Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Đỉnh

01/04/200900:00:00(Xem: 7968)

Sổ Tay Thượng Đỉnh
Nguyễn Xuân Nghĩa

Các Chuyển Động Vĩ Đại... hay Dại Dột
Tuần này, thế giới chứng kiến một chuỗi những cuộc gặp gỡ của các lãnh tụ giàu, mạnh hoặc ngang ngược nhất thế giới - một biến cố hy hữu.
Thời điểm là ở giữa hai cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh và an ninh; địa điểm là một khu vực đang bị căng mỏng và dìm sâu là Âu Châu; tác nhân trong cuộc là Hoa Kỳ, các nước Âu Châu, Liên bang Nga, Iran, Turkey, A Phú Hãn, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v... Trong một chuỗi dài những hội nghị này, người ta có 12 cuộc họp "thượng đỉnh", giữa ít nhất là hai nguyên thủ của các quốc gia liên hệ. Nếu không theo dõi kỹ và hiểu ra bối cảnh của các vấn đề được bàn cãi, người ta có thể rút tỉa kết luận sai, hoặc không lường trước được hậu quả.
KINH TẾ và G20
Các quốc gia trên thế giới đều đang bị khủng hoảng vì sự suy sụp của hệ thống tài chánh và suy thoái của sinh hoạt kinh tế.
Nhóm G20 quy tụ Liên hiệp Âu Châu và 19 quốc gia có sản lượng kinh tế cao nhất, theo thứ tự ABC bằng Anh ngữ là Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nam Dương, Ý, Nhật, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Nam Hàn, Turkey, Anh và Hoa Kỳ. Sau thượng đỉnh ngày 15 tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Hoa Kỳ, G20 sẽ họp thượng đỉnh tại London để đối phó với vấn đề kinh tế nay vẫn chưa thuyên giảm, và đối chiếu hoặc phối hợp các kế hoạch cấp cứu.
Thượng đỉnh được Anh triệu tập tại Âu Châu và Thủ tướng Anh Gordon Brown mời thêm Thủ tướng Thái - không thuộc nhóm G20- vì Thái Lan đang là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Cộng hoà Tiệp đang là Chủ tịch luân phiên của Âu Châu nên cũng tham dự thượng đỉnh, dù nội các đã đổ... một phần vì Mỹ!
Trước khi vào hội nghị, người ta đã thấy tranh luận nổi lên giữa hai bờ Đại tây dương. Hoa Kỳ đề nghị và cổ võ giải pháp tăng chi để kích thích kinh tế và gặp sự phản đối rất mạnh của Đức, Pháp hay Tiệp (và đa số quốc gia khác). Ít nhiều đồng ý với giải pháp tăng chi của Tổng thống Barack Obama thì chỉ có Thủ tướng Anh. Đấy là một vấn đề cho Tổng thống Obama.
Trong các nước Âu Châu, Pháp là quốc gia ồn ào nhất. Tổng thống Nicolas Sarkozy còn hăm dọa... tẩy chay thượng đỉnh nếu trong nghị trình, G20 không thảo luận về việc cải tổ cơ chế tài chánh ngân hàng, là điều Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn tất sau sáu tháng xoay trở! Một vấn đề thứ hai! Lồng trong những dị biệt ấy, một vấn đề chìm bỗng thành nổi cộm: các nước Âu Châu chỉ mong Hoa Kỳ sớm phục hồi, thị trường Mỹ tiếp tục nhập cảng hàng hoá của họ. Đấy là giải pháp tốt đẹp nhất, hơn là tăng chi như Obama đã làm ở nhà - trước sự ngơ ngác của dân Mỹ.
Giữa mấy trận xa luân chiến Âu-Mỹ, một vụ đối đầu có tính chất vừa kinh tế vừa chiến lược sẽ xảy ra giữa Mỹ và Đức, giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Angela Merkel. Đấy là sự kiện nên theo dõi và có thể có hậu quả lâu dài trong quan hệ giữa hai bờ Đại tây dương.
HOA KỲ và ÂU CHÂU
Ra khỏi khuôn khổ kinh tế của G20, các cuộc gặp gỡ ở cấp thượng đỉnh còn đáng chú ý ở hai ngày hội nghị (mùng năm và mùng sáu) tại Praha của Cộng hoà Tiệp giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Âu Châu.
Dưới kỷ nguyên George W. Bush, Âu Châu than phiền là Hoa Kỳ ngang ngược quyết định đơn phương nên nồng nhiệt ủng hộ Barack Obama trong cuộc tranh cử năm ngoái. Bây giờ, Obama là.. Bush. Âu Châu không vui vì Bush tham khảo thì ít mà đòi hòi thì nhiều nên mới đặt kỳ vọng vào Obama.
Họ mong là Obama sẽ tham khảo nhiều hơn, như ông đã hứa hẹn khi tranh cử, và sẽ đòi hỏi ít hơn - giả dụ như đòi hỏi Âu Châu quyết liệt hơn và cáng đáng thêm trách nhiệm chống khủng bố (nay đã được Chính quyền Obama đổi tên thành "tai họa do con người gây ra"!) hoặc các thành viên Âu Châu của Minh ước NATO tăng viện cho chiến trường A Phú Hãn.


