Hôm nay,  

Một Chiều Hát Cho Mẹ Xúc Cảm Lạ Thường

25/05/201300:00:00(Xem: 6184)
Từ ngàn xưa, khi loài người biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tư tưởng và hành động của mình, chữ “MẸ” chắc đã gắn liền với đôi môi của con người, không kể mầu da, sắc tộc. Một điều hiển nhiên lạ lùng là trong những ngôn ngữ chính mà người ta hay dùng, chữ MẸ đều bắt đầu bằng vần “M”, như Mẹ, Má, Me, Mợ của người Việt; Mẫu của tiếng Hán; Mother và Mom, Mommy của tiếng Anh và tiếng Mỹ; Mère và Maman của Pháp; Madre của Spanish, Mễ tây Cơ và các xứ Latinh; Madre phát âm nhấn giọng ở chữ cuối là của Bồ Đào Nha; Mutter của tiếng Đức; Mama của người Trung Hoa; và người Ý cũng gọi mẹ là Madre… Cho đến nay, chưa có ai giải thích chính xác được tại sao lại có sự trùng hợp lạ lùng như thế. Có lẽ vì đôi môi con người mà Thượng Đế đã sáng tạo khi bập vào nhau thường phát ra âm “M”, và cũng có lẽ vì chính đôi môi ấy, khi vừa mở mắt chào đời đã bập vào bầu sữa mẹ để thu nhận nguồn sống, nên khi con người lớn lên, không thể quên được âm “M” đầu đời ấy. Do đó mà trong hầu hết các ngôn ngữ chính đều có âm “M” để chỉ tình Mẹ.

Đã có không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ ca tụng tình Mẹ được phổ biến trên khắp thế giới. Và, đã có một ngày dành riêng để nhắc nhở “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.” Trong ngày ấy, những buổi hòa nhạc, ca hát nhằm vinh danh Mẹ đã được tổ chức tai nhiều nơi trên trái đất. Ngày 17 tháng 5 vừa qua, tại Thánh Đường Tin Lành Irvine, môt chiều Hát cho Mẹ cũng đươc tổ chức công phu và đem lại cho người tham dự những cảm xúc khó tả.

“Sóng vỗ miên man như câu ru êm của mẹ dịu hiền, Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ trùng dương...” Mở đầu chương trình là một liên khúc để ca tụng Mẹ Việt Nam và tôn vinh những người Mẹ trong chiến tranh, qua hai bản “Mẹ Trùng Dương” và “Mẹ Việt Nam Ơi” do ban hợp ca của Hội Thánh Tin Lành Irvine trình bầy. Những âm thanh trùng trùng nối tiếp nhau, lúc cao vút, khi trầm hùng làm hội trường cũng thấy mênh mang theo. “Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây. Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy….quyết một lòng diệt tan lũ hung tàn…” Tiếng hát của Anh Đào, Minh Nguyệt, Xuân Dung, Kim Trang, Trần Lâm, Trọng Nghĩa, Văn Khoa và Anh Tuấn còn đang âm vang trong hội trường thì tiếng nói dịu dàng nhưng quyến rũ của người M.C Bích Trâm đã tiếp nối: “Mẹ đã san sẻ cho con dòng máu xuân thì từ nguồn sữa thơm tho để nuôi con khôn lớn. Tình mẹ mênh mông dạt dào như biển Thái Bình, nên nhánh sông con dù khôn lớn có chảy đi đâu rồi cũng quay về với biển mẹ”, để giới thiệu tiếng hát một thời vàng son của miền Nam trước 1975, Connie Kim, người ca sĩ từng được gọi là “người yêu của Lính”, cất lên ngọt ngào trong bản “Mẹ”, với tác giả là Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Linh Diệu: “Chân tay con mẹ cho với sữa mẹ, trong tim con, mẹ san máu xuân thì...” Qua sự diễn tả thật nồng nàn của Connie Kim, những lời ca trong bài “Mẹ” đã cuốn hút người nghe chơi vơi, chơi vơi…

Rồi Nguyễn Tiến Dũng, người ca sĩ trẻ, có chất giọng hấp dẫn, tiếp nối chương trình với bản “Con Yêu”, nhạc ngoại quốc, lời Việt: “Dù đã lỡ bước đến chốn nơi nào, dù cho mây đen bao kín bầu trời, con yêu ơi, con yêu hãy quay về đây....”

