Hôm nay,  

Tiến Trình Xây Đảo Nhân Tạo Của Trung Quốc Tại Trường Sa 2015

18/06/201500:01:00(Xem: 8666)

TIẾN TRÌNH XÂY ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA 2015

 

Lời người phụ trách: Vì lý do cá nhân, website “Tranh Chấp Biển Đông” đã được tạm ngưng kể từ đầu tháng 4, 2015; tuy nhiên các đề tài quan trọng vẫn được cập nhật và đưa lên mạng 1 hay 2 lần một năm. Bài viết “Tình hình Biển Đông sáu tháng đầu 2015” sẽ được đưa lên mạng trong 2 tuần tới.

Trong báo cáo "Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan TQ năm 2015” ngày 8/5/2015 của Lầu Năm Góc và trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 13/5/2015, ông David Shear, từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và nay là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Phụ trách An ninh Châu Á và Thái Bình Dương đã nói về động thái bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Dữ liệu cho biết từ 2009 đến 2014, Việt Nam “là nước hoạt động mạnh nhất cả trong việc nâng cấp tiền đồn và bồi đắp, lấn ra biển khoảng 60 mẫu”. Tuy nhiên, các quan chức Quốc phòng Mỹ đã nhận định, cách làm của Trung Quốc nhằm chiếm cứ khu vực Biển Đông đã diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh và quy mô lớn hơn nhiều so với các nước có đảo ở Biển Đông. Mỹ ước tính từ năm 2014, Trung Quốc đã lấn ra biển 2,000 ha so với con số 800 ha cũng do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra trước đó. Trong năm 2014, Trung Quốc đã cải tạo 200 ha (.8 km²) trên 5 bãi đá họ chiếm giữ ở Trường Sa.

Bắt đầu từ 2015, Trung Quốc chuyển từ hoạt động cải tạo để phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng nặng. Mặc dù chưa hoàn tất, có thể thấy các công trình xây dựng bao gồm bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống giám sát, hỗ trợ hậu cần, và ít nhất một phi trường. Quan trọng nhất là sự cải tạo trên bãi đá Chử Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), một sân bay rộng gần 3,000 m mà dữ liệu phân tích cho thấy có một nửa đã được trải nhựa. Mục đích cuối cùng của dự án mở rộng vẫn chưa rõ ràng và Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố các dự án này chủ yếu là để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của những người đóng quân trên đảo. Trong cuộc họp báo tại TP.HCM trưa 29/5, thượng nghị sĩ John McCain đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng khi triển khai pháo cối tới các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc tin rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng quốc phòng của mình ở Biển Đông”.
blank

 

Đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn đang được Trung Quốc cải tạo mạnh nhất phục vụ cho các mục đích quân sự và hình thành sân bay. 

BÃI ĐÁ CHỮ THẬP (FIERY CROSS REEF- KAGITINGAN)

 

  • Diện tích ban đầu: 1,000 m².
  • Tháng 5/2015: TQ xây thêm 10 ha (100,000 m²) gồm tổ hợp sân bay, cảng biển dài 3,000 m.

 

blank

Libération cho biết: Trong số ít nhất 7 hòn đảo nhỏ thuộc Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, cơi nới diện tích có đảo Đá chữ Thập ( Fiery Cross) bị biến dạng nhiều nhất. Theo tác giả bài viết, chi phí cho việc cải tạo hòn đảo này có thể lên đến 12 tỷ đô la. Hòn đảo mà nguyên thủy là một bãi đá san hô này đang trở thành một căn cứ hải quân và không quân của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa. Chỉ trong vòng vài tháng được bồi đắp, diện tích của đảo Đá chữ Thập đã được mở rộng gấp 11 lần.

