Hôm nay,  

Vận Dụng Thăm Dò Công Luận, Người Mỹ Giúp Lật Đổ Milosevic

19/01/200100:00:00(Xem: 4080)

LTS. Người Mỹ đã dàn dựng thế nào để lật đổ nhà độc tài Milosevic" Dưới đây là bài của Michael Dobbs, đăng trên báo Washington Post, số ngày 11/12, do Huy Phương dịch, tiết lộ các bí mật trong hậu trường chính trị Nam Tư, có thể dùng tham khảo cho các kỹ thuật đấu tranh dân chủ ở nhiều nơi khác. Bài này nguyên khởi đăng trên trang web Thông Luận, cơ quan ngôn luận của tổ chức bây giờ có tên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, điạ chỉ www.thongluan.org và được phổ biến trên các mạng lưới nhân quyền VN để tham khảo. Độc giả có thể vào trang web trên để đọc nhiều bài giá trị khác. Bài như sau.
BELGRADE .. Dưới ánh sáng vừa phải của phòng họp, ông Doug Schoen đã chiếu lên màn ảnh lớn kết quả thăm dò 840 cử tri người Serbiạ Mục đích: dùng kết quả này
để vạch kế hoạch lật đổ nhà độc tài cuối cùng còn sót lại của thời kỳ cộng sản. Nghề chính thức của ông Schoen: chuyên viên thăm dò dư luận của Mỹ.
Kết luận của ông đưa ra trước cử tọa--gồm Lãnh đạo của phe đối lập có truyền thống hay gấu ó nhau--rất đơn giản và dứt khoát: Tổng Thống Nam Tư Slobodan Milosevic -- người đã vượt qua được 4 cuộc chiến tranh, 2 cuộc xuống đường lớn, 78 ngày ăn bom của NATO, và cả chục năm bị quốc tế trừng phạt -- sẽ "hoàn toàn lãnh đủ" trong một cuộc bầu cử mà phe đối lập được tổ chức đàng hoàng. Điểm quan trọng ở đây là phe đối lập phải đoàn kết.
Được tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Budapest, thủ đô của Hungary, vào tháng 10 năm 1999, buổi thuyết trình của ông Schoen, đã trở thành kim chỉ nam cho sự thay đổi bằng lá phiếu, loại bỏ quyền lực của ông Milosevic một năm sau đó.
Buổi thuyết trình cũng đánh dấu cho khởi điểm của Hoa Kỳ trong cố gắng loại trừ một nguyên thủ của một quốc gia khác, không phải bằng những phương tiện bí mật giống như CIA đã dùng tại Guatemala hoặc Iran, mà bằng kỹ thuật vận động bầu cử hiện đạị
Mặc dù ai cũng biết là Hoa Kỳ dự chi 41 triệu đôla cho công tác xây dựng dân chủ tại Serbia, nhưng qua các cuộc phỏng vấn ở Belgrade và Washington, kết quả cho thấy công tác này đã được thực hiện tinh vi và dồn dập, nhiều hơn là những gì đã được biết trước đâỵ
Trong 12 tháng theo sau buổi thuyết trình, các nhà tư vấn ăn lương Mỹ đã giữ vai trò chủ chốt phía sau hậu trường trong hầu hết mọi sinh hoạt của chiến dịch chống Milosevic, từ việc thăm dò dư luận, huấn luyện phe đối lập cách thăm dò, và giúp công tác đếm phiếụ Cũng
chính người thọ thuế ở Mỹ đã chi cho 5.000 lọ sơn để xịt các khẩu hiệu chống đối lên khắp các vách tường Serbia, và đã in 2 triệu rưỡi huy hiệu dùng để dán, với vỏn vẹn những chữ "ông ta đã hết thời", trở thành khẩu hiệu nằm lòng của cách mạng.
Được nhiều người xem là cuộc tổng nổi dậy dân chủ vĩ đại của Đông Aàu, vụ lật đổ Milosevic cũng sẽ được lịch sử gọi là cuộc cách mạng nhờ thăm dò dư luận, với những nhóm đối tượng đặc biệt được chọn làm mục tiêu thăm dò. Đằng sau lớp vỏ bề ngoài có vẻ tự phát của cuộc xuống đường buộc ông Milosevic phải tôn trọng kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 24 tháng 9 là một cuộc nghiên cứu công phu, được tiến hành bởi các nhà hoạt động dân chủ Serbia có sự giúp đỡ tích cực của các cố vấn Tây phương và các nhà thăm dò dư luận.
