Hôm nay,  

Syria - Tứ Trụ và Bốn Phương

03/09/201100:00:00(Xem: 7574)
Syria - Tứ Trụ và Bốn Phương

Nguyễn Xuân Nghĩa

Vì sao Syria chưa rơi rụng"

Khi làn gió Xuân nổi lên trên vùng trời Bắc Phi và Trung Đông vào đầu năm nay, ít ai chú ý đến Syria, một xứ giáp giới với Địa Trung Hải, Israel, Lebanon, Turkey và Iraq tại Trung Đông. Tám tháng sau - ngày nay đây – có ba nước Bắc Phi đã đổi chủ. Liệu sau đó có đến phiên Syria"
Theo thứ tự, Tổng thống El Abizine Ben Ali bị quân đội hạ bệ tại Tunisie, rồi đến lượt Tổng thống Hosni Mubarak tại Egypt (Ai Cập) bị các tướng lãnh thay thế để cứu lấy chế độ. Gay go nhất là hoàn cảnh của lãnh tụ Moammar Gaddafi, bị liên quân Âu-Mỹ trong Minh ước NATO đánh bật khỏi thủ đô Tripoli vào cuối Tháng Tám để phe nổi dậy có thể cầm quyền....
Trong khi ấy, Tổng thống Bashar al-Assad vẫn còn trụ tại Syria.
Lãnh đạo xứ này có đầy đủ chứng tật về độc tài và thẳng tay đàn áp dân chúng khi bị phản đối, lại còn can dự vào nhiều việc phi pháp đáng nghi. Như ám sát cựu Thủ tướng Rafik al-Hariri của xứ Lebanon, khuynh đảo xứ Lebanon qua lực lượng Hezbollah, giúp lực lượng Hamas quậy phá Dải Gaza trong lãnh thổ Israel, và có âm mưu chế tạo võ khí hạch tâm nhờ chính quyền Bắc Hàn cộng sản, v.v....
Vì thời sự nay mai sẽ nhắc đến Syria, chúng ta nên chuẩn bị nhìn vào bối cảnh, trước tiên lại là tấm bản đồ và cuốn lịch.... Hơi nhức đầu mà thật ra cần thiết nếu muốn biết về tương lai dân chủ hay những vận hành quốc tế tại Trung Đông.
***
Syria là một nước nhỏ mà có tham vọng lớn.
Với 22 triệu dân trên một lãnh thổ chừng 185 ngàn cây số vuông, Syria còn nghèo dù có một ít dầu hoả và nông sản: Tổng sản lượng chưa lên tới 70 tỷ Mĩ kim. Syria còn có vị trí địa dư và lịch sử thuộc loại rắc rối: Là một hậu thân - một tỉnh lớn – của Đế quốc Hồi giáo Otttoman rồi thuộc địa của Pháp trong một phần tư thế kỷ (1920-1946), xứ này tích tụ rất nhiều mâu thuẫn về chúng tộc và tôn giáo, nhưng cũng có nhiều sở kiến tinh vi để bảo vệ quyền lợi.
Đó là "biệt tài" của một hệ phái thiểu số gọi là Alawites, chỉ chiếm có 7% dân số.
Dân Alawites có một triệu rưởi người xưa kia là cùng đinh khố rách, nay đang thống trị các sắc dân hay hệ phái tôn giáo khác. Đó là người Sunni - 15,6 triệu, chiếm 75% dân số. Dân Hồi giáo không thuộc hệ phái Sunni (người Shia hay Ismailis) thì có khoảng ba triệu, 13% dân số. Còn lại có 10% – hơn hai triệu – lại theo các hệ phái Thiên Chúa giáo, kể cả Chính thống giáo hay Maronites, và sau cùng là gần một triệu dân Druze sống trên miền núi.
Việc dân Alawites – và lãnh tụ là gia đình hay tộc trưởng al-Assad - lại khống chế được Syria là một điều ly kỳ và thật ra cũng mới mẻ vì chỉ xuất hiện từ nửa thế kỷ thôi. Trong gần 50 năm đó, gia đình al-Assad cầm quyền một cách độc tài kể từ 1970, ngang ngửa với thành tích của Gaddafi tại Libya!
Alawites là hệ phái Hồi giáo không thuộc nhánh Shia (như tại Iran), rất thù nghịch vì từng là nạn nhân của hệ phái Sunni, lại có hơi hướm ảnh hưởng Thiên Chúa giáo – như tôn trọng một số ngày lễ hay chư thánh bên Thiên Chúa giáo. Vì vậy, họ bị thế giới Hồi giáo nghi ngờ.
Trong một giai đoạn khá lâu, dân Sunni đa số đã kiểm soát chính trường và doanh trường Syria, cho dân Alawites làm lao công. Vì thế, phe Allawites cố tồn tại đằng sau một giáo lý Shia: không tự khai ra tín ngưỡng của mình là gì để khỏi bị tiêu diệt!
Thế rồi, sau khi Đế quốc Ottoman tan rã từ Thế chiến I, việc Pháp kiểm soát Syria là cơ hội hồi sinh cho dân Alawites.
Vì dân Sunni ủng hộ Đế quốc Ottoman, Pháp cần tìm một đòn bẩy về chính trị và kết hợp nhánh Alawites với dân Thiên Chúa giáo và người Druze. Nhờ vậy, dân Alawites được đặc miễn thuế khóa, có quy chế pháp lý ưu đãi và trở thành những kẻ lo tay hòm chía khóa cho thực dân Pháp, từ 1920 đến 1946. Không những vậy, Pháp đưa họ vào bộ máy quân đội, an ninh và tình báo để triệt tiêu khả năng chống đối của dân Sunni, xưa kia vẫn nắm an ninh và quân đội.

