Hôm nay,  

Lực lượng dân quân biển Trung Cộng đang tiến hành ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

02/04/201500:01:00(Xem: 5796)

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Bản tin số 64— Ngày 02 tháng 04 năm 2015 

Lực lượng dân quân biển Trung Cộng đang tiến hành ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

THE WALL STREET JOURNAL

Tác giả: Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy

Người dịch: Trần Văn Minh

02-04-2015

blank
​Thuyền
đánh cá Trung Cộng lên đường đi đánh cá gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. (Hình: Agence France-Presse/Getty Images)

.

Khi Philippines công bố tuần trước rằng họ đang bắt đầu lại công việc xây dựng tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông để đáp lại một loạt các công trình xây dựng quá đáng của Trung Cộng, là đã bước vào một cuộc tranh đua hầu như không có hy vọng thắng.

Những hình ảnh vệ tinh được công bố vào tháng hai tiết lộ rằng Trung Cộng đã tiến hành một loạt chưa từng có các dự án bồi đắp đảo và xây dựng được thiết kế để giúp họ kiểm soát phần lớn Biển Đông, bao gồm một hòn đảo nhân tạo rộng 62.700 mét vuông với một nhà máy xi măng và một bãi đáp trực thăng chỉ cách Philippines 200 dặm.

Tham vọng lãnh thổ của Trung Cộng ở biển Hoa Đông và Biển Đông tới nay đã được minh chứng. Nhưng một yếu tố then chốt ít được biết đến là khả năng của họ trong việc thực hiện các tham vọng đó: một lực lượng dân quân biển có năng lực và ngày càng được tài trợ nhiều.

Cùng với Việt Nam, Trung Cộng là một trong số rất ít quốc gia có một lực lượng dân quân biển. Các lực lượng này thường bao gồm các tàu đánh cá dân sự và tham gia vào một loạt các vai trò, từ việc sử dụng các công cụ cấp báo để giải cứu tàu bị mắc cạn đến các hoạt động quyết đoán hơn bao gồm tiến hành đổ bộ đảo để tuyên bố chủ quyền. Các thủy thủ đang làm việc trong các công ty, tập đoàn nghề cá được tuyển dụng vào các tổ chức quân sự và trải qua huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và được huy động để bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Cộng.

Lực lượng tàu cá của Trung Cộng, được thành lập vào những năm đầu của nước Cộng hòa Nhân dân, được lấy ra từ đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, chúng đã trở nên chuyên môn và quan trọng hơn, thực hiện một loạt các nhiệm vụ từ việc cung cấp vật liệu xây dựng đến thu thập thông tin tình báo. Các đơn vị hàng đầu thậm chí được đào tạo để đối đầu với các tàu nước ngoài, nếu cần thiết, theo kiểu du kích "chiến tranh nhân dân trên biển" cộng với mìn biển và tên lửa phòng không. Hiện nay, về cơ bản, chúng hoạt động như tuyến đầu của Bắc Kinh trong việc giám sát, hỗ trợ và gây áp lực để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền và lợi ích ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

blank
​Một bức
hình được công bố trong một báo cáo về chiến tranh mìn bẫy của Trung Cộng của Đại học Hải chiến Hoa Kỳ cho thấy tàu đánh cá dân sự Trung Cộng đang thực tập đặt mìn biển tại căn cứ hải quân ở Tam Á vào năm 2004. (Hình từ chính phủ Mỹ)

.

Lực lượng dân quân ít được bên ngoài Trung Cộng biết đến, nhưng người ta có thể tìm ra những thông tin giá trị về lực lượng này thông qua các nguồn tin công khai có sẵn của Trung Cộng.

Trong tất cả những câu hỏi xung quanh lực lượng dân quân biển của Trung Cộng, điểm phức tạp nhất là ai lãnh đạo chúng. Công việc xây dựng và đào tạo hàng ngày dân quân biển được thực hiện bởi nhiều bộ ngành của Lực lượng Vũ trang Nhân dân đóng tại các thành phố ven biển và các quận, dưới sự giám sát của Chỉ huy quân sự phân vùng liên quan. Từ đó nó trở nên phức tạp hơn, vì các lực lượng dân quân đóng một loạt nhiều vai trò và điều này sẽ đặt họ dưới sự chỉ huy trực tiếp của nhiều cơ quan khác nhau.

