Hôm nay,  

Đôi Dòng Tản Mạn Theo ‘Dòng Nhạc Lưu Vong’ của Nhạc sĩ Anh Bằng

12/05/201100:00:00(Xem: 11999)

Đôi Dòng Tản Mạn Theo ‘Dòng Nhạc Lưu Vong’ của Nhạc sĩ Anh Bằng

Cao Minh Hưng

anh_bang_1-large-contentTrời chiều cuối tháng Ba, cơn mưa buồn chợt đổ xuống như những dòng nước mắt nghẹn ngào của những mảnh đời lưu vong đã từng tuôn chảy trong những ngày của tháng Tư đen. Cơn mưa như trút nước xuống vùng đất được mệnh danh là "thủ đô của người Việt tị nạn". Không phải ngẫu nhiên khi nơi đây có tên gọi như vậy. Biến cố đau thương của tháng Tư năm 1975 đã đẩy hàng triệu người dân Việt phải bỏ nước ra đi tìm tự do vì không thể chung sống dưới chế độ cộng sản bạo tàn. Người dân Việt tị nạn đã ly tán hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Dòng người Việt lưu vong cũng đã tuôn chảy và tụ hợp về miền nắng ấm California, nên nơi đây có số người Việt tị nạn định cư đông nhất trên thế giới. Trong dòng đời lưu vong ấy có một người nhạc sĩ đã thành danh từ trước năm 1975, đã chọn mảnh đất này cho cuộc sống tha hương. Người nhạc sĩ đó chính là Nhạc sĩ Anh Bằng, người đã hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc không ngừng nghỉ trong suốt hơn 35 năm qua trên xứ người, với sức sáng tác thật bền bỉ.

Tháng Tư đen lại trở về, với những uất hận ngày càng thêm dâng tràn khi người dân Việt tị nạn đã và đang chứng kiến bao nỗi đắng cay, tủi nhục trước những thảm cảnh của đất nước sống dưới chế độ thống trị của lũ cộng sản bạo tàn. Bọn chúng đã dâng đất đai, những phần đất máu thịt thân yêu của tiền nhân, cho quan thầy Trung cộng. Những dãy đất nơi biên giới, và các hải đảo lần lượt rơi vào tay bọn giặc phương Bắc. Hoà chung với niềm đau của đất nước trong giai đoạn hiện nay, trung tâm Asia và Nhạc sĩ Anh Bằng đã chuẩn bị cho show thâu hình chương trình "Anh Bằng, Dòng Nhạc Lưu Vong" vào hai ngày 23 và 24 tháng 3 lúc 7 giờ tối.

Chiều thứ Tư, dưới cơn mưa tầm tả, tuy mới có 6:30 PM, đã thấy bóng dáng của Nhạc sĩ Anh Bằng xuất hiện trước cửa của Đài SBTN và trung tâm Asia. Ông bước vào niềm nở chào hỏi một vài người khách đến sớm. Trước đó một tuần, ông đã nhờ tôi thay mặt ông mời những anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ đến dự. Mọi người rất vui mừng và hồ hở ghi tên tham dự. Chúng tôi càng thêm cảm động khi biết rằng Nhạc sĩ Anh Bằng có ý dành những tấm vé cho các anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ như những khách mời đặc biệt vì chỗ ngồi trong studio của SBTN rất ít. Ông thậm chí phải nhường vé của những bạn bè và người thân để dành ưu tiên cho các thành viên trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

anh_bang_3-large-contentĐáp lại tấm lòng của ông, dù trời mưa, một số các anh chị cũng cố gắng đến sớm. Chị Như Ngọc Hoa lái xe từ San Diego có mặt đầu tiên, rồi đến anh chị Lý Tồng Tôn và chị Nancy từ Lancaster, anh chị Minh và Vũ Minh Phương, đôi bạn trẻ Huy Nguyễn và Hà Trúc Mai, anh Hạnh Cư, Giáo sư Lê Văn Khoa và phu nhân là chị Ngọc Hà, anh Minh Tuấn từ San Diego, anh Cung Hồ, v.v. Chúng tôi tranh thủ đứng chụp chung những tấm hình kỷ niệm với Nhạc sĩ Anh Bằng và trao tặng ông một tấm plaque nhỏ để tỏ lòng cảm tạ đến vị sáng lập và cố vấn của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, trước khi mọi người cùng bước vào bên trong nơi thâu hình. Các anh chị em khác trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ở xa hoặc đi làm ra trể cũng kịp đến trước lúc mở màn như anh chị Phong Vũ từ Los Angeles, chị Quỳnh Giao, chị Thy Linh, chị Quỳnh Hương, chị Hồng Vân, chị Trina Nguyễn, chị Bích Huyền, chị Mindy Hà và cháu Vivian, v.v.

