Hôm nay,  

WESTMINSTER SAU 55 NĂM VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT

19/02/201300:00:00(Xem: 3485)
Một trong những thành phố tại Hoa Kỳ có dòng lịch sử gắn liền với sự hình thành của cộng đồng người Việt tại hải ngoại chính là thành phố Westminster thuộc quận Cam, bang California. Được chính thức thành lập vào năm 1957, thành phố Westminster mừng sinh nhật 55 tuổi vào năm 2012 mà 2/3 số tuổi đời đã liên hệ đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Khoảng 8000 năm trước, Westminster là một mảnh đất của người Oak Grove cổ xưa, nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết làm cho đất đai khô cằn, nên người Oak Grove phải dời đi nơi khác và vùng đất này không có người ở mãi đến khi bộ lạc da đỏ Gabrieleno gồm khoảng 200,000 người di chuyển từ vùng sa mạc đến sinh sống. Tuy nhiên các loại bệnh tật như trái rạ, đậu mùa, hay bạch hầu đã làm dân số của bộ lạc Gabrieleno giảm đi đáng kể.

Vào thời điểm người Tây Ban Nha đến Bắc Mỹ lập thuộc địa, vùng đất phía tây của quận Cam, trong đó có thành phố Westminster ngày nay, thuộc quyền sở hữu của Manuel Nieto và được gọi là Rancho Las Bolsas. Sau khi Nieto mất, sự tranh chấp quyền thừa kế đã dẫn đến việc đất đai của Rancho Las Bolsas bị phân chia vào năm 1834. Trải qua nhiều cuộc mua đi bán lại, cuối cùng thì mục sư Lemuel Webber thuộc giáo hội Presbyterian đã mua lại một vùng đất rộng 6,000 mẫu vào năm 1870 và dành riêng ra 40 mẫu cho những ai có cùng niềm tin tôn giáo và quan niệm sống với ông có thể đến định cư.
westminster_1
westminster_2
Hình ảnh phía trên: 1. Trích từ website chính thức của thành phố; Và 2, Khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, ảnh Nguyễn Tài Ngọc.
Khu vực này được gọi là Westminster Assembly số 1643, hay gọi tắt là Westminster.

Năm 1872, trường học đầu tiên được mở ra tại thị trấn nhỏ bé này với vỏn vẹn 13 học sinh và đến năm 1874 thì Westminster có khoảng hơn 200 người đến sinh sống. Tờ báo cộng đồng đầu tiên có mặt tại Westminster vào năm 1878 là tờ Tribune. Thị trấn Westminster từ đó không ngừng phát triển và ngành sản xuất sữa từ các nông trại đã trở nên phổ biến. Người Tàu, Nhật và Mễ Tây Cơ đã có mặt tại Westminster từ thập niên 1900 và đóng góp đáng kể vào công việc tại nông trại. Thư viện đầu tiên đã được dựng lên trong sảnh đường Odd Fellows cũng vào khoảng thời gian này. Từ đó, Phòng Thương Mại được thành lập để đáp ứng các nhu cầu thương vụ trong thành phố. Công viên Sigler cũng bắt đầu được hình thành vào khoảng thời gian này.

Trong thập niên 1940, dân số của Westminster là vào khoảng 2,500 người. Tuy nhiên, Đệ Nhị Thế Chiến đã một phần ảnh hưởng sự phát triển của Westminster. Thanh niên tham gia quân đội và một số khác dọn ra khỏi thành phố đến làm việc tại các công xưởng chế tạo tàu chiến và máy bay ở những vùng lân cận.
westminster_3
Phút xúc động của hai vị tân và cựu thị trưởng Ông Trí Tạ và Bà Margie L. Rice
Chỉ đến khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945, các binh sĩ trở về Westminster và quyết định lập nghiệp tại đây, giúp cho Westminster hồi sinh. Dân số Westminster từ đó gia tăng dù trải qua các cuộc động đất, lụt lội, và chiến tranh. Vào năm 1956, Westminster có dân số là 10,755 người.

Vào ngày 25 tháng Ba năm 1957, qua nghị quyết của Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, một thành phố mới được thành lập mang tên Tri-City, bao gồm Westminster, Midway City, và Barber City. Nhưng sau đó ít lâu, người dân trong vùng Midway City quyết định rút ra khỏi Tri-City và vào ngày 29 tháng Tám năm 1957, với 1,096 phiếu thuận, cử tri đã quyết định chọn Westminster là tên chính thức của thành phố mới.
westminster_4
Đầu thập niên 1970, cơ quan hành chánh của thành phố di chuyển đến địa điểm từng là công viên Heritage trước kia và đã nhập hai thư viện nhỏ thành một thư viện duy nhất của Westminster tồn tại cho đến ngày nay. Trung tâm mua sắm Westminster Mall cũng được xây dựng vào thời điểm này, trở thành một trong những khu mua sắm phổ biến tại quận Cam cho đến ngày nay gồm khoảng 180 thương vụ khác nhau. Làn sóng người Việt tị nạn đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1975 đã ảnh hưởng đến Westminster một cách đáng kể, với dân số tăng gấp bốn, từ 16,000 lên đến hơn 60,000. Từ cuối thập niên 1970, Westminster đón nhận thêm nhiều làn sóng lập nghiệp của người Việt tị nạn.


