Hôm nay,  

Một Năm Của “hy Vọng” Và Hứa Hẹn?

12/01/201000:00:00(Xem: 6813)

Một Năm của “Hy Vọng” Và Hứa Hẹn"

Vũ Linh

...nghe cho kỹ thì… chẳng ai thoả mãn hết...

Năm 2008, Thượng Nghị Sĩ Barack Obama tranh cử tổng thống với chủ đề mang lại một niềm Hy Vọng mới cho nước Mỹ, và cho nhân loại luôn! Thông điệp của ông đưa ra không có gì mới lạ vì thực tế mà nói, không một chính trị gia nào tranh cử bất cứ chức vụ gì mà lại không hứa hẹn hy vọng và đổi mới. Nhưng TNS Obama được trời phú cho cái tài ăn nói thao thao bất tuyệt, thu hút được cảm tình và nhất là niềm tin của thiên hạ.
Chưa bao giờ dân Mỹ và thế giới lại có nhiều người say mê thông điệp của một chính khách như lúc này. Mà những người say mê nhất không phải là những người u mê đệ tử các bà đồng, cậu bóng, hay dân cùng đinh nghèo khổ bám víu vào hy vọng để sống. Oái ăm thay lại là những trí thức, học giả, nhà báo, những người tự cho là có đầu óc tiến bộ, văn minh, cởi mở, hiểu biết sự đời. Dĩ nhiên không kể những người cùng màu da với ông ta đã ủng hộ ông một cách vô điều kiện.
Theo dõi các buổi nói chuyện của ứng viên Obama - và sau này, của TT Obama cũng vậy - một bác sĩ phân tâm nổi tiếng, đã nhận xét ông này có khả năng nói chuyện với một cử tọa đông người và hoàn toàn khác biệt chính kiến, nhưng sau khi nghe Obama, thì tất cả mọi người đều ra về với cảm tưởng Obama đã hoàn toàn đồng ý với mình. Không phải ai cũng làm được trò ảo thuật tâm lý này.
Kỹ thuật của TT Obama là luôn luôn nói hai chiều ba phải.
Kiểu như ông giải thích quyết định của ông trong chiến lược Afghanistan: ông chống chiến tranh, nhưng có những cuộc chiến cần thiết; ông chủ trương rút quân, nhưng ngay bây giờ thì cần tăng quân. Những người chống chiến tranh thì chỉ nghe thấy ông bài bác chiến tranh. Người ủng hộ cuộc chiến tại Afghanistan thì lại chỉ nghe thấy ông xác nhận cuộc chiến này cần thiết.
Theo nếp dân chủ... ngoài da, nếu nghe qua loa thì mọi người đều thỏa mãn. Nhưng nếu nghe cho kỹ thì… chẳng ai thoả mãn hết! Vấn đề là thiên hạ ít người chịu nghe cho kỹ và suy nghĩ, mà phần lớn lại chỉ thích nghe và chú tâm vào những ý kiến hợp nhĩ, do đó đa số mới tin tưởng Obama như vậy.
Kỹ thuật thứ hai của ứng viên Obama là hứa hẹn bánh kẹo cho mọi người. Lớn bé không thiếu. Từ các vấn đề quân sự đến kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, cho người già trẻ nam nữ, thuộc đủ loại thành phần xã hội. Mặc dù ai cũng biết chính khách nào cũng hứa hươu hứa vượn, nhưng chưa ai hứa nhiều như ứng viên Obama. Một lần nữa, Obama hay ai đó bên sau, đã đánh đúng tâm lý quần chúng: thích được nghe hứa hẹn mà lại ít thắc mắc những hứa hẹn đó có thể thành sự thật hay không.
Báo Mỹ đâu ít ai nói, lẻ loi chỉ có tờ Saint Petersburg Times theo dõi và đếm ra ứng viên Obama hứa hẹn tổng cộng hơn 500 điều! Một con số không tiền khoáng hậu trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ.
