Hôm nay,  

Hãy Để Lịch Sử Phán Xét Tướng Nguyễn Cao Kỳ

28/07/201100:00:00(Xem: 38787)

Hãy Để Lịch Sử Phán Xét Tướng Nguyễn Cao Kỳ; Đề Nghị Rải “Tro Cốt” Tướng Kỳ Xuống Biển Đông

nguyen_cao_ky_17___ly_kien_truc_hacienda_heights_cali_ok-large-contentLý Kiến Trúc phỏng vấn tướng Nguyễn Cao Kỳ lần thứ ba tại nhà riêng ở La Puente, Los Angeles.

Lý Kiến Trúc

(Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam)
Cá nhân tôi không phải là lính không quân, nghĩa là không phải lính dưới quyền tướng Kỳ, tuy nhiên, tôi có điều kiện là một nhà báo để có được cuộc phỏng vấn tướng Kỳ 4 lần tại Quận Cam, California, với sự đồng ý của hai phía.
Tôi không “mời” ông Kỳ, ông Kỳ cũng không “mời” tôi. Thông thường các cuộc gặp gỡ các nhân vật để tạo ra cuộc phỏng vấn hết sức tế nhị. Riêng vụ tướng Kỳ, do thân hữu dàn xếp, tôi và ông Kỳ gặp nhau rất hài lòng.
Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất diễn ra bất ngờ tại nhà riêng của một thân hữu tướng Kỳ tại Golden West, Huntington Beach. Đó vào năm 1997. Lời mở đầu của ông Kỳ kèm theo ly rượu chát, ông nói rất vui gặp một số nhà báo, ký giả, phóng viên trẻ, mà ông có dịp để ý bấy lâu nay trên các hệ thống truyền thông.
Nội dung cuộc họp mặt chưa phải là cuộc phỏng vấn, chỉ là mạn đàm. Ông Kỳ nói chuyện suốt trong mạn đàm. Ông kể về cuộc đời của ông từ thời trẻ, thời quân ngũ, thời lái máy bay, bay đêm ra Bắc đi thả biệt kích, thời ông bỏ bom xuống các căn cứ quân sự Bắc Việt, xuống làng mạc.
Sau đó về tôi có viết vài bài ngắn với tựa đề: “Nguyễn Cao Kỳ, Biệt Kích Bay Đêm” trên tạp chí Văn Hóa. Tuyệt đối, tôi không đề cập đến chuyện chính trị, thời sự hay chuyện gia đình riêng của ông.
Lần thứ hai, cũng tại nhà riêng một thân hữu của ông tại Quận Cam. Lần này ông và tôi đối ẩm ruợu vang, vang đỏ loại ngon. Ông hút thuốc liên tục và tôi cũng thế. Có mấy người bạn thân tín của ông ngồi quanh bàn “nhậu”.
Chúng tôi đề cập đến câu chuyện thời sự. Ông Kỳ tỏ ra lắng nghe chăm chú. Ông nói ít hơn lần trước, nhưng bày tỏ rất rõ ràng về tâm tư của một người lưu vong: yêu nước, yêu quê hương, và bứt rứt về những hận thù trong quá khứ chiến tranh.
Tôi có ý chờ ông muốn gì nơi nhà báo. Nhưng tôi vẫn chưa nghe ông đề cập đến chuyện về nước thăm nhà.
Lần thứ ba, đích thân ông mời và dành cho tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt. Địa điểm lần này là “tư thất” của ông trên vùng La Puente. Gọi là tư thất chứ thật ra, đó là một villa rất đẹp, khá rộng, chủ nhân của nó là một phụ nữ khá đẹp, khá lớn tuổi, cử chỉ lịch sự, ít nói, hình như chỉ có nhiệm vụ bưng trà, rót rượu, mời chúng tôi. Sau này tôi mới biết ngôi nhà này là của một thương gia đang làm ăn ở Việt Nam, bà con với người phụ nữ ít nói. Bà tên là Nicole Lê Kim.
Trong mươi phút nghỉ xả hơi để cho cameraman đổi phim, xạc điện, tôi và ông Kỳ thả bước ra ban công … hút thuốc. Thừa dịp, tôi ngắm nghía ngôi nhà và chụp vài tấm hình ông Kỳ đi đi lại lại.
Ngôi nhà tựa lưng vào sườn đồi, thoai thoải con dốc nhỏ đổ xuống sân sau là bãi đậu xe. Phòng khách khá rộng, trang hoàng đẹp nhưng không mầu mè, chứng tỏ chủ nhân là người biết “décor”. Hấp dẫn nhất vẫn là cái “bar” rượu. Toàn rượu ngon.
Trên vách tường giữa sa lông khách, không thấy tranh ảnh gì cả. Một tấm bản đồ thế giới rất lớn, phòng khách cứ như phòng hành quân. Ông Kỳ ngồi tựa lưng vào tấm bản đồ. Xuyên qua cửa kính, một cái ban công gần như lơ lửng vài cây cột bám vào chân thung lũng chi chít lá xanh. Dưới chân đồi, xa lộ lượn quanh xe cộ dọc ngang chuyển động dòng đời như đàn kiến, xa xa những cụm mây trắng la đà trên đỉnh dẫy núi vùng Los Angeles.
Tôi và ông Kỳ trở lại trước hai ống kính camera. Thời đó, tôi phải sử dụng phim nhựa. Tôi phải thuê hai cameraman tương đối nhà nghề quay phim trong cuộc phỏng vấn. Ông Kỳ và tôi đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này thành phim. Với sự đồng ý của ông Kỳ, tôi sẽ sao bản phim chính ra băng nhựa khoảng một ngàn cuốn. Tôi có quyền đem bán, nhưng thể theo lời yêu cầu của ông Kỳ, sau khi trừ chi phí thực hiện, số tiền bán được sẽ gởi về tặng anh em thương phế binh. Tôi đồng ý và rất vui với công việc này.
Hầu như toàn bộ câu chuyện giữa tôi với ông Kỳ đều đề cập đến chuyện Việt Nam. Ông Kỳ thố lộ, đã có nhiều nhân vật cao cấp của chính phủ Hà Nội đến nhà này và họ có đề cập đến chuyện mời ông Kỳ về nước thăm quê hương. Trong số các nhân vật đó có ông Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin.