Đồng ý là trước đây nhiều người nói rằng Milosevic trước sau gì cũng bị lật đổ, nếu dựa vào các thất bại kinh tế và quân sự trong 13 năm ông cầm quyền; nhưng chẳng có ai biết được ông ta ra đi khi nào và như thế nàọ
"Nếu không được người Mỹ yểm trợ, điều đó sẽ khó khăn hơn". Anh Slobodan Homen, một Lãnh tụ sinh viên từng đi Budapest và các thủ đô châu Âu khác cả chục lần để gặp các viên chức và các nhà tư vấn dân chủ Mỹ, phát biểụ "Trước sau gì cũng có cách mạng, nhưng sự
giúp đỡ đó đã tránh chuyện đổ máu".
Anh Milan Stevanovic, người của phe đối lập chuyên theo dõi xem các khẩu hiệu tuyên truyền có đến người nhận hay không, cũng đồng ý và nói thêm:"Sự yểm trợ của nước ngoài rất quan trọng. Trước đây chúng tôi chỉ hành động dựa vào linh tính, nay thì lần đầu tiên chúng tôi hành động dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học".
Giả sử Nam Tư theo chế độ toàn trị giống như Bắc Triều Tiên hoặc Iraq thì có lẽ các cuộc thăm dò công luận cũng chẳng mang lại kết quả bao nhiêụ Nhưng Milosevic không đi theo con đường của Kim Chính Nhật hoặc Sađam Hussein, mặc dù chế độ của Milosevic là một chế độ công an đàn áp. Nhờ kẽ hở đó, phe đối lập và những người ủng hộ họ ở bên ngoài mới luồn lách được.
Sự đoàn kết của phe đối lập
Mùa thu năm 1999 là thời gian khó khăn cho phe đối lập Serbiạ Dù Milosevic đã mất lòng dân từ lâu, ông ta cũng có vài thành công khi lay động được tinh thần dân tộc do cuộc chiến tranh ở Kosovo trước đó mấy tháng mang lạị Oàng nhận mình là người sẽ xây dựng đất nước sau những vụ dội bom của NATỌ Một vài âm mưu lật đổ ông bằng những cuộc xuống đường đều chẳng đi tới đâụ
Con bài chính trị mạnh nhất của ông Milosevic là sự mất đoàn kết và thiếu tổ chức của phe chống đốị Phe này gồm khoảng trên 20 đảng, trong đó có những Lãnh tụ hễ gặp mặt là cãi nhau như mổ bò. Trên lý thuyết, ai cũng thấy đoàn kết là tốt nhất, nhưng trong thực tế lúc nào cũng có sự bất đồng về chiến thuật chống Milosevic, và nhất là về đề tài ai sẽ kế vị ông ta nếu cách mạng thành công.
Chính trong bối cảnh đó mà 20 Lãnh tụ đối lập đã nhận lời mời của Viện Dân Chủ Quốc Gia (NDI) , trụ sở ở Washington, đến dự hội thảo tại khách sạn Marriot ở Budapest vào tháng 10, 1999. Đề tài chính của hội thảo: một cuộc thăm dò công luận do một công ty Mỹ--Penn, Schoen và Berland Associates--tổ chức. Kết quả thăm dò cho thấy cử tri Serbia có 70% không ưa Milosevic. Nhưng kết quả cũng cho thấy: các nhân vật nổi bật trong phe đối lập . như Zoran Djindjic hoặc Vuk Draskovic . cũng có cùng tỷ lệ xấu y hệt Milosevic. Trong số các ứng viên có giá nhất để thách thức Milosevic, cũng dựa theo kết quả thăm dò, là Vojislav Kostunica, có 49% người thương và 29% người ghét.

Schoen, người đứng thuyết trình đã từng cố vấn thăm dò cho cựu Thủ Tướng Nam Tư Milan Panic trong cuộc vận động lật đổ bất thành Milosevic vào năm 1992, đưa ra nhiều kết luận về kết quả thăm dò.