Nhất định thế! Nếu có đứa con nào đang lang bạt kỳ hồ, nghe lời kêu gọi này, nhất định cũng sẽ trở về bên Mẹ để cài lên áo Mẹ một bông hồng, như lời của bài “Bông Hồng Cài Áo” do Bích Thủy, môt ca sĩ có tông điệu cao vút, trình bầy. “Một bông hồng cho em, và 1 bông hồng cho anh, và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ”… Tiếng hát của Bích Thủy khá cao, chứng tỏ là người có trình độ nhạc lý vững mới thực hiện được, có những lúc làm cho người nghe bồi hồi, xúc động lạ thường, chỉ muốn về ngay và cài lên áo Mẹ một bông hoa và nói: “Mẹ ơi! Con yêu Mẹ!”.

Người ca sĩ tiếp theo, cũng là một Thầy dậy xướng âm, Lê Hồng Quang, với tiếng hát truyền cảm Opera, lại đưa người nghe trở về “Quê Hương Tuổi Thơ”, gợi nhớ bao kỷ niệm hồn nhiên, xanh vui của tuổi nhỏ: “Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi. Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều, đá bóng nắng cháy giữa đồng.. Ngày ấy đâu rồi? Ngày ấy đâu rồi?”

Phải, ngày ấy đâu rồi? Có ai trong chúng ta không từng trải qua những tháng ngày thơ ấu chất đầy niềm vui? Và bây giờ, ngày ấy đâu rồi? Còn chăng là một chuỗi dĩ vãng ngậm ngùi?

Nhớ quê và nhớ mẹ. Đang bâng khuâng với niềm nhớ quê, Ngọc Hà, với giọng ca thật đặc biệt và cuốn hút, lại nhắc nhở về nỗi nhớ mẹ. Bài hát “Lá Thư Gửi Mẹ” được viết từ những thập niên xa xưa do Cố Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền và Cố Thi Sĩ Thái Thủy cùng sáng tác, làm cho những người đã từng giã biệt mẹ lên đường tòng quân, bảo vệ Tổ Quốc, cùng như nặng chĩu nỗi buồn: “Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa, cho lòng già nặng sầu thương, con đi say tình viễn xứ, đâu có quên tình cố hương”.

Vâng, thưa mẹ, bây giờ, chúng con dù xa xôi quê nhà vạn dặm, vẫn không thể nào quên được cố hương đâu, Mẹ! Nhất định chúng con sẽ trở về bên Mẹ.. Chúng con sẽ như ba anh chị em ruột Hy Đạt, Thu Quyên, Tịnh Trang cùng trình bầy liên khúc “Giọt nước mắt cho quê hương” và “Về đây nghe em: “Giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng, giọt nước mắt thương sông, ấp ủ rêu rong...” Chúng con sẽ rủ nhau cùng về quê thăm Mẹ: “Về đây nghe em, về đây mặc áo the đi guốc mộc, kể chuyện tình bằng lời ca dao..”

Chúng con sẽ về, và dĩ nhiên, phải thăm lại những nấm mồ nơi các chiến hữu của chúng con đã an nghỉ, những đồng đội đã từng chia máu lửa với chúng con trong trận chiến tương tàn xưa ấy.

Các bạn ơi! Chúng tôi không thể nào quên các bạn! Vũ Anh, người ca sĩ với tiếng hát đầy hùng khí nhưng không kém phần tha thiết, đã thay chúng tôi mà nói lên nghĩa tình này, qua bản “Gửi Người Giới Tuyến”. Ca sĩ Vũ Anh đã làm cho cả hội trường, nhất là những cựu chiến sĩ, đột nhiên, thấy mắt mình như cay cay, nằng nặng, nhớ và nhớ đau đáu: “Tôi không quên anh, đem nhiệt tình vì yêu đất nước. Tôi không quên anh, khi xuân về không mơ dừng bước. Tôi không quên anh, lạnh chiều đông gió mưa bay, bạn cùng cây súng đôi vai, nhủ lòng quên nỗi đắng cay...”
nhac_thinh_phong_hat_ve_me
Hình ảnh hát về mẹ.
Thôi, buồn quá, nặng chĩu quá, hãy trở lại với tiếng ru của Mẹ. M.C Bích Trâm diễn giải:

“Hát ru con là một thể loại nhỏ nhưng quan trọng trong thanh nhạc cổ điển Tây phương. Ca khúc nổi tiếng nhất ở thể loại này phải kể dến 1 nhạc phẩm tiếng Đức tựa đề "Wiegenlied" có nghĩa là bài hát bên nôi của Johannes Brahms sáng tác từ thế kỷ thứ 19. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sơ sinh thiếu tháng được cho nghe bài hát ru này 1 cách đều đặn thì đã lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. Mặc dù nhiều người chúng ta ở dây đã quá tuổi lớn rồi, nhưng chúng ta vẫn sẽ thiết tha đón nhận lời hát ru thánh thót của chị Thanh Nguyên, trình bày Wiegenlied lời tiếng Đức và phần lời Việt do Lê Hồng Quang biên soạn.” Và Thanh Nguyên, rất hồn nhiên, rất đơn giản, đã đưa cao tiếng hát lạ lùng này, lúc líu lo như chim sẻ, lúc lại vút cao như tiếng hót chim hoàng oanh, khi rì rào như tiếng suối bên sườn núi. Âm hưởng của tiếng hát Thanh Nguyên chưa dứt thì Hồng Quang lại trở lại và cũng trình bầy một bài nhạc Ý với lời do anh soạn: “Mamma”! Mẹ ơi! Tiếng gọi Mẹ là tiếng đầu đời và có lẽ cũng sẽ là tiếng gọi cuối đời. Tiếng gọi Mẹ này được diễn giải rõ ràng hơn qua lời Mục Sư Phạm Thanh Duy, Mục Sư đã trình bầy lại một cách ngắn gọn những đặc trưng của tình Mẹ để giới thiệu nhạc cảnh: “Tình Tận Hiến”, theo lời M.C Bích Trâm: “Ca khúc Tình Tận hiến nói lên sự cảm nhận của một tín đồ từ lúc mới mở mắt chào đời, được nâng niu trên tay người Mẹ diụ hiền, tới khi lớn khôn xây dựng cuộc đời thì cảm nhận được ơn kêu gọi nên đã tận hiến “hồn linh, hương sắc, duyên tình” để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa, reo rắc lời Ngài tới mọi nơi.” Bản nhạc này được Connie Kim trình bầy với sự phụ diễn của những ca sĩ Kim Anh, Ngọc Lan, Trần Lâm, Quang Minh, và Văn Khoa.

Tiết mục đặc biệt nhất, là sự trình bầy bât ngờ của ca sĩ, nhạc sĩ Bích Vân, ngẫu hứng muốn tiếp nối lời Mẹ ru con, nhạc ngoại quốc, do Thanh Nguyên trình bầy bằng một điệu ru Nam Bộ: “Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ, năm canh dài, thức đủ năm canh..” Tiếng hát lồng lộng của Bích Vân hình như xuyên qua các vách tường hội trường mà bay mãi tuốt trên cao. “Lời mẹ ru con đến những khu vườn, Ru con trưa nắng (i...i... a) Trong mộng cười ngon, Ru mộng con thơm, lời mẹ ru con, nghe ra nỗi niềm...”

Và sau đó, là bài hát “Hãy Tỏ Ra Mau” của Nguyễn Trọng Toàn, mà Bích Vân vừa hát vừa tự đệm đàn Piano, tiếng đàn và tiếng hát của Bích Vân như quyện lẫn vào nhau thành một chuỗi âm thanh tuyệt diệu, cũng sẽ không thể nào quên trong lòng khán giả ái mộ hôm ấy.

Cuối cùng là màn trình bấy hợp ca do Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ do Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa điều khiển. Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa là một trong những bậc Thầy của làng âm nhạc Việt Nam từ khi tân nhạc Việt Nam ra đời. Ông đã sáng tác hơn 600 ca khúc và viêt hòa âm cho nhiều dàn nhạc giao hưởng của Mỹ và Việt. Ngoài ra ông cũng là một Nhiếp Ảnh Gia nổi tiếng quốc tế. Dưới sự điều khiển của ông, ban hợp ca Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đã cất lên những lời tinh tự, tuy đơn sơ, nhưng thấm thía tận đáy lòng: “Sống trên đời, người ta có cha, có mẹ hiền hằng chăm sóc ta, suốt đêm ngày mẹ luôn giữ ta, trong vòng tay yêu thương nồng ấm..”

Theo Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa: “Hỡi những người con, hãy yêu kính Mẹ mình, hãy nhớ lại công lao dưỡng dục của Mẹ, con sống bao năm, Mẹ vất vả bấy nhiêu. Đừng để khi Mẹ mất rồi, mới tỏ lòng yêu Mẹ, thì đã muộn.”

Vâng, thưa Mẹ Việt Nam, “chúng con vẫn còn đây!” Chúng con vẫn vô vàn thương nhớ Mẹ. Nhất định chúng con sẽ trở về trong vòng tay dịu hiền của Mẹ để ăn “bát canh rau đắng mọc sau hè”, để nghe tiếng sáo diều vi vút. “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi!”…

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.