Theo Libération, từ ảnh vệ tinh của nhóm phân tích của Anh IHS Jane’s và Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Washington DC, người ta thấy công trình xây đường băng dài 3,100 mét đã được tiến hành với nhịp độ cực nhanh trong khoảng từ tháng 8 năm ngoái đến giữa tháng 4 vừa qua. Trung Quốc cũng đã nạo vét xây một cảng mới và đã dựng lên trên đảo 60 tòa nhà. Thậm chí họ còn đặt hẳn một nhà máy xi măng tại chỗ để phục vụ công trường lớn.

Trên thực tế, theo tác giả bài viết, từ những năm 1990 Trung Quốc đã trang bị đảo Đá Chữ Thập thành một căn cứ quân sự nhỏ, có trạm ra-đa, bãi đáp trực thăng, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với hiện trạng đảo Đá chữ Thập bây giờ. Các chuyên gia phân tích của AMTI nhận định, trong tương lai không xa Đá chữ Thập sẽ là điểm hậu cần quan trọng cho hoạt động Hải quân Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ mới đây, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear đã cảnh báo rằng, Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), tăng ảnh hưởng kiểm soát ở các khu vực tranh chấp, đồng thời triển khai các khí tài quân sự như radar tầm xa và hệ thống tên lửa tối tân thông qua các nỗ lực bồi đắp, xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Đô đốc Locklear đã mô tả các dự án xây dựng, cải tạo đất mà Trung Quốc đang tiến hành tại 8 tiền đồn ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đều thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) là “hung hăng”. Trong đó, việc nâng cấp cảng và xây dựng một sân bay mới tại bãi Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV) sẽ làm tăng ưu thế quân sự của Bắc Kinh trong khu vực. Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng cảnh báo về khả năng Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như những gì Bắc Kinh đã từng làm vào tháng 11 năm 2013 trên vùng biển Hoa Đông. Mặc dù Trung Quốc đã phủ nhận tin đồn họ có kế hoạch áp đặt ADIZ ở Biển Đông, nhưng rõ ràng, những hoạt động mà nước này đang tiến hành như nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa và bồi đắp đảo với tốc độ nhanh chóng trên quy mô “khá lớn” ở Trường Sa không khỏi khiến các bên tranh chấp khác ở Biển Đông nghi ngờ về mưu đồ này của Bắc Kinh.

Những cảnh báo của Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương được củng cố bởi các bức ảnh vệ tinh được tạp chí IHS Jane's Defense công bố hôm 16/4. Những bức ảnh được chụp hôm 23/3/2015 này cho thấy Trung Quốc đang sắp hoàn tất đường băng quân sự dài hơn 3,000 mét trên bãi Đá Chữ Thập. Cần lưu ý rằng, đường băng tiêu chuẩn cho loại máy bay vận tải được mệnh danh “superjumbo” (siêu khủng, lớn nhất thế giới) Airbus A380 cũng chỉ đến 2,950 mét. Đường băng 3,000 mét trên bãi Đá Chữ Thập là đủ lớn cho khá nhiều máy bay, đủ sức chứa cả máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát.

Nói rộng hơn, Trung Quốc có khả năng sử dụng bãi Đá Chữ Thập như một bãi đáp cho máy bay chiến đấu và máy bay giám sát để tăng cường khả năng bao quát, kiểm soát khu vực, cạnh tranh với Mỹ.

BÃI ĐÁ XU BI (SUBI REEF)

 

  • Diện tích ban đầu: 1,000 m².
  • Tháng 5/2015: TQ đang khoanh vùng xây dựng với diện tích 76 ha (760,000 m²), gấp 760 lần diện tích ban đầu, bao gồm hạ tầng cảng biển.

Một sự khác biệt đáng chú ý giữa sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở đá Chữ Thập so với đá Xu Bi là Chữ Thập có một cổng mới khá lớn và một đường băng, nhưng không có cầu cảng hải quân tàm cỡ như được nhìn thấy trong hình ảnh mới ở Xu Bi. Tại bãi đá Xu Bi, mép rặng san hô phía Nam bãi đá này đang được mở rộng và quây lại gần hoàn tất tạo thành vòng cung bảo vệ đúng nghĩa của nó. Ngoài ra hoạt động bồi lấp vẫn tiếp tục mở rộng trên điểm cực Nam của bãi đá Xu Bi có thể nhằm mục tiêu hình thành cảng biển.

blank

Kích thước và hình dạng của hòn đảo nhân tạo đang được tiến hành tương thích với một đường băng dài khoảng 3,300 mét, tương tự như chiều dài đường băng nước này đã xây dựng trên đá Chữ Thập trước đó. Theo các nhà phân tích quân sự, đường băng mới ở Xu Bi có thể hỗ trợ hầu hết các loại chiến đấu cơ của không quân trong hải quân và không quân Trung Quốc.