Sự phát triển của cộng đồng Việt luôn đi song song với sự phát triển của Westminster về nhiều phương diện, góp phần hình thành khu vực Little Saigon mà ngày nay được ghi nhận là một địa điểm thu hút du khách. Hàng trăm thương vụ lớn nhỏ mọc lên với bảng hiệu tiếng Việt dọc các đường Bolsa, Westminster, Magnolia, Brookhurst, Beach, v.v. góp phần tạo nên nét đặc trưng của khu vực Little Saigon. Các dự án xây dựng và chỉnh trang Little Saigon trong tương lai hứa hẹn nhiều sự thay đổi khả quan cho khu vực này.
westminster_5
Hội Tết Sinh Viên hàng năm đông vui hơn
Westminster được vinh danh là All-America City vào năm 1996 vì những thành quả đạt được giữa cơ quan thành phố và người dân trong lãnh vực phát triển thương vụ, sinh hoạt văn hóa và xã hội. Những dự án đã góp phần giúp Westminster đạt được vinh dự này là dự án SHUE và TARGET. Dự án SHUE viết tắt từ các chữ Safety, Health, Understanding và Education là chương trình sau giờ học tại trung tâm người Cao Niên dành cho các học sinh cá biệt gốc Việt và Mễ từ 6 đến 9 tuổi. Chương trình TARGET là dự án phối hợp của cảnh sát và biện lý quận trong việc chống băng đảng và tội phạm.

Năm 2002, khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ thuộc công viên Sid Goldstein gần Tòa Thị Sảnh được xây dựng và nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút du khách. Đây cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tưởng niệm quan trọng của cộng đồng người Việt.

Năm 2006, Rose Center nằm ngay cạnh công viên Sid Goldstein được khánh thành với rạp hát hơn 400 chỗ ngồi và nhiều phòng tiếp tân giúp cho khu vực này càng thêm trang trọng. Gần đây, tòa nhà mới của Sở Cảnh Sát Westminster hiện đại bậc nhất quận Cam cũng đã xây hoàn tất đối diện với Rose Center. Tại khu vực này cũng còn có thư viện, tòa án, và các khu chung cư dành cho người cao niên góp phần tạo nét riêng biệt cho vùng trung tâm của thành pho. Cách trung tâm thành phố không xa, trên đường đến Westminster Mall, còn có một đài Tượng Đài Thuyền Nhân được khánh thành năm 2009. Thành phố Westminster sau đó cũng ghi nhận ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Tư là Ngày Tưởng Niệm Thuyền Nhân nhằm đánh dấu rõ nét hơn sự hiện diện của người Việt tại Little Saigon.
westminster_6
Tony Lam
westminster_7
Andy Quách
westminster_8
Diệp Miên Trường
Về mặt chính quyền, hội đồng thành phố Westminster gồm có năm thành viên, một thị trưởng và bốn nghị viên đều do dân trực tiếp bầu. Vào năm 1992, Ông Tony Lâm được bầu vào hội đồng thành phố Westminster trở thành vị dân cử gốc Việt đầu tiên đắc cử tại Hoa Kỳ. Mười năm sau, ông Andy Quách đắc cử nghị viên, thay thế nghị viên Tony Lâm tuyên bố về hưu. Năm 2006, ông Trí Tạ đắc cử vào hội đồng thành phố, và hai năm sau, 2008, ông Tyler Diệp Miên Trường cũng đắc cử, và lần đầu tiên hội đồng thành phố Westminster có đa số nghị viên gốc Việt. Việc đắc cử của phó thị trưởng Trí Tạ qua cuộc bầu cử thị trưởng vào tháng 11 năm 2012 đã tạo nên lịch sử cho thành phố Westminster là lần đầu tiên có một thị trưởng gốc Việt, và ông cũng trở nên thị trưởng gốc Việt đầu tiên do dân bầu trực tiếp tại Hoa Kỳ.

Theo thống kê dân số năm 2010, dân số Westminster hiện ở mức 89,701 người, tăng không đáng kể so với con số 88,207 của năm 2000. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Westminster, nhận thấy Westminster có một mức phát triển khá nhanh và mạnh trong nhiều lãnh vực. Góp phần trong sự lớn mạnh đó, chính là sự hiện diện suốt gần 37 năm qua của cộng đồng người Việt tại Little Saigon, nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tinh Thần của Người Việt Tỵ Nạn" tại Hoa Kỳ.
westminster_9
Ông bà Trí Tạ -Quế Anh.
Quế Anh

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.