Khi chế độ thực dân cáo chung năm 1946, một số thành phần Alawites đã nếm mùi phú quý vinh hoa trên thế mạnh!
Chúng ta ra khỏi khuôn khổ sắc tộc, tôn giáo mà tràn qua lãnh vực kinh tế chính trị quốc tế của thế kỷ 20!
***
Sau khi Pháp rút lui năm 1946 thì dân Sunni tổng phản công.
Nhưng họ quên mất sự hiện hữu của dân Alawite trong quân đội, dù thành phần này mới chỉ ở giai tầng sĩ quan thôi. Chỉ vì đa số những người Alawite nghèo hèn năm xưa đã tìm vào quân đội như con đường tiến thân. Khi các tướng lãnh hay chính khách phe Sunni còn tranh giành quyền lực với nhau trong thời "hậu thuộc địa" thì các sĩ quan Alawite đã có được "cơ sở quần chúng" ngay trong quân đội.
Họ thiếu một phương tiện, là một chính đảng, một đảng chính trị.
Năm 1947, đảng Baath ra đời với chủ trương xây dựng thế quyền (thay cho thần quyền, y như tại Ai Cập), xã hội chủ nghĩa (vâng, lý tưởng Mác-xít của Liên Xô!), chủ nghĩa dân tộc của Á Rập (ấn bản Trung Đông của chủ nghĩa Đại Hán kiểu Mao). Với chủ trương này, đảng Baath quy tụ được nhiều thành phần khác nhau, kể cả những người Hồi giáo trong hệ phái Sunni không mấy thoải mái với tinh thần xây dựng chế độ thần quyền mà họ cho là cực đoan.
Năm 1963, đảng Baath hậu thuẫn cuộc đảo chính của Tổng thống Amin al-Hafiz, một tướng lãnh Sunni, để loại bỏ nhiều sĩ quan cao cấp người Sunni ra khỏi quân đội. Khoảng trống đó lập tức được các sĩ quan Allwite điền thế và họ trở thành thế lực trong quân đội, có thêm lá chắn chính trị là đảng Baath. Năm 1966, các sĩ quan Alawite tiến hành đảo chánh là lần đầu tiên mà dân thiểu số bần hàn Alawite đã kiểm soát được Syria, trong khi đảng Baath đưa họ từ thôn quê vào thành phố để chiếm lấy ưu thế truyền thống của dân Sunni.
Như ở mọi nơi, trên đỉnh cao của quyền lực chính trị và quân sự, các lãnh tụ Alawite bắt đầy có mâu thuẫn về quyền lợi và quyền bính. Đấy là lúc một ông Tướng Không Quân xuất hiện (xin miễn so sánh với Việt Nam!): năm 1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad lật đổ một ông tướng Alawite khác và vừa nắm quyền vừa đưa người thân tín trong thị tộc của mình vào vị trí chiến lược. Đó là thành tích của Tổng thống Hafez, thân sinh ra Bashar al-Assad ngày nay.
Hafez al-Assad còn mở cửa cho các thành phần Druze, Thiên Chúa giáo và Allawite vào hệ thống kinh tế chính trị, mời một số tướng lãnh Sunni vào vị trí chiến lược cùa quân đội, Nhưng triệt để tiêu diệt các nhóm Hồi giáo cực đoan trong hệ phái Sunni.
Tứ đấy, chế độ "xã hội chủ nghĩa" Alawite của đảng Baath, mà thực chất của gia đình al-Assad, kiểm soát được Syria với bàn tay sắt.
Chế độ này tồn tại nhờ bốn cái trụ: 1) vây cánh của phe al-Assad, 2) sự thống nhất của dân Alawite thiểu số, 3) bộ máy an ninh và quân đội trong tay dân Alawite và, 4) hệ thống chính trị độc đảng của đảng Baath.
Trong 40 năm qua, chế độ từng bị rung chuyển vì nhiều biến động chính trị. Thí dụ như vụ nổi dậy năm 1976 của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Syria trong hệ phái Sunni; vụ nổi loạn ngay trong gia đình Hafez al Assad năm 1983 khi người em ruột đòi đảo chánh ông anh; hoặc vụ bại trận trong cuộc chiến Yom Kippur với Israel năm 1973; vụ ám sát al-Hariri tại Lebanon năm 2005 khiến Syria phải kéo quân về, v.v....
Nhưng ngày nào mà chế độ al-Assad còn giữ được bốn góc nói trên của hệ thống quyền lực thì Syria vẫn chưa đổi chủ. Nếu có biến động thì có lẽ chúng ta phải nhìn rộng ra ngoài, ra vị trí quốc tế rất kỳ lạ của Syria trong cả khu vực. Nó liên hệ đến Lebanon, Israel, Iraq, Iran, Saudi Arabia, Turkey và cả... Hoa Kỳ!
Trong một kỳ tới, ta sẽ mở ra hồ sơ rắc rối đó.... chuyện đến đây đã đủ nhức đầu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.