Hôm nay,  

Anh Nguyễn Đức Quang & Trái Tim Thanh Niên

04/04/201100:00:00(Xem: 5537)

Anh Nguyễn Đức Quang & Trái Tim Thanh Niên

Nguyên Thắng

Thuộc thế hệ sanh ra vào năm đất nước bị chia đôi, tôi bước chân vào ngưỡng cửa Trung Học khi chiến tranh đang đến hồi khốc liệt, đời sống thành phố ngày càng xáo trộn, bất an. Lớn thêm tí nữa, khi tầm mắt muốn nhìn về tương lai, tôi và các bạn cùng tuổi càng vô cùng hoang mang và mờ mịt, bất định trong cơn hổn mang của miền Nam cùng với chính biến, xuống đường, chiến sự leo thang từng ngày.
Không tìm được niềm tin, lý tưởng và định hướng tương lai, âm nhạc trở thành một người bạn, là liều thuốc an thần hiếm hoi của giới thanh niên, SVHS lúc bấy giờ. Bạn bè tôi, có những người tìm quên, sống vội qua bằng cách thả hồn theo những bản nhạc ngoại quốc "Top Hit" hàng tuần trên đài phát thanh quân đội Hoa-Kỳ. Người thích nhạc Việt Nam thì tìm đến những quán cà-phê mọc lên ở những góc đường, con hẻm để ray rứt với những "Ca khúc Da vàng", "Kinh Việt Nam" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay những tình khúc không tên của Vũ Thành An. Trong giai đoạn này, những bài ca Cộng Đồng đệm với guitar thùng đã đến với thanh niên, sinh viên ở khuôn viên ngoài trời, sân cỏ hay trong thính đường đại học và được đón nhận nhiệt thành. Phong trào nhạc Cộng Đồng đã đáp ứng được nhu cầu của giới thanh niên, SVHS để giải tỏa tâm trạng bức xúc, bế tắc vì chán ghét chiến tranh, mất mát niềm tin, bất mãn với thời cuộc, phẫn nộ với thân phận... Để rồi những bài hát sáng tác bởi các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Miên Đức Thắng... trở thành những mồi lửa châm vào những thùng thuốc nổ chất chứa trong lòng người thành niên, bộc phát thành những cuộc xuống đường, đốt xe, đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước... Sinh hoạt người dân thành phố vốn bất ổn lại càng hổn loạn! Làng xóm miền Nam vốn tan tác vì chiến tranh lại càng tả tơi!... Sau này nhìn lại, tìm hiểu thêm mới biết những tác giả của những ca khúc gây nhiều tác động trong giới trẻ lúc bấy giờ nằm trongphong trào "Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe" là tổ chức có chỉ đạo, và có mục tiêu giai đoạn [1].
Trong ước muốn đi tìm một sinh hoạt thanh niên lành mạnh để tham gia, tôi đã có cơ duyên gia nhập phong trào Hướng Đạo Việt Nam (HDVN) và sau đó là Ban Xã Hội trường Trung Học tại Sàigòn. Nơi đây, tôi được làm quen với những bài ca sinh hoạt, trong khung cảnh bình dị, hồn nhiên của người thanh niên. Cũng với tiếng đàn thùng, tiếng vỗ tay đánh nhịp, sinh hoạt niên thiếu của tôi đã gắn bó, đầy ắp kỷ niệm với những bài "đông ca" này. Để rồi sau này, tôi mới biết đa số những bài ca thân thiết này là những bài Du Ca [2] sáng tác bởi anh Nguyễn Đức Quang, người Nhạc Sĩ, người Trưởng Hướng Đạo tôi chưa hề có dịp gặp mặt, nhưng tâm hồn anh gửi gấm qua những lời ca đã đến với chúng tôi từ lâu lắm rồi, khi tôi và các bạn vẫn còn ngơ ngác mới bước vào quãng đời Trung Học. 
Tôi còn nhớ, trong mỗi lần sinh hoạt HD, để nhắc nhở nhau tinh thần tập thể, nuôi dưỡng tình đồng đội trong những những trò chơi lớn thi đua cùng các đội khác, hay khi phải tranh cãi nhau điều gì chúng tôi cùng ca bài "Không Phải Là Lúc" với những câu như "Không phải là lúc ta ngồi mà cãi xuông, không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai bắt đầu"", và "Không phải là lúc cứ ngồi đòi có được tốt đẹp, mà phải khởi từ nhọc nhằn hay nát bét... chính chúng ta đi trong đêm đen ra bình minh" đã theo tôi góp tay trong mọi sinh hoạt tập thể mãi đến sau này. Tôi cũng không thể nào quên những lần công tác ở Cô Nhi Viện Long Thành, ở những cuộc cứu trợ đồng bào nạn nhân thiên tai, ở trại tạm cư đồng bào tị nạn sau những trận giao tranh vùng ven đô, hay những lần ủy lạo chiến sĩ ở những tiền đồn heo hút… Sau một ngày công tác trở về lại thành phố, dưới ánh nắng chiều, thoảng mùi hương đồng ruộng vùng ngoại ô, Thầy hướng dẫn khối xã hội và chúng tôi cất tiếng hát to với tất cả niềm hăng say tuổi trẻ toát ra từ lồng ngực: “… Cùng đi lay Trường Sơn, cùng đi xoay Hoành Sơn, cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm…” , với niềm tin vào tinh thần quật cường của giống nòi “… Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người, làm người ngang tàng, phải chọn làm người dân Nam…”, và mặc cho mọi tị hiềm, ly tán đang diễn ra trong lòng thành phố, chúng tôi tự nhắc nhở nhau "Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương... Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa thanh bình..." và “… Đường Việt-Nam mời những bước chân rời, sát nhau lại vì đường vẫn còn dài…”.

