Hôm nay,  

Buitin'sblog-chuyện Quê Hương (nguồn Voa): Một Câu Nói Thách Thức Trí Khôn Dân Tộc

03/03/201000:00:00(Xem: 4916)

BuiTin'sBlog-Chuyện Quê Hương (Nguồn VOA): Một Câu Nói Thách Thức Trí Khôn Dân Tộc

Bùi Tín
Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng đang công du Ấn độ, quốc gia dân chủ đông dân nhất châu Á. Phóng viên báo Ấn độ Express đã phỏng vấn ông và sáng 26-2 đăng bài trả lời phỏng vấn của ông Trọng.
Nhà báo Ấn độ chỉ hỏi có một ý. Đó là : tình hình Việt nam hiện đã chín muồi cho một hệ thống dân chủ đa đảng hay chưa "
Nhà báo Ấn độ quả là có một cách nhìn sắc bén về Việt nam. Trong bao nhiêu vấn đề, đây quả là vấn đề thời cuộc hệ trọng nhất, cấp bách nhất, còn có thể gọi là mấu chốt, vấn đề số 1 ở Việt nam hiện nay. Nhưng nhóm lãnh đạo CS cố tình né trách, tảng lờ .
Chắc nhà báo Ấn độ của tờ Express đã đọc nhiều tài liệu liên quan đến Việt nam, như bản báo cáo của nhóm tư vấn Kennedy school của Đại học Harvard, chỉ rõ đã đến lúc cải cách cả hệ thống chính trị ở Việt nam, từ hệ thống độc đoán độc đảng, kín mít thiếu công khai minh bạch sang một hệ thống dân chủ pháp quyền thông thoáng, tự do cho tiềm năng tư nhân bung ra. Họ cho rằng cải cách toàn hệ thống là mệnh lệnh của cuộc sống .
 Không thực hiện cải cách cả hệ thống thì các đổi mới bộ phận chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm khi căn bệnh đã hiểm nghèo.
Không cải cách hệ thống thì chống tham nhũng chỉ là hứa suông và xây dựng nền giáo dục mới với nền tự trị đại học chỉ là ảo tưởng. Mà thất bại trong chống tham nhũng và thất bại trong xây dựng nền giáo dục đào tạo nhân tài và nhân lực cho tương lai sẽ là 2 thảm hoạ dân tộc tất yếu.
Ông chủ tịch quốc hội VN đã trả lời rằng : hiện ở Việt nam, xã hội ổn định, phát triển đạt kết quả, đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước đang đi lên, quốc hội ngày càng dân chủ, chế độ một đảng vẫn là hiệu quả nhất . Ông kết luận : riêng tôi, tôi nghĩ không phải nhiều đảng thì nhiều dân chủ, tôi chưa thấy sự cần thiết khách quan của chế độ đa đảng.
Với nội dung trả lời trên đây, ông chủ tịch quốc hội đã nói lên ý nghĩ của toàn dân" hay của đa số nhân dân, của đa số các đại biểu quốc hội hay không "
Tôi nghĩ đây chỉ là ý kiến của bộ chính trị, của trung ương đảng CS, với cái thói quen rất sai lầm và vô duyên là đánh đồng đảng với nhân dân, đồng nhất chế độ độc đảng với đất nước. Như báo của đảng lại lấy tên Nhân dân, mà ý kiến dân thì không biết nói ở đâu !
Ổn định thật ư" Khi số nông dân bị mất đất hàng chục vạn, khi tham nhũng lan tràn như ngập lụt, khi kẻ giàu thì giàu sụ gấp trăm lần địa chủ tư sản thời trước, khi tự do báo chí tệ hơn thời pháp thuộc, khi đạo tặc nhan nhản khắp nơi, bất công lan tràn, ổn định ở đâu "
Đây là một kiểu nói lấy được, nhập nhèm đánh tráo đảng với dân, đánh tráo lòng dân với ý đảng, thiếu lương thiện, đã đến lúc phải chấm dứt trong thời đổi mới, hòa nhập với thế giới văn minh. Câu trả lời này là một thách thức nghiêm trọng đối với trí khôn dân tộc.
Mong rằng sẽ có sớm một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về : nên duy trì chế độc đảng hay chuyển sang chế độ đa đảng trong trật tự và luật pháp, để nhiều đảng vừa ganh đua vừa hợp tác với nhau trong phục vụ nhân dân và đất nước. Cần tổ chức một cuộc thảo luận rốt ráo tại quốc hội và trong toàn dân về chủ đề này, rồi chuẩn bị một đạo luật về hoạt động các đảng chính trị ở nước ta.
Chỉ sau đó, câu trả lời của ông Trọng mới có giá trị.
Trước kia, người lãnh đạo cộng sản thường hay viện cớ đặc điểm châu Á - theo Khổng giáo, Nho giáo, quen phục tùng vua quan, nhà nước, ít quan tâm đến cá nhân riêng tư - , nên không cần (!), không đòi(!) quyền dân chủ.  Có thật vậy không " Vậy thì tại sao dân chủ đa đảng được thay chế độ quân phiệt Pác Chung Hy ở Nam Hàn " sao dân chủ đa đảng được thay chế độ độc đảng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài loan " sao dân chủ đa đảng đã thay cho chế độ quân phiệt Marcos ở Philippin cũng như chế độ quân phiệt Suharto ở Nam Dương. Họ đều là các nước Á châu.


Theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, chia gần 200 nước ra 3 loại :  dân chủ thuần thục (Authentic Democracy), dân chủ từng phần (Partly Democratic) và phản dân chủ  (Anti Democratic), các nước trên đây đều được xếp vào loại 1 và loại 2, còn Việt nam vẫn ở loại 3, lại còn gần cuối loại 3, vì công dân Việt nam chưa có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầu cử theo đúng nghĩa của thế giới !
Đây vừa là xiềng xích, ngăn cản xã hội chống tham nhũng có hiệu quả, ngăn cản pháp luật được thi hành công bằng, ngăn cản việc lựa chọn nhân tài, ngăn cản thực hiện bình đẳng, cơ hội đồng đều cho mọi công dân, cũng vừa là mối nhục lạc hậu về cả chính trị, sản xuất, phân phối, văn hoá, giáo dục y tế, nghĩa là thua kém xa các nước châu Á nói trên, mà khoảng cách vẫn cứ rộng thêm nếu không đổi mới dứt khoát về thể chế chính trị. 
Thưa ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, ông có thấy hay không các nước Đông Âu từ Đông Đức, Tiệp, Hung, Bungari, Balan, Rumani... đã phát triển, ổn định ra sao, tiến bộ mọi mặt như thế nào sau khi từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị.  Ông có thấy Nam Dương, Philippin, Nam Hàn, Đài loan, Malaixia ... đã phát triển ra sao sau khi từ bỏ các chế độ độc tài và thực hiện dân chủ đa đảng "
Vậy thì câu nói : "cho đến nay ở Việt nam chưa có nhu cầu khách quan để chuyển sang hệ thống dân chủ đa đảng"  xin được gửi lại cho riêng ông và những người chung quan điểm với ông. Tôi xin phép khẳng định nếu có một cuộc trưng cầu dân ý công bằng, khách quan, có quan sát quốc tế, sau một cuộc thảo luận ngay thật cỡ quốc gia, mang chủ đề :
"Nên  chuyển  hay  không nên chuyển từ hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong trật tự và luật pháp "",  tôi tin rằng đa số áp đảo cử tri nước ta sẽ chọn con đường dân chủ đa đảng.
Tôi tin tưởng vững chắc vào điều ấy vì tôi tin ở dân tộc và nhân dân ta, tôi tin ở trí khôn của một dân tộc thông minh dũng cảm, luôn ham tiến bộ và gắn bó với thời đại mới.
Tôi tin rằng đông đảo nhân dân ta, Nam-Phụ-Lão-Âú ( vâng, cả các em thiếu nhi đang khôn lớn), bà con Nông Công Thương Binh và Trí thức đều cần tự do để phát triển mọi khả năng sáng tạo. Tôi tin là tình hình hiện đã hoàn toàn chín muồi cho một bước đi quả đoán của dân tộc ta tới phía trước, một bước đi hoà bình mà mang bản chất cách mạng sâu sắc nhất, không cần phải chờ đợi nước láng giềng lớn đi trước mình.
Đây là một cuộc bứt phá ngoạn mục kết hợp bản lĩnh truyền thống quật khởi của dân tộc với những giá trị nhân văn của thời đại.
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đã có một số đảng viên cộng sản tiêu biểu đề nghị với bộ chính trị và toàn đảng CS  đổi tên đảng cộng sản ra đảng Lao động, đảng Xã hội Dân chủ, hay đảng Nhân dân, hoặc tách đảng CS ra làm hai với 2 tên gọi khác nhau, sau đó kết nạp lại đảng viên. Hai hay nhiều đảng như thế coi nhau là bạn, là anh em ruột thịt, cùng nhau ganh đua và hợp tác, vừa ganh đua vừa hợp tác, chỉ có lợi cho nhân dân và đất nước, còn làm cho sinh hoạt chính trị thêm sôi động, lấy toàn dân làm trọng tài. Mỗi đảng sẽ cố gắng cao nhất phục vụ đất nước, ganh đua trong chí công vô tư, bảo nhau cần kiệm liêm chính, giữ trong sạch nội bộ, tuân thủ luật pháp. Hiện hoàn toàn không  như thế.
Đất nước ta đã bỏ qua nhiều thời cơ quý, bỏ phí nhiều thời gian, không thể trì hoãn, chậm trễ 1 ngày, một tháng, một năm là có tội với hiện tại, với thế hệ tương lai, với tiền nhân.
Có cách kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long nào đẹp hơn, có ý nghĩa hơn là Khai Sáng một Thời đại Dân chủ Đích thật, đưa cả 84 triệu người Việt chúng ta lên Ngôi Bá Chủ Đất nước Việt nam !
Nước Việt nam đổi đời, để bay cao, bay xa như  Rồng Thăng Long Nghìn năm trước.
Bùi Tín, Paris 28 - 2- 2010.
(Tác giả Bùi Tín còn có trang blog: www.voanews.com/vietnamese)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.