Mới đây, những nỗ lực đã được thực hiện để chuyển đổi các lực lượng dân quân riêng lẻ bằng cách giảm tầm vóc và gia tăng khả năng chuyên môn. Một số đơn vị hỗ trợ cho quân đội và tuần duyên. Một trong những đơn vị đó là Tiểu đoàn dân quân lâu đời của huyện Ngọc Hoàn thuộc tỉnh Chiết Giang, chuyên cung cấp nhiên liệu, đạn dược và các thiết bị khác cho tàu hải quân.

Những đơn vị khác giữ vai trò hỗ trợ qua trinh sát, bảo vệ các công trình và khu vực quan trọng, đánh lừa, gây nhiễu các thiết bị của đối phương, làm tăng năng lực vận tải biển, sửa chữa và cấp cứu y tế. Ví dụ, công ty ứng cứu khẩn cấp của lực lượng dân quân biển tại Taizhou trong những năm vừa qua đã tiến hành hơn 136 đợt tìm kiếm và cấp cứu, đã cứu nạn thành công 18 tàu và 286 người. Một cuộc diễn tập liên hợp tuần duyên, dân quân và quân đội ở Vịnh Bắc Bộ trong tháng 8 năm 2014 đã sử dụng tàu đánh cá trong vai trò trinh sát và đánh chặn để bảo vệ một giàn khoan.

Lực lượng dân quân biển cũng giúp duy trì sự hiện diện của Trung Cộng tại khu vực tranh chấp hoặc đổ bộ lên các đảo tuyên bố chủ quyền, phối hợp với các nỗ lực chính trị và ngoại giao của quốc gia. Cố gắng then chốt là đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các hoạt động đánh cá và công việc với "cuộc tranh đấu" của quốc gia trên biển, trong khi duy trì khả năng đáp ứng nhanh chóng với lời hiệu triệu của các cấp chỉ huy quân đội.

blank
​Một chiếc thuyền
đánh cá Trung Cộng bị nhân viên tuần duyên Nhật Bản bắt giữ gần một hòn đảo tranh chấp vào năm 2010 sau một biến cố trên biển, do thuyền đánh cá Trung Cộng đã đụng vào hai tàu tuần tra Nhật Bản. (Tuần duyên Nhật Bản / hình của AFP / Getty Images)

.

Hàng ngàn tàu thuyền dân quân được trang bị hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou của Trung Cộng, cho phép họ giữ liên lạc với các đơn vị khác, truyền tải thông điệp ngắn, và ngay cả có một máy tính bảng cho thủy thủ đoàn viết tay chữ Hoa. Hệ thống như vậy là bàn đạp trong việc đưa các lực lượng dân quân biển vào chiến tranh trong thời đại thông tin. Theo một bài viết với sự đóng góp của nhiều giới chức quân sự có thẩm quyền trên tờ National Defense, Ban Quân sự của trụ sở Hải quân Trung Cộng trong năm 2007 thậm chí còn kêu gọi xây dựng một mạng lưới "trinh sát biển” dựa trên việc sử dụng các tàu dân sự và lực lượng dân quân. Bài viết trích dẫn một báo cáo điều tra dân số của hai tỉnh, không được nhắc tên, sở hữu gần 20.000 tàu thuyền đánh cá và thương mại cũng như "hàng trăm ngàn" dân quân, tất cả sẵn sàng để cung cấp cho nguồn nhân lực khổng lồ cần cho việc giám sát các vùng biển bên ngoài Trung Cộng.

Chi phí thành lập do thành phố hoặc quận xuất xứ của đơn vị gánh vác, trong khi chi phí liên quan đến các sứ mạng cụ thể và các dự án lớn được chính quyền tỉnh trợ cấp. Chủ sở hữu tàu thuyền và các thành viên dân quân khác được bồi thường cho các thiệt hại hay chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của họ theo quy định huy động tàu của các tỉnh.

Một loạt các cơ quan chính phủ can dự vào việc thành lập lực lượng dân quân biển, bao gồm Bộ giám sát thủy sản, Cục An toàn Hàng hải, Cục Vận tải Quốc phòng và Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Mỗi bộ phận đảm trách những phần cụ thể trong nỗ lực này, từ việc cung cấp vũ khí đến trang bị cho các tàu thuyền các thiết bị điện tử dùng cho thông tin liên lạc hoặc dẫn đường.

