Hôm nay,  

Obama – Hillary, Một Liên Danh Lý Tưởng?

05/06/201200:00:00(Xem: 10955)
...So sánh với bà Hillary thì PTT Joe Biden quả là một gánh nặng cho TT Obama...

Các đây không lâu, truyền thông Mỹ bất ngờ nêu lên chuyện giả tưởng bà ngoại trưởng Hillary Clinton từ chức, rồi ra tranh cử phó tổng thống trong liên danh Obama–Hillary. Câu chuyện có vẻ khó tin này bị xì hơi mau lẹ sau khi bà Hillary chính thức lên tiếng xác nhận bà sẽ làm ngoại trưởng đến hết nhiệm kỳ này, sau đó sẽ từ giã đời sống chính trị, không có tham vọng ra làm phó tổng thống hay tổng thống gì nữa. Đồng thời đương kim PTT Joe Biden cũng lên tiếng khẳng định ông sẽ tiếp tục ra tranh cử trong liên danh với TT Obama.

Nhưng rồi lạ lùng thay, trong vài tuần qua, ta lại thấy hàng loạt tuyên bố của các chính khách, cũng như hàng loạt bài trên truyền thông đặt lại vấn đề, công khai bàn tán viễn tượng TT Obama cuối cùng sẽ thay ngựa và mời bà Hillary ra đứng chung liên danh.

Chuyện thay đổi phó tổng thống trong nhiệm kỳ thứ nhì không phải là chuyện không thể xẩy ra. Đã xẩy ra nhiều lần, nhưng đều là những trường hợp gần như tuyệt vọng, khi tổng thống có triển vọng bị thất cử, cần phải có một người phó có khả năng thu hút phiếu mạnh. Lần cuối cùng là khi TT Ford thay ông phó Nelson Rockefeller bằng ông Bob Dole khi thăm dò cho thấy ông thua Thống Đốc Carter hơn 20%. Cuối cùng TT Ford vẫn thua, tuy khít nút.

Việc truyền thông lại bàn nhiều về một “liên danh lý tưởng” (dream team) Obama-Hillary không phải là không có lý do chính đáng.

Thông thường, cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai của một tổng thống là một cuộc trưng cầu dân ý về thành quả của đương kim tổng thống. Dù sao thì chức vụ tổng thống bao giờ cũng rất đặc biệt, không giống bất cứ chức vụ nào khác. Một chính khách có thành tích đầy mình, đầy kinh nghiệm chính trị, lãnh đạo, hay điều hành, dĩ nhiên là có nhiều điều kiện để thành công hơn một người ít kinh nghiệm hơn. Nhưng cũng không có gì bảo đảm ông sẽ thành công trong chức vụ tổng thống. Do đó, bốn năm đầu là thời gian ông chứng minh khả năng, và khi ra tranh cử trở lại thì đó là lúc dân chúng biểu quyết về khả năng đó.

Trường hợp TT Obama, trưng cầu dân ý lần này có ý nghiã đặc biệt hơn cả vì khi ra tranh cử lần đầu, ông đã chẳng có một chút kinh nghiệm hay thành tích gì hết. Dân Mỹ bầu cho ông hoàn toàn dựa trên những hứa trăng hẹn biển của ông. Do đó, sau 4 năm dưới sự lãnh đạo của ông, bây giờ là lúc dân Mỹ nhận định về khả năng thực sự của ông và lấy quyết định.

Và sự thật là thành quả của bốn năm Obama không có gì đặc sắc bảo đảm ông sẽ được tín nhiệm thêm bốn năm nữa. Tháng Năm vừa qua, chỉ tạo được 69.000 việc. Tỷ lệ thất nghiệp leo lên lại từ 8.1% tới 8.2%. Những thăm dò dư luận mới nhất cũng đã là những lá cờ báo động TT Obama không thể không nhìn thấy.