1975, quê hương không còn chiến tranh, đất nước thống nhất như những người nhạc sĩ "Hát cho dồng bào tôi nghe" và những người thanh niên xuống đường ngày nào đã đòi, nhưng quê huơng vẫn chưa thanh bình, người dân vẫn lầm than... và những bài ca như "Mẹ ơi nuôi con lớn để con làm tù binh", hay "Hát cho dân tôi nghe" đã đi vào lãng quên. Phải chăng vì những bài ca này được sáng tác nhằm mục đích phục vụ giai đoạn, không phải từ tấm lòng biết đau xót với thân phận của người dân"
Nhưng cùng với làn sóng tị nạn đến khắp năm châu hòa cùng với nỗi đau của người dân mình nơi quê nhà ngày càng chồng chất, những sáng tác của anh Nguyễn Đức Quang, đặc biệt là những bài du ca vẫn sống mãi trong lòng người Việt, kể cả thế hệ thanh niên sau này, những người chưa sống với một ngày chiến tranh trên quê cha.
Có lẽ vì người du ca Nguyễn Đức Quang viết nhạc từ trái tim chân thật, đượm tình đồng bào nên những bản nhạc do anh sáng tác đã chan hòa, nối kết những người thanh niên, đã nói lên được tâm tư, khát vọng chung cho một đất nước an bình, cho người dân lành được cơm no, áo ấm, đất nước được tự quyết, người dân có quyền tự chủ lấy chính mình...
Riêng với cộng đồng người Việt vùng HTD, qua nhiều tháng năm, nhạc của người du ca Nguyễn Đức Quang đã gắn liền với nhiều hình thái sinh hoạt của thanh niên SV VN nơi đây. Những bản nhạc này đã cùng là bạn đồng hành với người thanh niên trong những lần "Đi Bộ cho Thuyền Nhân" tổ chức bởi SV liên trường, trong những trại Hè, hay sinh hoạt ngoài trời .... 
30/04/1985 Đánh dấu 10 năm đất nước rơi vào tay CS, Thanh-niên Sinh-Viên Học-Sinh nơi đây đã đến với nhau thực hiện buổi văn nghệ "Đường Việt Nam" lấy chủ đề cùng tên với một sáng tác của anh Nguyễn Đức Quang vào hơn 40 năm trước. Tiếng vỗ tay đánh nhịp hòa cùng lời ca xuất phát từ đáy tim của các bạn thanh thiếu niên cùng quí cụ, quí cô bác tham dư chật cứng hội trường đã bừng lên những ca khúc "Về với Mẹ Cha", "Cho Đồng Bào Tôi", "Việt Nam Quê Hường Ngạo Nghễ", "Đường Việt Nam"... 
Tháng 8, 1987 nhân dịp Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Gobachev đến thủ dô HTD hội kiến với Tổng Thống Hoa-Kỳ Reagan, đồng bào người Việt khắp nơi đã đổ về công trường La Fayette, đối diện với Tòa Bạch Ốc gửi thông điệp đến hai vị lãnh đạo siêu cường từ khước sự áp đặt chủ nghĩa CS trên quê huơng VN và đòi hỏi Khối CS lãnh đạo bởi Sô Viết trả lại tự do, dân chủ cho dân Việt. Một lần nữa, khí thế đấu tranh, hùng khí của giống nòi đã dâng lên cao ngút với liên khúc gồm đa số những bản nhạc du ca bất tử do anh Nguyễn đức Quang sáng tác cùng đồng ca bởi thanh niên sinh viên trong vùng và đồng bào tham dự.
30/04/1990 TNSV tổ chức sinh hoạt Đêm Việt Nam. Dưới chân tượng đài cây bút chì, đồng bào tham dự đã cùng thắp lên ngọn nến gửi về nơi quê nhà lời nguyện cầu ánh sáng sẽ xóa tan bóng tối đang trùm phủ trên quê hương. Nơi đây, một vùng trời HTD sáng lung linh với hàng trăm ngọn nến, vang vọng những bài ca của anh Nguyễn Đức Quang "Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền... Hy vọng đã vươn dậy như làn tên đang rực lên trong màn đêm".... Sau đó, Đêm Việt Nam cùng với những bài ca Quê hương của anh Nguyễn Đức Quang trở thành sinh hoạt tưởng niệm 30/04 tiếp nối nhiều năm tổ chức bởi TNSV Việt Nam ngay tại trung tâm HTD.

