàng. Nếu vô tình đến nơi họp mà không có lá cờ vàng thì ta cứ lặng lẽ bỏ ra về. Đó là những phương cách phản đối vừa văn minh vừa sâu sắc nhất.

Hỏi ai tháo gỡ được lá cờ trong trái tim tôi?

Ý kiến bạn đọc
03/09/201521:08:33
Khách
Noi dung bai viet HAY va CHINH XAC. Chi xin gop them 2 y kien nho (small) la du Dang CSVN co lam gi hay di chang nua, quyen lam nguoi (human rights - most important) cua dong bao trong nuoc van bi tuoc doat trang tron o giua The Ky 21 nay. Nen de cho moi nguoi phat bieu y kien rieng cua ho roi tu do CHAN LY se duoc phat hien thi tot hon. IRON SHARPENS IRON.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.