Dù đồng ý hay không về kỹ thuật của ứng viên Obama, ta cũng nhìn nhận nó rất hiệu quả, vì không thiếu gì người thích ăn bánh vẽ đã xúm lại công kênh ông ta vào Tòa Bạch Ốc. Bây giờ, xấp xỉ một năm sau khi TT Obama nhậm chức, ta đã nhìn thấy những gì" Bao nhiêu phần hứa hẹn và hy vọng đã đạt được"
Cũng theo tờ Saint Petersburg Times thì cho đến nay, TT Obama thực hiện được khoảng 100 lời hứa, trong đó có trên 20 lời hứa đã bị “du di” ít nhiều. Những người ủng hộ Obama sẽ nhìn con số này như một thành quả đáng mừng: thực hiện được một phần năm (20%) những lời hứa trong một năm đầu. Không tệ!
Những người không ưa Obama sẽ cho rằng quá ít oi, nhất là hầu hết các điều hứa hẹn đã thực hiện được đều có tính chi tiết, lặt vặt, không đáng kể, hay là những lời hứa chi tiền cho đủ loại chương trình xã hội lắt nhắt. Chẳng hạn như thay đổi điều kiện cho tiểu thương vay vốn làm ăn, gia hạn các chương trình thiện nguyện cho các bô lão, bổ nhiệm một cố vấn đặc trách vấn đề phụ nữ nạn nhân của bạo hành. Toàn là chuyện mà nếu ta đọc báo hàng ngày thì sẽ chẳng thấy báo nào đăng, dù là báo phe ta.
Trong khi đó, những “chuyện lớn” mà ứng viên Obama khua chiêng gõ trống rầm rộ thì lại chưa thực hiện được.
***
Về phương cách trị quốc bình thiên hạ thì ứng viên Obama long trọng hứa hai điều: trong sáng (transparency) và hợp tác lưỡng đảng (bipartisanship).
Trong sáng có nghĩa là mọi quyết định, nhất là các dự luật, đều được thông báo trước, cho toàn dân hiểu rõ, tham gia thảo luận, ít ra vài ba ngày. Đó là lời hứa. Thực tế ta nhìn thấy gì"
Trong năm qua, TT Obama đã cho thông qua vài điều luật quan trọng, trong đó có việc sử dụng quỹ cứu nguy tài chánh (TARP do TT Bush ban hành), ban hành các biện pháp kích động kinh tế (stimulus). Ngoài ra, dự luật cải tổ y tế cũng sắp được biểu quyết. Trong cả ba vấn đề, không có vấn đề nào được đưa đầy đủ chi tiết ra quần chúng vì đều nằm trong các bản dự thảo dầy cả ngàn trang, chi chít những tiểu tiết, quà cáp, mà các nhà lập pháp mặc cả qua điện thoại hay trong phòng kín với nhau, và với Tòa Bạch Ốc.
Chẳng hạn như TT Obama điện thoại cho dân biểu Cao Quang Ánh, hay Chủ Tịch Thượng Viện họp riêng với các thượng nghị sĩ Nebraska và Louisiana, để được phiếu của họ!!!
Đài truyền hình C-SPAN, chuyên trực tiếp truyền hình các cuộc tranh luận tại quốc hội, thì than phiền TT Obama đã không giữ lời hứa trị quốc một cách trong sáng, và viết thư chính thức đòi hỏi được thu hình trực tiếp các cuộc tranh luận về cải tổ y tế đang diễn ra trong hậu trường giữa Tòa Bạch Ốc và các lãnh tụ Dân Chủ. Không ai biết rõ ràng những gì đã được trao đổi. Báo Mỹ gọi đây là phương cách làm việc theo trường phái mafia Chicago. Nôm na dễ hiểu là băng đảng Chicago.
TT Obama cũng từng đả kích tính “cực đoan” của chính quyền Bush và hứa hẹn một chính sách dung hòa để tạo được hợp tác lưỡng đảng.
Trong suốt năm qua, mấy lần quốc hội bỏ phiếu, nếu TT Obama kiếm được một hay hai phiếu của phe Cộng Hòa, thì đã được coi như là một thành quả vĩ đại. Dĩ nhiên là báo phe ta đã đổ thừa cho đối lập Cộng Hòa không hợp tác, nhưng lại cố lờ đi chuyện hàng chục dân biểu Dân Chủ bảo thủ cũng đã bỏ phiếu chống.