Anh Nguyễn Đức Quang giờ đã lìa bỏ cõi tạm, giã từ hành trang là cây đàn thùng gắn bó với anh gần suốt cuộc đời.
Đời người vốn vô thường, có khác chăng là khi còn sinh tiền, anh đã sống trọn với tấm lòng, với trái tim, với những gì anh yêu quí. Cùng với cây đàn, anh đã đến và xây dựng nền móng giáo dục thanh niên qua phong trào Hướng Đạo Việt Nam. Trên khắp các nẽo đường du ca trong và ngoài nước, anh đã với tới và dắt dìu lớp người trẻ sau anh hoang mang lý tưởng trong lúc quê hương tan tác chiến tranh, hay trong làn sóng tị nạn nổi trôi theo vận nước trên khắp góc bể chân trời. Cuộc sống tuy hữu hạn, nhưng tinh thần dũng mãnh của anh cùng những hạt giống trong sáng của ý thức cội nguồn, tình yêu quê hương và lý tưởng dấn thân mà anh gieo trồng sẽ mãi mãi lớn dậy với bao thế hệ thanh niên tiếp nối anh trên "Đường Việt Nam" vô tận, vô cùng...
Tạm biệt người Du Ca, Trưởng Nguyễn Đức Quang. Nguyện cầu anh được an nghĩ và sớm về cõi vĩnh hằng.
Nguyên Thắng
Chú thích:
[1] Trang Wikipedia về phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe":
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_H%C3%A1t_cho_%C4%91%E1%BB%93ng_b%C3%A0o_t%C3%B4i_nghe
[2] Trang Wikipedia về phong trào Du Ca Việt Nam:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Du_ca_Vi%E1%BB%87t_Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.