Thứ nhất, cử tri Serbia dễ đón nhận những luận điệu chống Milosevic tập trung vào tình hình kinh tế. Thứ hai, cử tri muốn thay đổi bằng lá thăm, không bằng biểu tình. Cuối cùng, quan trọng nhất, chỉ khi nào phe đối lập đoàn kết thì mới có cơ may thắng Milosevic. Schoen kết luận: "Nếu các bạn đi tìm một câu kết luận cho cuộc hội thảo này, thì tôi nghĩ đó sẽ là đoàn kết".
"Hai chữ đoàn kết chưa thuyết phục các Lãnh tụ đối lập ngay lúc bấy giờ", bà Debra Alexander, nhân vien phụ trách xử lý kết quả thăm dò của NDI còn nhớ "Dường như họ vẫn nghĩ là họ vẫn có thể thắng Milosevic, dù cho có mất đoàn kết."
Tuy nhiên, vài tháng sau đó, các chính trị gia đối lập mới bắt đầu tin vào thăm dò, và soạn chiến lược chống Milosevic với sự giúp đỡ của các nhà tư vấn Tây phương. Djindjic, Lãnh tụ của đảng đối lập mạnh nhất, có tổ chức nhất, đã chịu gác lại tham vọng làm Tổng Thống trước một ứng viên kém tên tuổi hơn mình, và đồng ý nhận giữ vai điều hợp viên của liên minh chống Milosevic.
Mọi chuyện trở nên khẩn trương vào tháng 6, khi Milosevic tổ chức bầu cử. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Serbia, các kỹ thuật quảng cáo Tây phương được sử dụng để thăm dò các tín điệp chính trị . Các tín điệp này được thử giống như đã thử với các loại nước ngọt, kẹo cao su nhai, theo lời tường thuật của Srdan Bogosavljevic, Giám Đốc của Strategic Marketing, công ty
đã tổ chức hàng loạt thăm dò các nhóm đối tượng được chọn lựa, nhân danh liên minh đốI lập và phong trào kháng chiến Otpor của sinh viên. Strategic Marketing được sự tài trợ của các nhóm dân chủ Tây phương.


"Chúng tôi sử dụng phương pháp quảng cáo để người tiêu dùng chọn giữa hàng xấu và hàng tốt," Bogosavljevic nói "Hàng tốt là Kostunica, hàng xấu là Milosevic". Mỗi chữ trong các tín điệp chính trị từ 1 đến 5 phút được phe đối lập sử dụng đều được thảo luận trước với các nhà tư vấn Mỹ và được mang ra thí nghiệm bằng thăm dò. Các ứng viên đối lập ra tranh chức đại biểu Quốc Hội Nam Tư và hàng vạn chức vụ địa phương khác đều được huấn luyện để lúc nào
cũng phải hát "cùng một nhịp với tín điệp", từ lúc trả lời báo chí tới lúc bác bỏ lập luận của phe Milosevic.
Các nhà tư vấn Mỹ khó lòng xin được thị thực (visa) vào Serbia, vì vậy họ phải đào tạo những lớp dành cho giảng viên tại Hungary và Montenegrọ Các học viên có nhiệm vụ quay về Serbia rao giảng. Việc chọn lựa Kostunica làm ứng viên của phe đối lập vào tháng 8 phần lớn được dựa trên kết quả thăm dò. Dusan Mihajlovic, Lãnh tụ đảng Tân Dân Chủ, một trong 18 đảng nằm trong liên minh đối lập, nhớ lại: "Các cuộc thăm dò công luận cho thấy Kostunica có thể dễ dàng đánh bại Milosevic".
Một trong những điểm hấp dẫn của Kostunica, thăm dò cho biết, là dân chúng xem ông là người có đầu óc chống Mỹ. Vì ông hay phê phán các vụ không tập của NATO, nên chính phủ Milosevic rất khó gán cho ông mác "tay sai Tây phương" hoặc "kẻ phản bội quyền lợi Serbia".
Kostunica cũng là người cực lực chống đối chuyện chấp nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ vì cho rằng không cần thiết.
Các bài học về kháng cự
Chương trình xây dựng dân chủ tại Serbia do Hoa Kỳ thi hành có tính cách nửa kín nửa hở. Trên nguyên tắc, đó là một chương trình công khai, có sự chuẩn chi của Quốc Hội Mỹ khoảng 10 triệu đôla, tài khóa 1999; và 31 triệu đôla, tài khóa 2000.