Trong khi đó, TT Obama phải trực diện thống đốc Romney, là một ứng viên không mấy xuất sắc. Ông này không phải là một thứ siêu tài tử có sức lôi cuốn thiên hạ đến độ “té xiủ” như TT Obama, cũng chẳng phải là một siêu chính khách với một quá trình dầy cộm như TT Johnson, hay một lãnh tụ đầy viễn kiến có thể cho dân chúng thấy một hình ảnh tuyệt đẹp của nước Mỹ như các TT Kennedy và Reagan. Nhìn vào ông Romney, người ta thấy một chuyên gia, một nhà hành chánh có khả năng, nhưng hơi nhạt nhẽo. Hơn nữa, TĐ Romney cũng là một người đã trải qua một cuộc chạy đua nội bộ gai góc, bây giờ mang khá nhiều thương tích.

Vậy mà TT Obama vẫn không nắm chắc được phần thắng tháng Mười Một tới này. Ngay cả các cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ đảng Dân Chủ cũng đã cho thấy một người lãnh đạo đảng không được sự ủng hộ tuyệt đối của đảng viên. Các cuộc bầu sơ bộ tại West Virginia, Arkansas, và Kentucky cho thấy TT Obama được chưa tới 60% hậu thuẫn ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ. Tại North Carolina và Oklahoma, TT Obama cũng bị chống đối bởi hơn 20% đảng viên. Kết quả cuộc bầu tháng Mười Một tới vẫn là dấu hỏi khổng lồ.

Và theo nhận định chung của hầu hết tất cả các chuyên gia chính trường Mỹ, câu hỏi đó có thể sẽ có đáp số rõ ràng nếu TT Obama chịu thay ngựa, cho đương kim PTT Biden đi chỗ khác, thay thế bằng bà Hillary Clinton.

Bà Hillary không phải là không có hành trang nặng nề. Bà đã nổi tiếng là một người đàn bà với nhiều tham vọng chính trị, mưu đồ, thủ đoạn, khiến nhiều người sợ bà. Bà cũng là vợ một ông tổng thống bê bối, xém chút nữa đã bị mất chức vì một chuyện lem nhem tình dục hết sức vớ vẩn và ngớ ngẩn. Trên phương diện quan điểm chính trị, bà thuộc thành phần cấp tiến nặng hơn ông chồng rất nhiều, tuy chưa bằng TT Obama, cũng là tác giả của cuộc cải tổ y tế thất bại của năm 1992, năm đầu tiên của TT Clinton.

Đối với khối bảo thủ, bà vẫn là nữ hung thần. Nhưng đối với phần đông dân Mỹ, bà là người trong thời gian qua, đã chứng tỏ có khả năng chính trị rất đặc biệt, là một trong những ngoại trưởng thành công của Mỹ, đã độn chút gân cốt vào chính sách đối ngoại “nhũn như con chi chi của TT Obama, và nhất là bà cũng là nhân viên nội các và chính khách Dân Chủ được hậu thuẫn cao nhất. Trong ba người dân Mỹ thì có hơn hai người cho bà đã làm được việc nhất. Đối ngoại, bà là người có uy tín lớn trên chính trường thế giới, đã mang lại hình ảnh một nước Mỹ thân thiện nhưng khá cứng rắn.

Ở đây cũng phải nói, có nhiều người nhìn vào việc giết Bin Laden như là bằng chứng của một chính sách đối ngoại và chống khủng bố “mạnh bạo” và một quyết định “can đảm” của TT Obama. Lý luận kiểu này là sai lầm. Thứ nhất, việc giết Bin Laden là một hành động chống một tên khủng bố, không phải là một “chính sách đối ngoại”. Thứ nhì, trong quyết định này, thật ra TT Obama chẳng có sự lựa chọn nào. Dĩ nhiên, nếu lấy quyết định cho Người Nhái đi giết Bin Laden và cuộc truy kích thất bại, hậu quả chính trị sẽ rất tai hại và TT Obama cần phải đắn đo, nhưng ngược lại, nếu không ra lệnh cho Người Nhái đi giết thì tin này, nếu bị xì ra –và chắc chắn sẽ bị xì ra trong nước Mỹ dân chủ này- thì hậu quả còn tai hại gấp vạn lần cho TT Obama và cả đảng Dân Chủ, từ hồi nào đến giờ vẫn mang tiếng yếu ớt trong cuộc chiến chống khủng bố. Nếu TT Obama lấy quyết định không cho Người Nhái đi giết Bin Laden, thì phản ứng của dân Mỹ sẽ chắc hơn đinh đóng cột: mời ông về hưu ngay. Làm một chuyện cần thiết để bảo đảm khỏi mất job không có gì đáng gọi là mạnh bạo hay can đảm hết.