Các thành viên lực lượng dân quân được đào tạo với một loạt các khả năng chuyên môn từ việc xác định các loại tàu tới các vũ khí nhẹ và tổ chức quân sự. Để bảo đảm sự trung thành, họ cũng bị nhồi nhét giáo dục quốc phòng và chính trị, với một số công việc huấn luyện chính trị hiện nay do bộ phận tạm thời của đảng cộng sản điều hành, ngay cả ở ngoài biển.

Đối với tất cả những lợi ích mà chúng cung cấp, lực lượng dân quân biển cũng đề ra những thách thức cho Trung Cộng. Một vấn đề cụ thể là gia tăng tư nhân hóa ngành công nghiệp đánh cá, là điều đã gây ra sự trồi sụt lớn về số lượng tàu và nhân viên. Khi việc đánh bắt trì trệ, nhiều công ty bán tháo tài sản hoặc sa thải công nhân để sống còn, buộc các chỉ huy quân sự và Lực lượng Phòng vệ Vũ trang Nhân dân phải hối hả thay thế và đào tạo lại nhân viên. Một sự kiện nghiêm trọng như thế đã xảy ra tại quận Ningbo, trong vòng một năm đã chứng kiến một cuộc bán tháo 40 tàu đánh cá từ tổng số tuyển dụng là 140 trước đó.

Những thách thức này khác nhau đối với từng công ty và tập đoàn nghề cá, mà hầu hết là dân quân biển. Kết quả là, giới chức quân sự địa phương hiện đang thử nghiệm các cách khác nhau để giải quyết vấn đề, bao gồm việc tổ chức huấn luyện vào mùa cá mà ngư dân tương đối rảnh rỗi.

Bất kể những khó khăn đó, việc Trung Cộng sử dụng lực lượng dân quân biển sẽ có ảnh hưởng rộng rãi đến các nước láng giềng trong khu vực cũng như các cường quốc bên ngoài như Mỹ. Nếu một cuộc xung đột nổ ra ở biển Hoa Đông hay Biển Đông liên quan đến một đồng minh của Mỹ hoặc chính nước Mỹ, các quy tắc đối đầu sẽ đòi hỏi phải đối phó với nhiều tàu dân sự phục vụ mục đích quân sự. Một đám cháy nhỏ ở Biển Đông sẽ đặt các hàng xóm yếu ớt của Trung Cộng đối mặt với một cuộc hỗn chiến kiểu du kích với mục đích loại lực lượng hải quân ra khỏi cuộc chiến. Hầu hết những câu chuyện của những người liên quan đến việc thiết lập Lực lượng Dân quân biển kêu gọi tuyển dụng tàu "vỏ thép", thúc đẩy việc thay thế nhiều tàu gỗ, hiện vẫn là số đông trong đội tàu đánh cá. Sự chú trọng vào đặc tính của thân tàu này có lẽ nhắm cả vào việc đánh cá xa bờ lẫn hành động đâm tàu như đã được chứng kiến ​​trong cuộc đối đầu xung quanh dàn khoan dầu 981 của Trung Cộng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014.

Các lực lượng hải quân như của Mỹ sẽ tự thấy mình bị cột hai tay do sự nhạy cảm chính trị trong việc đối phó với các thành phần dân sự, đặc biệt là khi những thành phần dân sự được sự hỗ trợ của các tàu chiến hải quân. Trong khi đó, lực lượng dân quân sẽ tiếp tục giúp xây dựng và bảo vệ các cơ sở ngày càng mở rộng của Trung Cộng trong vùng biển tranh chấp.


​Andrew
Erickson là giáo sư tại Đại học Hải chiến Hoa Kỳ và một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Fairbank của Đại học Harvard. Đồng sáng lập trang mạng China SignPost , ông viết blog ở trang  www.andrewerickson.com. Những ý tưởng nêu ở đây là riêng của Andrew Erickson, và không đại diện cho chính sách hoặc sự tính toán của Hải quân Hoa Kỳ hoặc bất kỳ tổ chức nào khác của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Conor Kennedy là một nhân viên thực tập nghiên cứu tại Đại học Hải chiến Hoa Kỳ. Ông có bằng thạc sĩ về nghiên cứu quốc tế từ Trung tâm Đại học Nam Kinh - Đại học Johns Hopkins về nghiên cứu Mỹ và Trung Cộng.


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.