Phải chăng do sự kiện này mà ông mới mời tôi thực hiện cuộc phỏng vấn. Tôi chưa nắm rõ vấn đề bên trong, nhưng tôi có đặt ra một số câu hỏi khá căng và có lẽ khá bất ngờ đối với ông Kỳ.
Tôi nhớ, có một câu hỏi: “ Thưa Thiếu Tướng, nếu Thiếu Tướng có dịp, có điều kiện về thăm quê hương, việc làm đầu tiên của Thiếu Tướng là ông có đến thắp nén hương ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để tưởng niệm những nguời lính đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam hay không"
Lúc đó, trong đầu tôi nghĩ, đối diện chênh chếch bên kia Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa là Nghĩa Trang Liệt Sĩ. Tôi không nói về khu vực này với ông Kỳ nhưng tôi biết chắc chắn khi ông Kỳ về nước sẽ biết khu vực này.

nguyen_cao_ky_22_sinh_nhat_71___gia_dinh-large-contentGia đình ông Nguyễn Cao Kỳ trong buổi mừng sinh nhật ông Kỳ năm thứ 72 tại nhà hàng Seafood World do Lý Kiến Trúc tổ chức.

Ông tướng trầm ngâm khá lâu. Một lúc sau ông nói, tôi sẽ nói chuyện này với lãnh đạo của họ. Cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra gần hai tiếng, đó là ngày 28 tháng 11 năm 2002.
Câu chuyện về nước của ông Kỳ bỗng nổi lên ồn ào ở hải ngoại. Tình hình cộng đồng Quận Cam sôi động hẳn lên về hiện tượng tướng Kỳ về nước. Riêng tôi, nhân dịp ông Kỳ 72 tuổi, tôi có làm một bữa tiệc nhỏ tại nhà hàng Seafood World trên đường Brookhust, Little Saigon đề mừng sinh nhật ông.
Trong bữa tiệc này tôi mời khá đông thân hữu trong ngành truyền thông, và chiếu một số đoạn phim trong cuộc phỏng vấn lần thứ ba với tướng Kỳ cho mọi người xem.
Cuộc phỏng vấn lần thứ tư diễn ra cũng khá bất ngờ và khá căng thẳng. Chỉ trước đó một ngày, một thân hữu của tướng Kỳ gọi phôn báo cho tôi biết tướng Kỳ đề nghị một cuộc phỏng vấn sau khi tướng Kỳ vừa ở Việt Nam về Mỹ. Tôi nhận lời ngay và mời tướng Kỳ đến tòa soạn báo Văn Hóa.
Tướng Kỳ không đến một mình, ông đi chiếc Ford đen theo sau là bốn thân hữu. Tôi ra tận cửa đón ông, nhìn quanh thấy cả vài người ngoại quốc đã đứng xa xa bốn góc, trông có vẻ như bảo vệ cho tướng Kỳ. Hơi ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn mời tướng Kỳ vào tòa soạn.
Ngồi xuống ghế, tôi cám ơn ông đến thăm báo Văn Hóa, nhưng tôi đề nghị ngay: Tôi muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này trực tiếp và công khai trên màn ảnh đài truyền hình Saigon TV, lúc ấy do ông Phan Ngọc Tiếu làm giám đốc. Tướng Kỳ vui vẻ nhận lời ngay.
Tôi tức tốc gọi phôn cho ông Tiếu về lời đề nghị này. Ông Tiếu vui vẻ nhận lời ngay. Cẩn thận, tôi mời thêm nhà báo Hà Tường Cát thuộc báo Người Việt và nhà báo Phan Tấn Hải thuộc báo Việt Báo tham dự cuộc phỏng vấn.