Một yếu tố đáng nói: trong cuộc thảo luận này, PTT Biden là người khuyên TT Obama nên chờ thêm dữ kiện trong khi bà Hillary lại cổ võ cho việc ra lệnh Người Nhái hành động ngay. Chuyện này chỉ xác nhận một sai lầm nữa của PTT Biden và một quyết định cứng rắn khác của bà Hillary.

Nhìn dưới khiá cạnh bầu bán, bà Hillary cũng là người đã thu hút được gần hai chục triệu phiếu trong các cuộc bầu sơ bộ Dân Chủ năm 2008, phần lớn là phụ nữ dĩ nhiên, nhưng cũng không ít phiếu từ giới lao động da trắng, là khối cử tri then chốt đang bỏ TT Obama hàng loạt.

So sánh với bà Hillary thì PTT Joe Biden quả là một gánh nặng cho TT Obama. TT Obama trước đây đã lựa ông Biden đứng cùng liên danh vì kinh nghiệm hơn ba chục năm thượng nghị sĩ, một trong những “chuyên gia” về chính sách đối ngoại mà ông Obama không chút kinh nghiệm gì. Nhưng ông Biden lại là một chính khách thuộc loại “cái miệng chạy nhanh hơn cái đầu”, chuyên môn tuyên bố bậy bạ, vung vít, còn hơn cả ông phó “râu kẽm” của chúng ta ngày xưa.

Mới đây nhất, ông tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng tính, khiến báo chí xúm lại nhận định ông phó có mâu thuẫn với ông chánh vì TT Obama từ trước đến giờ chống hôn nhân đồng tính. Báo hại TT Obama mấy ngày sau, phải xác nhận đã thay đổi quan điểm, bây giờ cũng ủng hộ hôn nhân đồng tính. Sự thật lòi ra là TT Obama thay đổi quan điểm thật vì cần hậu thuẫn của nhóm cấp tiến cực đoan, dự tính sẽ có một cuộc họp báo để công bố và giải thích chuyện này, sau khi đã chuẩn bị tư tưởng quần chúng ít lâu. Không ngờ ông Biden bật mí quá sớm, làm hỏng hết kế hoạch của TT Obama. PTT Biden đã phải chính thức xin lỗi TT Obama về chuyện này.

Năm thì mười họa nói bậy một câu là chuyện thường tình đối với các chính khách, kể cả TT Obama. Nhưng ông Biden lại nói nhảm trung bình vài tháng một lần, mà toàn là những chuyện lớn, khiến TT Obama phiền hà không ít.

Đã vậy, những thăm dò dư luận mới nhất tại các tiểu bang xôi đậu vung ven đại hồ Ohio, Michigan, Pennsylvania, ... cho thấy tỷ lệ hậu thuẫn của ông Biden rất thấp trong khi tỷ lệ chống đối lại khá cao, mặc dù trước đây ông Biden vẫn được coi như thành phần xuất thân từ giới lao động da trắng nên rất được cảm tình của giới này.

Việc bà Hillary tham gia tranh cử cùng liên danh với TT Obama chẳng những mang một khuôn mặt có uy tín và hậu thuẫn vào liên danh của đảng Dân Chủ, mà cũng có rất nhiều hy vọng lôi kéo lại được khối dân lao động da trắng và phụ nữ, bảo đảm việc tái đắc cử của TT Obama. Đi xa hơn nữa, có rất nhiều hy vọng với tư thế phó tổng thống, bà Hillary ra tranh cử tổng thống năm 2016 sẽ giúp đảng Dân Chủ chiếm giữ Tòa Bạch Ốc cho tới năm ... 2024!

Với 16 năm nắm quyền từ 2008 đến 2024, đảng Dân Chủ sẽ có cơ hội thay đổi toàn diện đến tận gốc, chính trường và xã hội Mỹ, kể cả việc thay đổi hầu hết các thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện, ra hàng loạt luật đưa nước Mỹ đi xâu vào chế độ bao cấp kiểu Âu Châu.