Vài người Mỹ có tham gia chiến dịch chống Milosevic nói rằng họ biết là có bóng dáng của CIA chung quanh chiến dịch, nhưng không thể xác định mức độ. Dù ít hay nhiều, họ kết luận vai trò của CIA trong vụ này không mấy hiệu quả. Vai trò chủ động là Bộ Ngoại Giao Mỹ và cơ quan viện trợ USAID; hai nơi này đưa tiền qua các nhà thầu tư nhân hoặc các tổ chức bất vụ lợi, như NDỊ
NDI và các tổ chức tương tự làm việc sát cánh với các nhóm đối lập, đặc biệt là phong trào Otpor của sinh viên, được coi là cơ quan tư tưởng và thành phần nồng cốt của cuộc cách mạng. Hồi tháng 3, khoảng 20 Lãnh tụ của Otpor đã được đài thọ một chuyến du hành sang Budapest để dự khóa hội thảo về phương thức chống cự bằng đường lối bất bạo động. Dịp này, họ đã học kỹ thuật tổ chức đình công, cách truyền tin bằng dấu hiệu, cách "khắc phục" sợ hãi, và cách phá hoại quyền lực của một chế độ chuyên chính. Giảng viên chính của khóa hội thảo là Đại tá lục quân Mỹ hồi hưu Robert Helvey, người đã từng nghiên cứu các phương pháp kháng cự bất bạo động trên toàn thế giới, kể các phương pháp đang sử dụng tại Miến Điện và Nam Mỹ.
Srdja Popovic, cựu sinh viên ngành sinh học phát biểu sau khóa học: "Điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là những gì chúng tôi đang làm một cách tự phát tại Serbia đã được yểm trợ bởi cả một hệ thống bất bạo động mà chúng tôi hoàn toàn không hay biết gì cả. Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện vấn đề này một cách có hệ thống và khoa học. Sau đó chúng tôi tự nhủ: mình phải quay về nước để áp dụng".
Đại tá Helvey, từng phục vụ tại Việt Nam hai chuyến trong thời chiến, trình bày cho các sinh viên Otpor các nguyên tắc của Gene Sharpe, lý thuyết gia người Mỹ, mà ông gọi là một thứ Clausewitz của phong trào bất bạo động. 6 tháng sau đó, Popovic có thể lập lại từng chữ một bài giảng của Helvey, bắt đầu bằng khẩu hiệu: "Loại bỏ quyền lực của kẻ cai trị là yếu tố quan trọng nhất của cuộc tranh đấu bất bạo động". Ngược lại, ông thầy cũng hết sức khâm phục đám học trò.
Khi trở về Serbia, nhóm Otpor hoạt động tích cực. Thay vì chỉ đi kẻ khẩu hiệu chống đối trên tường, họ đã dùng nhiều kỹ thuật khác nhau, từ cuộc thăm dò công luận, rải truyền đơn, và mua quảng cáo trên các cơ quan truyền thông.
Ivo Andric, sinh viên ngành tiếp thị ở Belgrade nhớ lại: "Kết quả cuộc thăm dò công luận rất quan trọng. Nhờ có nó, chúng tôi biết vào lúc nào phải nói cái gì trước dân chúng".
Kết quả cuộc thăm dò công luận cũng cho thấy một điều nghịch lý. Một mặt, có 70% dân chúng không ưa Milosevic; một mặt, cũng có đa số cho rằng ông ta nên tiếp tục cầm quyền, ngay cả sau khi có cuộc bầu cử. Như vậy, muốn lật Milosevic, phe đối lập trước tiên phải thuyết phục dân chúng rằng ông ta cũng cần đi chơi chỗ khác.
Trong buổi hội ý hồi tháng 6, sinh viên Srdjan Milivojevic bỗng bật lên câu"Gotov je" nghĩa là "Oàng ta đã hết thời". Cả bọn hầu như được "giác ngộ" bằng câu nàỵ Nó quá đơn giản nhưng cũng quá mạnh. Nó nói đến Milosevic mà chẳng cần phải nêu hẳn tên ông tạ
Ba tháng kế tiếp, hàng triệu nhãn dán"Gotov je" đã được in ra trên 80 tấn giấy có keo ở mặt sau, được nhập vào Serbia bằng tiền của USAID, nhưng đứng tên là một nhà thầu tư nhân có văn phòng chính ở Washington. Các nhãn dán này xuất hiện trên các bức tường Serbia, bên trong cầu thang máy, và đè lên cả những bích chương của Milosevic. Các sticker từ đó đã trở thành biểu tượng của cách mạng.