nguyen_cao_ky_23___lehoangkim-large-contentTướng Nguyễn Cao Kỳ và bà Nicole Lê Kim.

Cuộc phỏng vấn được Saigon TV thu hình toàn bộ, dài gần hai tiếng. Riêng tôi có đặt máy thâu âm. Cuốn băng thâu hình này đài Saigon TV hiện vẫn còn giữ. Tôi có ngỏ lời xin bản sao để làm tư liệu cho báo Văn Hóa nhưng Saigon TV không đưa. Sau đó Tướng Kỳ cũng ngỏ lời xin bản sao nhưng vẫn không được.
Ngày 23 tháng 7, 2011 vừa qua, nge tin tướng Kỳ bất ngờ mất tại Kuala Lumpur Malaysia, nhớ lại những gì tướng Kỳ “tâm sự”, trong bốn lần tôi gặp tướng Kỳ, nỗi lòng yêu nước của ông và hầu như suốt đời ông nghĩ đến quê hương, có lần ông nói ông ước ao được chết trên quê hương, nay ông lại chết trên xứ lạ quê người.
Tạo hóa thường oái ăm trêu ghẹo những con người có số mệnh gắn liền với vận mệnh quốc gia và lịch sử. Hãy để lịch sử phán xét về những con người nổi trôi với lịch sử. Khi tôi viết những dòng chữ này về tướng Kỳ, tôi không biết “Tro Cốt” của ông đi về đâu, có về với quê hương như lời ông mong ước không"
Nếu có được lời đề nghị, tôi xin đề nghị với bà Lê Hoàng Kim Nicole, các con trai của tướng Kỳ và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, “Tro Cốt” của Tướng Nguyễn Cao Kỳ nên rải xuống Biển Đông.
Nếu vì lý do nào đó không rải xuống được ở Biển Đông, thì mang về Long Beach thuê chiếc Cessna bay ra bờ tây Thái Bình Dương rải xuống, sóng tây Thái Bình Dương sẽ đùa “Tro Cốt” tướng Nguyễn Cao Kỳ về Biển Đông. Biển Đông là nước của ông.
Tôi nghĩ rằng, Tướng Nguyễn Cao Kỳ sẽ hài lòng nơi chín suối./
Lý Kiến Trúc
Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam
California 27 tháng 7 năm 2011

Ý kiến bạn đọc
28/07/201116:17:57
Khách
Có lẽ câu nói hay của TT Thiệu có thể sửa lại như thế này: "Đững nghe những gi K nói mà nhìn vào việc K đã làm" vẩn tôn trọng quyền báo chí và lời lẽ nịch hót của dân làm báo nhưng với tôi thì chỉ là BS
28/07/201121:56:08
Khách
Về comment đầu tiên của bạn Mike Nguyễn: Nói chung, tôi kind of đồng ý với nội dung phê phán ông Kỳ của bạn.
Nhưng ngôn ngữ mà bạn xữ dụng khiến tôi realized rằng những người chống Cọng sẽ không bao giờ thắng được Cọng sản, vì họ cũng thiếu giáo dục, vô văn hoá và hừng hực hận thù nếu không bằng thì cũng tệ hơn cả Việt Cọng. Công an VC mà chụp được bài của Mike Nguyễn chắc chúng mừng lắm ...
Biết bao giờ thì hạng người "chửi Cọng" như Mike Nguyễn hết tô bùn lên mặt những người "chống Cọng" ?!
28/07/201120:27:57
Khách
Điếu Thơ: “Qui est Ky?”