BÃI ĐÁ VÀNH KHĂN (MISCHIEF)

 

  • Diện tích ban đầu: Không có phần nổi.
  • Tháng 5/2015: TQ đã cải tạo lên 27 ha (270,000 m²).

 

blank

 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất có 23 tàu hút bùn hoạt động ở đá Vành Khăn tính đến 13/4 cùng ít nhất hai chục tàu xây dựng trong đầm phá hình thành bởi rặng san hô vòng cung bãi Vành Khăn. 28 xe trộn bê tông và xe tải cũng có thể được nhìn thấy ngoài hàng chục xe tải lớn và hàng chục xe ủi. Sân bay thứ 3 cũng đang manh nha hình thành trên đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa cũng đang được bồi lấp nhanh chóng với diện tích 2.42 km² tính đến ngày 13/4/2015 từ chỗ hầu như không có vị trí nào nhô lên mặt nước cách đây vài tháng.

 blank

 

ĐÁ CHÂU VIÊN (CUATERON REEF - CALDERON) THUỘC CỤM TRƯỜNG SA

 

  • Diện tích ban đầu: 4,128 m² (2012)
  • Tháng 5/2015: TQ mới xây dựng là 24.6 ha (246,000 m²) trên diện tích củ 4,128 m²,  bao gồm một cảng và một sân bay trực thăng.

 
blank

  

CỤM SINH TỒN (UNION REEFS) - CỤM NAM YẾT (NAMYIT ISLAND)

 

Trung Quốc đang cải tạo 3 bải đá Gạt Ma, Tư Nghĩa và Kennan nằm trong Cụm Sinh Tồn (Union Reefs) và đá Gaven nằm trong Cụm Nam Yết (Namyit).

ĐÁ GẠC MA

 

  • Diện tích ban đầu: 4,128 m² (2012)
  • Tháng 5/2015: TQ đã xây dựng lên 10.9 ha (109,000 m²), bao gồm 4,128 m² mặt sàn củ và 6 công trình khác nhau với một khu vực cảng có thể cho tàu có chiều dài 130 m đỗ. 

blank

Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có  một  vị thế chiến lược quan trọng. Các hình ảnh thâu lượm được trong năm 2015 cho thấy Trung Quốc đang biến Gạc Ma thành một đảo nhân tạo cấp I với diện tích hơn 100,000 m² (.1 km²).

blank

 

ĐÁ GAVEN (GAVEN REEFS) VÀ TƯ NGHĨA (HUGHES REEFS)

 

  • Diện tích ban đầu: 4,128 m² (2012)
  • Tháng 5/2015: TQ đang xây trên diện tích 13.5 ha (135,000 m²), gồm một cảng biển kiên cố.

 

Hai đá  Gaven và Tư Nghĩa được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Cơ sở trú đóng ban đầu của Trung Quốc ở Đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam, diện tích chỉ 380 m², nay đã trở thành đảo nhân tạo rộng đến 75,000 m² .

 blank

 

 

 ĐÁ KENNAN (CHIGUA)

 

  • Diện tích ban đầu: 4,128 m² (2012)
  • Tháng 5/2015:  TQ đã xây trên diện tích 7.2 ha (72,000 m²).  

blank

File: ITN-061515-CHINA-1-Tien trinh xay dao nhan tao cua TQ tai TS 2015.doc

 

Nguyễn Mạnh Trí
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 15  tháng 6 năm 2015

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.