Vote công bằng
Mùa hè năm ngoái, nếu các giới chức biên phòng Nam Tư để ý một chút, họ sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có quá nhiều sinh viên Nam Tư đi hành hương tại một đền thờ của Serbia tại miền Nam Hungarỵ Khi hỏi thì ai cũng trả lời "đi cầu nguyện tại đền thánh Andrija" nhưng sự thực là họ đi tập huấn tại Szeged, thị trấn của Hungary cách biên giới Serbia chỉ 10 phút lái xẹ Chương trình tập huấn do Hoa Kỳ tài trợ, nhằm đào tạo các quan sát viên bầu cử. Lớp học có dựng cả một phòng đầu phiếu như thật, và học viên được dẫn dắt qua hết các bước của thủ tục bầu cử. Tất cả có 400 quan sát viên bầu cử tốt nghiệp, họ sẽ về dạy lại cho 15 ngàn người khác.
Nếu không có đám quan sát viên này, và một đội ngũ kiểm phiếu đông giống vậy, vụ lật đổ Milosevic bằng lá phiếu có nhiều phần trăm thất bạị Phe đối lập từng nghi ông này gian lận trong cuộc bầu cử năm 1997, nhưng không đủ phương tiện đưa ra bằng chứng cụ thể. Lần này, họ muốn có trong tay đầy đủ các phương tiện phát hiện gian lận.
Rút kinh nghiệm những cuộc bầu cử tại Indonesia và Mozambique, các nhà tư vấn được Mỹ tài trợ đã dùng kỹ thuật mô phỏng để học viên thấy được các kỹ thuật gian lận bầu cử, và đếm phiếu sao có lợi cho "phe ta". Đúng ngày bầu cử phe đối lập đã có đủ điều kiện bố trí ít nhất 2 người đã được huấn luyện của họ vào mỗi địa điểm bỏ phiếụ Mỗi quan sát viên được lãnh 5 đô la (lương trung bình của công nhân địa phương: chưa tới 30 đô la một tháng) Alexander Trkulja, đại diện của phe đối lập tại một vùng đầu phiếu nói: "Nếu không có quan sát viên, người của Milosevic lại gian lận nữạ Họ là bậc thầy về gian lận bầu cử".
Một kỷ luật sắt của phe đối lập và Otpor là không bao giờ được bàn về sự giúp đỡ tài chánh và hậu cần của Tây phương. Làm như thế sẽ là dịp tốt để phe Milosevic tuyên truyền: đối lập là bọn "phản quốc" hoặc "tay sai NATO". Randjic, một thành viên của Otpor cho biết anh đã bị Cảnh sát làm việc 12 tiếng đồng hồ để điều tra sự liên hệ và những người giật giây của anh ở Washington.
Ngay cả bây giờ, dù Milosevic đã xuống, vấn đề này vẫn còn nhạy cảm. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ rõ ràng nhắm vào cá nhân Milosevic, họ vẫn tuyên bố chiến dịch xây dựng dân chủ cho Nam Tư có tính trung lập.
Trong khi đó phe đối lập Nam Tư xem sự can dự của Hoa Kỳ là một cách chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ. Trước đây, mỗi khi có khủng hoảng ở vùng Balkan, Hoa Kỳ thường xem Tổng Thống Nam Tư là một chìa khóạ Oàng Richard Holbrooke, Đặc Sứ Hoa Kỳ tại vùng Balkan và các sứ giả khác xem Tổng Thống Nam Tư là người đối thoại không thể thiếu được cho những vấn đề rắc rối trong vùng. Điều này làm người dân Nam Tư có cảm tưởng Mỹ ủng hộ Milosevic, khiến ông ta ngày càng mạnh thêm.
Anh Homen, liên lạc viên giữa Otpor và các nhà ngoại giao Tây phương thổ lộ: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi biết chắc chắn các chính phủ Tây phương thực sự muốn loại bỏ Milosevic".
Huy Phương dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.