Nghe tin ngài thác thoáng bàng hoàng
Nửa khóc, nửa cười, nửa ngỡ ngàng
Thương cho một kiếp người ngắn ngủi
Cười cái thanh danh thật bẽ bàng

Nhớ ngày tháng củ thật oai phong
Thống lĩnh quân trời lượn trên không
Thu hồn tiên nữ vùng địa giới
Vang bóng một thời đại phi công

Thế thời thời thế tạo anh hùng
Số ngài may mắn cũng hưởng chung
Bon chen ve vãn được làm phó
Như hùm thêm cánh quậy lung tung

Ngạo mạn quê nhà cho mình chì
Trời tây du hí chẵng nể chi
Một câu tát nước từ tướng Pháp
Râu kẽm rụng rời: ”Qui est Ky?”

Bao năm hống hách tướng ăn chơi
Quê hương thì cứ phó ý trời
Để cho bọn cộng nô dày xéo
Đến khi mất nước chuồn ra khơi

Lưu vong một kiếp thành lưu manh
Quay về xin xỏ chút hư danh
Chém nhát dao hèn tim chiến hữu
Đau hồn liệt sĩ thẹn cỏ xanh

Thôi thế từ nay ngài ra ma
Nằm yên dưới ấy tu tỉnh nha
Cõi âm hối lỗi thêm cơ hội
May ra dương giới rộng lượng tha

Bee-July-2001
04/08/201106:50:22
Khách

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-177723_15-2/#comment_nav


Xin gom lại bài viết về ông tướng râu kẽm gai bao quanh mồm Ng Cao Kỳ để quý vị độc giả hậu thế được có cơ hội xem hành động của tên phản quốc đã tuyên bố quyết tử thủ đánh việt cộng cho đến giọt máu cuối cùng rồi vọt lẹ ra hải ngoại để lại bao nhiêu anh em đồng đội phải hy sinh trong lao tù cộng sản, sau đó chính hắn lại quay về VN ôm đít việt cộng xin chút lợi lộc cá nhân nhưng VC không thèm nhìn đến thật là nhục cho chính cá nhân hắn.