Vấn đề là phải làm sao để đạt được hợp tác của đối lập qua những chính sách tương đối ôn hòa có thể được sự ủng hộ của khối bảo thủ, chứ nếu cứ khư khư đưa ra những đề nghị quá thiên tả thì đừng nên hứa hẹn hợp tác lưỡng đảng rồi đổ thừa đối lập. Hợp tác lưỡng đảng không có nghĩa là “làm theo tôi bất kể tôi cực đoan tới đâu”.
Hiện nay, Tòa Bạch Ốc đang điều đình riêng với các lãnh tụ Dân Chủ về dự luật cải tổ y tế mà không cho bất cứ một vị dân cử Cộng Hòa nào tham gia. Làm sao có hợp tác lưỡng đảng khi chỉ có một bên họp kín" Xứ Mỹ đã theo quy cách Hà Nội từ thời nào vậy" 
Trong hai vấn đề trên, ta thấy rõ những lời hứa khi tranh cử đã không được giữ.
Nhìn vào năm 2010, không còn ai sẽ nghe TT Obama nhắc đến “trong sáng” và “hợp tác lưỡng đảng”, nhưng bàn dân sẽ được nghe lại trong mùa tranh cử năm 2012, và rồi cũng sẽ không thiếu gì người… vẫn tin và hy vọng.
***
Còn về chính sách an bang tế thế thì ứng viên Obama hứa hơn 500 điều như ta đã thấy phần trên, nhưng tóm lại, có ba vấn đề chính: thay đổi chiến lược chống khủng bố ở trong cũng như ngoài nước; phục hồi kinh tế tạo, công ăn việc làm cho dân, và cải tổ y tế mang bảo hiểm y tế đến cho toàn dân và cắt giảm chi phí y tế.
Cuộc chiến chống khủng bố đã thay hình đổi dạng dưới chính quyền mới. Từ một “cuộc chiến chống khủng bố” (war against terrorism) đã xuống thang thành những “biện pháp phòng ngừa tai họa do người tạo ra” (preventive measures against man-made disasters - ai muốn hiểu sao thì hiểu), kèm theo những lời xin lỗi liên tục lấy lòng khối Hồi giáo, và thái độ coi các viên chức an ninh Mỹ như những tay sát thủ cần bị trừng trị, trong khi lại coi các tên khủng bố như những công dân cần được luật pháp bảo vệ tối đa. Tất cả chẳng đưa đến một tiến bộ nào trong cuộc chiến chống khủng bố tại nội địa. Trái lại, dường như chỉ làm gia tăng những vụ tấn công.
Nếu không nhờ may mắn thì trước ngày Giáng Sinh, gần ba trăm hành khách đã thiệt mạng trong chuyến bay của Northwest Airlines từ Hoà Lan qua Detroit rồi. TT Obama luống cuống, giải thích rằng đó là "hành động đơn lẻ", ba ngày mới hoàn hồn, rồi dũng cảm chỉ trích các cơ quan an ninh là bất lực! Hết đổ thừa cho Bush đến bán cái cho thuộc hạ.
Phải đợi đến hai tuần sau biến cố và sau khi bị chỉ trích mạnh, TT Obama mới lên tiếng nhận trách nhiệm, nhắc lại câu “The Buck Stops Here” của TT Truman. Phản ứng của TT Obama làm thiên hạ nhớ lại quảng cáo “điện thoại ba giờ sáng” của bà Hillary: Obama dường như chưa sẵn sàng ứng phó với biến động lớn.
Chiến lược nương tay chống khủng bố có thể được giới cấp tiến thiên tả và ph ản chiến hoan nghênh, nhưng Osama Bin Laden và các tên khủng bố đã coi như pha. Theo báo cáo mới nhất của bộ Quốc Phòng, trong các tù bị nhốt tại Guantanamo, cứ năm tên được thả thì có một tên hoạt động khủng bố trở lại. Chính tên khủng bố từ Nigeria mới bị bắt đã khoe có ít nhất 20 tay khủng bố khác đang được huấn luyện để tấn công Mỹ trong thời gian tới. Nhưng dĩ nhiên dưới sự bảo vệ chặt chẽ của Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder, không ai được tra khảo hắn và sẽ không ai biết được tổ chức Al Qaeda của hắn đang toan tính những gì. Cho đến nay, lời hứa long trọng bảo vệ nước Mỹ chống khủng bố là một câu hỏi càng ngày càng lớn.