Quang cảnh trên sân khấu của SBTN hôm nay trang trí thật đẹp với tấm phong background vẽ một khung cảnh thật lãng mạn của mùa Thu. Đúng như chủ đề của chương trình "Anh Bằng, Dòng Nhạc Lưu Vong", mười hai nhạc phẩm được dàn dựng và thâu hình trong đêm đầu tiên gồm những sáng tác mà Nhạc sĩ Anh Bằng đã viết sau năm 1975, trong quãng đời lưu vong của ông. Chúng tôi, những khán giả có mặt trong đêm đầu thâu hình là những người đầu tiên may mắn được thưởng thức những nhạc phẩm thật hay và chọn lọc cho cuốn DVD lần này. Cũng nhờ những tấm vé mà nhạc sĩ Anh Bằng gửi tặng, nhiều anh chị lần đầu tiên có dịp được chứng kiến sự làm việc khổ nhọc của cả ê kíp quay phim cho từng tiết mục. Những lời giới thiệu đôi khi phải lập đi lập lại nhiều lần. Các ca sĩ thì ai cũng phải trình diễn đến hai lần để các chuyên viên quay phim có thể lấy được những góc cạnh đẹp nhất. Khi xem những cuốn DVD được hoàn thành với những hình ảnh đẹp và hào nhoáng trước đây, chắc chúng ta khó hình dung hết những sự khổ nhọc để thực hiện một cuốn DVD, nếu như không được tận mắt chứng kiến.

Khác với những nhạc phẩm quen thuộc được trình chiếu trong cuốn DVD Asia 62, "Anh Bằng, Một Đời Cho Âm Nhạc", những nhạc phẩm chọn lọc lần này được trình bày như những thước phim quay chậm lần lượt chiếu lại những ký ức, những đoạn đời, những kỷ niệm, ... trong những năm tháng sống nơi xứ người của người Nhạc sĩ tài ba. Xen lẫn là những lời giới thiệu của MC Việt Dũng, Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh, và Thuỳ Dương về những nét chính trong cuộc đời của ông. Từ lúc rời bỏ quê hương năm 1975, đến khi ông trở lại quê nhà sau 15 năm xa cách, để rồi ông cảm thấy không thể ở lâu hơn 10 ngày vì không muốn chứng kiến những đau thương, bất công của những người thân và bạn hữu đang phải hứng chịu trong một xã hội đầy dẫy những bất công. Tiếng hát như lời nức nở nghẹn ngào của ca sĩ Tâm Đoan trong ca khúc “Về Thăm Chốn Xưa” đã diễn tả thật trọn vẹn tâm tình đó. Rồi cả căn phòng studio như đắm chìm trong nổi xúc động qua tiếng hát của nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến qua nhạc phẩm "Bài Ca Của Đêm", với những lời ca như chạm vào trái tim của người nghe để niềm xúc động chợt dâng trào đến nghẹn ngào qua lời trần tình của người con muốn viết cho cha những lời yêu thương, trong khi xung quanh mình bị bao phủ bởi những thứ triết lý không tình người của Karl Marx, Lenin. "Chấp Nhận" với tiếng hát và lối trình bày thật mạnh mẽ của ca sĩ Diễm Liên trong thể điệu nhạc Rock, cũng nói thay phần nào lời tâm sự của nhạc sĩ Anh Bằng khi ông cho biết ông muốn nói lên thay cho những người không được quyền để nói, và dù những đóng góp của ông chỉ như là một hạt muối trong biển cả, “nhưng một hạt muối cũng có thể làm cho biển mặn hơn”.