Vấn đề là gạt ông Biden qua một bên không phải là chuyện dễ làm. Cần phải tìm ra một phương thức để sự ra đi của ông Biden được êm đẹp và nghe cho có lý. Truyền thông đã “góp ý” với TT Obama, đưa ra nhiều cách gạt ông Biden qua một bên mà không quá lộ liễu như là một tính toán để lấy phiếu. Chẳng hạn qua những phương thức như:

- Kiểu mà người Mỹ gọi là “kick upstair”, tức là “đá lên lầu”: bổ nhiệm ông Biden làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện sau khi điều đình với một thẩm phán cấp tiến “bô lão” để ông hay bà này về hưu sớm, giúp cho TT Obama có cơ hội bổ nhiệm ông Biden trước ngày đại hội đảng.

- “Vấn đề sức khỏe”: ông Biden bất ngờ bị khám phá ra là đang bị bệnh nặng, cần phải về hưu, tịnh dưỡng, vui với con cháu trong những ngày cuối đời. Giải pháp này rất thông thường trong chính trường Mỹ, với điểm đặc biệt là những chính khách “về hưu” kiểu này chỉ về nhà nghỉ ngơi vài tháng, rồi sau đó tích cực tham gia vào các tổ chức áp lực (lobbyist), kiếm bạc triệu dễ dàng.

- “Lại sai lầm”: ông Biden sẽ làm một sai lầm nghiêm trọng –vô ý hay cố tình- khiến TT Obama không thể chịu đựng được nữa, vì có hại chẳng những cho cá nhân tổng thống, mà còn hại cho đảng Dân Chủ và hại cho nước Mỹ, bắt buộc ông phải nhận trách nhiệm và từ chức.

- “Nổi loạn trong đảng”: tại đại hội đảng, có thể có những vận động hậu trường, làm nổi lên một làn sóng hậu thuẫn bà Hillary và yêu cầu bà ra thay thế PTT Biden, để dọn đường cho bà Hillary ra tổng thống năm 2016, vì tương lai lâu dài của đảng Dân Chủ.

Dù vậy, thay thế ông Biden vẫn là một bất lợi cho TT Obama vì đúng theo mô thức chính trị Mỹ, ông phó thường là một công cụ tấn công đối thủ (Mỹ gọi là “attack dog”), và trong vai trò nay, ông Biden đã rất hữu hiệu, sỉ vả đối lập Cộng Hòa hết sức mạnh bạo. Trong khi không ai nghĩ là bà Hillary, một nhà ngoại giao, có thể đóng vai trò sỉ vả thiên hạ giỏi như vậy.

Bất lợi lớn nhất là trong liên danh này là bà Hillary có thể sẽ che lấp mất hào quang của Đấng Tiên Tri. Ông Biden chuyên nói nhảm chỉ làm tăng cái chững chạc của TT Obama, trong khi một bà Hillary xuất sắc, được hậu thuẫn của gần 70% dân chúng chỉ làm nổi bật cái 45% hậu thuẫn của TT Obama. Một người với cái tôi lớn như TT Obama sẽ không thể nào chấp nhận chuyện này. Đây là lý do chính khiến liên danh Obama-Hillary đã không thành hình năm 2008.

Điều đáng nói là những lời bàn ra tán vào về chuyện thay ngựa này xuất phát từ cả hai phiá, Dân Chủ và Cộng Hòa.

Về phiá Dân Chủ, người ta có cảm tưởng phe này đang làm hai chuyện, vừa thả bong bóng thăm dò dư luận xem cử tri phản ứng như thế nào, vừa dọn đường cho giải pháp này nếu cần.

Về phiá Cộng Hòa, đây là chiến thuật đánh phủ đầu, tố cáo trước tính toán của phe Dân Chủ để giải pháp này trở thành khó được chấp nhận hơn, vì ai cũng biết giải pháp này nếu thành sự thật, sẽ là một tai họa khổng lồ cho Cộng Hòa.