Cuộc chiến tại Iraq được ổn định phần lớn. Lời hứa rút quân có cơ giữ được, nhưng hoàn toàn nhờ chiến lược đôn quân của Bush trước khi ông rời nhiệm sở.
Tại Afghanistan, tình hình càng ngày càng rối ren. Chiến lược mới hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc bầu cử năm 2012: tạm thời tăng quân để bảo vệ cuộc triệt thoái trước mùa tranh cử. Trong chiến lược này, vấn đề an ninh, ổn định và hoà bình lâu dài cho dân Afghanistan hoàn toàn không được coi như một yếu tố đáng chú ý. Cũng không khác gì Kissinger ngày xưa chỉ lo rút quân Mỹ mà không rảnh để quan tâm đến số phận dân Việt ta.
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế, một kế hoạch kích động quy mô 787 tỷ được tung ra. Cho đến nay, chỉ mới có chưa tới một phần ba số tiền trên được chi dùng vì hầu hết quỹ này nhằm vào các mục tiêu tái phân phối lợi tức lâu dài. Tình trạng khủng hoảng gia cư vẫn chưa đi đến đâu, hàng trăm ngàn nhà vẫn bị sai áp và được ngân hàng bán đổ bán tháo trên thị trường. Trong khi đó, một năm sau khi khi kế hoạch cứu nguy được tung ra, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhất từ hơn hai chục năm nay, xấp xỉ trên mười phần trăm, mà không ai nhìn thấy triển vọng giảm bớt.
Cuộc cải tổ y tế được quảng bá như là một cuộc cách mạng xã hội lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ qua, vẫn còn đang trong tình trạng thai nghén mà chưa ai biết khi nào sẽ đập bầu và hình thù cuối cùng sẽ ra sao. Có điều chắc chắc là ta sẽ chứng kiến cảnh một đầu voi khổng lồ với cái đuôi chuột tý hon. Một cách cụ thể, TT Obama và phe cấp tiến sẽ thông qua được dự luật cải tổ y tế và ca khúc khải hoàn như là biến cố của thế kỷ, trong khi lịch sử mai hậu sẽ chỉ nhìn thấy một cuộc cải tổ mà tầm vóc không hơn gì những cải tổ trước đây của các TT Carter, Clinton và Bush, tuy chi phí thì cao gấp bội! Khờ thì cứ chi thôi....
***
Nói chung, theo viện thăm dò dư luận Gallup, TT Obama bắt đầu năm thứ hai của nhiệm kỳ với tỷ lệ hậu thuẫn thấp nhất (50%) và tỷ lệ chống đối cao nhất (44%) trong các tổng thống cận đại Mỹ, từ TT Eisenhower sau Đệ Nhị Thế Chiến đến giờ. Hơn bất cứ dữ kiện nào khác, mấy tỷ lệ này nói lên rõ ràng thành quả của TT Obama trong năm đầu chấp chánh. Như ký giả Steven Thomma đã viết trên báo điện tử McClatchy: năm ngoái Obama hô hào “Yes, We Can”, năm nay, dân Mỹ trả lời “No, You Can’t”. (10-1-10)
Vũ Linh là một chuyên gia kinh tế đang làm việc ngoài Hoa Kỳ cho các tổ chức quốc tế. Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.