08/08/201106:23:01
Khách
Tôi hiểu được con người của ông Kỳ, Ông bản tính trung trực phổi bò ruột ngựa , ngang tàng nhưng có tâm tốt, rất yêu quê hương và yêu các dàn em chiên hữu của mình, ông có tính dễ tha thứ và không hận thù nên muốn
xây dựng lại dất nước giống như Mỹ sau cuộc chiến dù thua hay thắng vẫn bắt tay nhau làm việc chung lợi ích cho dân tộc thì nước mới tiến bộ dược chứ. Ông Kỳ chỉ có ý tốt mà dâu ngờ quý vị tức tối quá vậy,
Thôi dù sao ông cũng một thời là một lảnh dạo của nước VN ta, củng co công không ít thì nhiều với xứ sở ta,
xin cầu nguyện cho ông và gia dình ông Kỳ. Ong LKT chỉ là môt nhà báo mà sao chửi bới dữ vậy, xem không có văn hoá chút nào, lạc hậu lăm, hảy bắt chước truyền thông Mỹ. Xin có dôi lới .
28/07/201116:40:05
Khách
Đúng. Tôi đồng ý với Lý kiến Trúc. Hảy để lịch sữ phán xét công-nếu có, hay là tên tôi đồ của dân tôc V.N. Tôi nói tội đồ của dân tộc V.N vì ông ta đã phản bội hàng ngũ kháng chiến Việt Minh- Chớ không phải là bè lũ bọn Hồ tặc. Lúc ấy cả toàn dân đang kháng Pháp giành độc lập. Ông ta vào quân đội Pháp- chớ không phải hàng ngũ quốc gia. Pháp thua trận nến biến thể thuộc về chính phủ VNCH. Ông ta gia nhập hàng ngũ bọn tướng lãnh thối tha hèn nhát, tham nhũng bất tài...chia phần "phân xịa" và hè nhau lật đổ đệ I C.H... và từ đó dẫn đưa miền Nam vào biển lữa chiến tranh,chét chóc thù hận ngút ngàn..v..v.. còn tiếp tục nhiều thế hệ cho đàn chim Việt lang bạt khắp địa cầu hơn cả dân Do Thái khi xưa !!!.
Lại thêm một lần nữa phản bội lại quân dân miền Nam khi quay đầu về liếm chân Cộng Sản.Ông ta nếu thích hay muốn kinh tài với lũ cộng như những tên khác trong cộng đồng thì chẵng ai trách móc chi nhiều. Quân dân miền Nam chỉ trách hận ông ta về những lời phê phán phản bội lại những người đã từng ít ra cùng chung chiến tuyến trước kia. Đó là những lời lẽ của một tên gọi là tướng ngu xuẫn,bốc đồng và thích nỗ bậy. Và cũng chính vì thế Mỹ tin dùng Thiệu hơn tên "phản bôi" như hắn ta.
Rất đúng.Hảy để lịch sữ V.N phê phán và để chung tên đó vào hàng ngũ Lê chiêu Thống, Nguyễn Ánh...đang chờ hắn ta đâu đó dưới kia. Và "Ngũ Hổ Tướng" miền Nam đã tuẩn tiếc theo thành chờ bề hội đồng tên Kỳ đó.
Hảy rãi tro cốt hắn trên biển TBD để trôi về hoà hợp với những tro cốt hôi thối của lũ C.S và cũng không làm ô nhiễm môi trường nơi chúng tôi sống hay hoà với những tro cốt chiến hửu của tôi phải ra đi trên đường lưu lạc mà chính hắn là tên tội đồ có góp phần.
Tôi chỉ tiếc một điều có lẽ tro cốt hôi thối của tên tội đồ sẽ giết chết tôm cá của quê mẹ V.N !!!
Sống cũng như chết đều bị chiến hửu, bạn bè ( không phải là lũ nịnh thần ) cũng như kẽ thù đều xa lánh và khinh bĩ.
Riêng Lý kiến Trúc. Dân Bolsa chẳng ai xa lạ về ông. Biết ông xuất thân từ đâu. Cái quán Zen của ông bán buôn ế ẫm. Chỉ để cho cái bọn tự nhận là nhà văn nhà báo người ngợm tư cách chẵng ra chi thỉnh thoảng hay tụ tập ở cái "Góc Rệp" ở quán ông. Cho phép một lũ rệp, chó nhẩy bàn độc tụ tập quậy phá cộng đồng bằng những văn từ của bọn Cầu Muối. Phải chăng ngưu cẫu hay tìm đến nhau?
Và cái nguồn tài chánh support cho ông hàng tháng đến từ đâu ông có dám bạch hoá hay không??
Người quét rác
28/07/201114:34:19
Khách
Không ai nói Kỳ không yêu nước, cũng không ai nói Kỳ tham nhũng. Nhưng cái mà người ta nói là: tướng cao bồi, 2 lần cướp vợ của đàn em (nhớ là 2 lần), nhưng tội nặng nhất : bẩm tấu với chủ mới của Kỳ tại Hà Nội là tướng lãnh Saigon đều là thứ ham sống sợ chết.
28/07/201111:46:20
Khách
Tôi chỉ là hàng con cháu của ông Kỳ nhưng tôi thấy những lời tuyên bố và những việc làm của ông đều không xứng cho địa vị của một người lãnh đạo và nhất là một người có lòng yêu nước. Yêu nước kiểu ông Kỳ có lẽ có nghĩa là bán danh dự của mình để luồn cúi kẻ thù hầu xin được một chút ơn huệ cho mình. Tôi tự hỏi một người có sĩ diện, biết liêm sỉ, biết đạo nghĩa thánh hiền, từng được hưởng ơn vua lộc nước của chính phủ VNCH, từng lãnh đạo các chiến sĩ phi công VNCH, vv tại sao lại có thể làm những chuyện đáng phỉ nhổ như vậy. Ai đã từng coi đoạn video chiếu cảnh ông nịnh bợ bọn Cộng Sản khi chúng qua Mỹ đều cảm thấy nhục nhã như tôi. Giá ông là một người dân bình thường thì có lẽ không ai lên tiếng đâu!!! Đâu cần phải chờ lịch sử phán xét, thưa ông.
28/07/201111:45:06
Khách
chuyện thờ tro cốt là chuyện riêng của gia đình ông Kỳ, đâu có ai bắt tác già thờ đâu mà lý sự...không biết mình có tốt không, rổi rảnh gì mà đi phán xét chửi bới người khác...chết trên 80 là thọ...không bị tàn phế bệnh tật là điều rất tốt...không gian manh thủ đoạn ăn tiền bệnh, ăn tiền trợ cấp xả hội Mỹ để đi du lịch, để nuôi thân nhân ở VN là người có liêm sỉ, có đạo đức, có tự trọng...nên chửi và thiêu sống những hạng này để ngân sách Mỹ bớt thâm hụt.
28/07/201106:41:29
Khách
Bác Culi oi, xin Bác đừng" mở hàng"chửi bới người vừa chết nữa,tội nghiêp cho hương linh của Bác Nguyễn Cao Kỳ lắm.Xin các Bác đừng chửi người chết ,khó nghe lắm.
Ý kiến của chú Lý Kiến Trúc rất hay,tro côt của Bác Kỳ sẽ được mát mẽ và siêu thoát.Xin được nói thêm,Younger khong có quen với bất kỳ ai trong gia đinh Bác Nguyễn Cao Kỳ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.