Thực tế mà nói, cho dù lấy giải pháp nào và giải thích như thế nào thì chuyện thay đổi phó tổng thống sẽ bị mọi người nghi ngờ là chỉ phản ánh tình trạng tuyệt vọng của TT Obama cũng như tính thủ đoạn của ông. TT Obama là người thật sự không đến độ thủ đoạn như vậy nên khó mà lấy quyết định thay đổi nhân sự này. Nhưng ông cũng không thể coi thường áp lực của đảng và phe cấp tiến nếu viễn tượng tái đắc cử của ông ngày càng mù mờ.

Áp lực này chẳng những sẽ đè nặng lên TT Obama nếu tình hình trở nên nguy kịch, mà cũng sẽ đè nặng lên PTT Biden cũng như bà Hillary. Đây không còn là vấn đề cá nhân nữa, mà là vấn đề cứu đảng Dân Chủ và bảo vệ những thành quả cấp tiến của TT Obama.

Thay ngựa kiểu này nếu xẩy ra sẽ chứng tỏ thành tích của TT Obama không có hy vọng thu hút được phiếu, mà phải nhờ đến uy danh bà Hillary, là một biện pháp tuyệt vọng của Dân Chủ, nhưng rất khó đỡ cho Cộng Hòa. (3-6-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
07/06/201203:38:21
Khách
Tại sao không chọn Vu Linh là ứng viên Tổng thống đảng Cộng hoà???. Mr. này nổ rất mạnh .....còn hơn đại bát
06/06/201214:48:01
Khách
Ối trời ơi! đến lúc này mà nhiều ông bà còn đui, điếc câm.Hay cố tình không
chịu hiểu chứ già này đã sáng mắt sáng lòng, Lúc lấy bằng quốc tịch nghe
chúng nó bảo vào đảng DC,đảng lo cho người nghèo,thế là vào phòng phiếu
thấy anh chị nào DC chấm tròn ngay. Vở lẻ ra bầu phải bọn "ÁC TÂM".Tuổi già
răng cỏ lung lay mấy đời Tổng Thống trước đựoc cho làm lại răng giả hết để nhai
tí cơm giờ thì bẻ bỏ ráo troi, phải húp cháo nuốt sủp khỏi phải clean răng luôn vì
còn răng đâu mà clean mổi năm hai lần,mắt mủi kèm nhèm nhìn Trăng tưởng Sao
thế mà cũng chẵng được khám mắt làm kiếng, mổi sáng muốn vào đoc báo phải
mang cái kính lúp to tổ bố mua 99c.Tiền già tiền bệnh cũng cắt bớt bảy tám chục.
mổi năm hy vọng vào tiền bồi hoàn thuế thuê nhà ba bôn trăm bạc từ ngày anh
hứa cuội này lên cũng mất luôn.Đảng DC lo cho người nghèo ở cái chổ nào? Chỉ bốc
phét. bốn năm đã đủ, giờ thay thử anh nhà giàu Romney CH xem có khá hơn không,
nếu chẳng làm nên trò trống gì ta lại thay ngựa. Obama thì No đủ rồi các Bố ạ!
Đừng rổi hơi bàn ra tán vào đấu đá nhau vợ con nó cười cho.Già này chỉ còn trên hàm
dứoi dép răng cũng không còn, thời Bush con nghèo lắm cũng còn trên răng dưới dép
các bố ạ!

05/06/201219:19:07
Khách
Tại sao không thay Obama để cứu đảng Dân Chủ?
10/06/201217:05:56
Khách
đừng suy bụng ta ra bụng người, đâu phải ai cũng tiểu nhân như mình. Dinh Tran xin Việt Báo lên tiếng xem Vũ Linh có phải là Dinhtran không.
08/06/201217:08:40
Khách
Có phài cháu DinhTran là đạn đại bát cùa Vu Linh không vậy? nói thẳng ra là VL vừa viết, vừa góp ý,
Bài viết dở, dài.. nhưng vẫn GÁY đều đều... Dr. NO VuLinh
07/06/201223:11:51
Khách
Linda Le lại viết sai chính tả giống Mr James rồi. nói hoài cũng không chịu sửa nữa, đại bác, không phải đại bát.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.