anh_bang_2-large-contentKhông chỉ có những tâm sự buồn trong dòng nhạc lưu vong của ông được trải bày qua những nhạc phẩm trong buổi thâu hình trong đêm đầu tiên này, như "Mộ Đời", "Đừng Nói Yêu Tôi", v.v., Nhạc sĩ Anh Bằng cũng cho chúng ta thấy nét tươi vui trong nhân sinh quan của ông, dù mang thân phận của người sống lưu vong. Những nhạc phẩm như "Chuyện Tình Mùa Thu" với những câu hát thật dễ thương như "Mình ngây ngô quá nên chi tình ngố. Đứa thì ngu đứa hiền khô..." qua phần trình diễn sống động và rất "học trò" của Đoàn Phi và Thùy Hương hay "Đừng Như Công Chúa" qua phần trình diễn rất tình tứ của đôi ca sĩ Mạnh Đình và Mỹ Huyền. Còn nhiều nhạc phẩm khác trong đêm đầu tiên và những nhạc phẩm khác được thâu hình trong đêm thứ hai sau đó, tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết, tôi muốn dành sự ngạc nhiên và thẩm định của người thưởng ngoạn khi có cuốn DVD trên tay.


Ở tuổi 87, Nhạc sĩ Anh Bằng đáng lý ra có thể "gác kiếm" nghỉ ngơi sau khi đã dành cuộc đời mình cho nền âm nhạc Việt từ trong nước ra đến hải ngoại. Tuy nhiên, ông vẫn suy tư trăn trở trước những nỗi đau thương của đất nước và lo lắng cho tương lai của nền văn hoá Việt nói chung và âm nhạc Việt ở hải ngoại nói riêng. Với những ưu tư đó, ông đã sáng lập và dìu dắt các thế hệ tiếp nối trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ từ những ngày đầu. Điểm đặc biệt mà mọi người đều kính mến ông là đức tính khiêm nhường, tấm lòng ưu ái và tình cảm của ông dành cho tất cả mọi người. Trong đêm thâu hình, ông đứng lặng lẻ trong một góc tối của studio, trong khi mọi người đang ngồi say sưa thưởng thức dòng nhạc của ông. Khi tôi đến bên cạnh để hỏi sao ông không ngồi xuống để nghỉ chân một lát cho khoẻ, ông cười hiền từ trả lời rằng ông muốn đứng để tỏ lòng mến trọng mọi người và để xem coi ông có thể giúp được gì không. Thật ra thì các anh chị từ những người quay phim, đạo diễn, chuyên viên kỷ thuật, các chuyên viên thiết kế sân khấu, ánh sáng, đến các MC, ca sĩ, v.v. đều làm việc rất nhịp nhàng dưới sự đạo diễn của nhạc sĩ Trúc Hồ. Cảm động hơn, trong những lúc nghỉ giữa những màn trình diễn, ông còn đi đến từng bàn, hỏi han và mang nước uống đến cho từng người. Dù là một nhạc sĩ đã thành danh, ông luôn hoà đồng và thân mật với tất cả mọi người. Có lẽ vì vậy mà ông luôn được sự yêu mến của mọi người, như những bó hoa tươi đầy hương sắc mà mọi người ưu ái trao tặng cho ông trên sân khấu ngày hôm đó sau khi các màn trình diễn chấm dứt. Một điều chắc chắn là tình cảm của mọi người dành cho ông không chỉ giới hạn trong không gian nhỏ bé của ngày hôm nay, nơi ông đang sống và sáng tác trong nhịp thở của dòng đời lưu vong, mà còn trải rộng về quê hương xa xôi, nơi còn có bao nhiêu người con dân Việt đang sống trong bóng tối ngục tù nhưng luôn yêu mến những nhạc phẩm của ông.

Mong một ngày không xa, chúng ta sẽ có một đêm nhạc với chủ đề "Anh Bằng, Dòng Nhạc Ngày Về Trong Vinh Quang Chiến Thắng".

-Cao Minh Hưng-

www.caulacbotinhnghesi.netx

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.