Ngược lại, dù ôn hoà và mềm mỏng hơn, Obama cũng yêu cầu là nếu Mỹ tham khảo ý kiến nhiều hơn thì Âu Châu cũng nên yểm trợ nhiều hơn cho A Phú Hãn. Ngộ nhận giữa đôi bên đang được công khai hoá! Và công khai hoá giữa một thời điểm cực kỳ ngặt nghèo.
Quan hệ Âu-Mỹ đang bị xô lệch bởi một quốc gia đệ tam là Liên bang Nga sau khi Nga tấn công Georgia và bắt bí Ukraine bằng khí đốt, qua đó gây sức ép với các nước tiêu thụ khí đốt của Nga.
Các nước Âu Châu mới - Trung và Đông Âu vừa thoát khỏi chế độ Xô viết hai chục năm trước - thì trông đợi vào tình liên đới của Âu Châu cũ sau khi họ đã là thành viên của Liên hiệp Âu Châu và Minh ước NATO. Tình liên đới ấy gặp hai trở ngại: 1) Âu Châu mới bị khủng hoảng tài chánh nặng và có thể sẽ kéo đổ kinh tế Tây Âu đang bị suy trầm nặng, và 2) sức ép rất nặng của Nga về năng lượng và nguyên nhiên vật liệu.
Khi thấy lãnh tụ các nước Pháp hay Đức lại tỏ ý hoà hoãn với Liên bang Nga, và tình liên đới giữa Âu Châu với nhau có giới hạn, thì các nước Âu Châu chỉ còn trông chờ vào Hoa Kỳ. Vào sức mạnh bảo vệ của Minh ước NATO. Nhưng Hoa Kỳ nay lại do Obama lãnh đạo và yêu cầu họ.. chịu khó thoả hiệp vì nước Mỹ đang cần đàm phán với Liên bang Nga.
HOA KỲ và LIÊN BANG NGA
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã gửi thư và bắn ra tín hiệu giảng hoà với lãnh đạo Liên bang Nga: sẵn sàng đình hoãn kế hoạch thiết lập lá chắn chiến lược ballistic missile defense BMD (tại Ba Lan và Cộng hoà Tiệp) nếu Nga gây sức ép với Iran.
Mật thư đó liền bị Nga tiết lộ với lời cự tuyệt!
Trước khi vào thượng đỉnh Nga Mỹ và gặp Obama vào ngày mùng một tại London, Tổng thống Dmitri Medvedev đã dàn trận qua bài diễn văn đọc ngày Chủ Nhật 29: Nga sẽ nói chuyện về Iran lồng trong cuộc đàm phán về một vấn đề rộng lớn hơn. Đó là hệ thống hỏa tiễn chống phi đạn (anti-ballistic missile defense ABM).
Trận thế của Liên bang Nga có nhiều bậc từ thấp đến cao:
Thứ nhất, chuyện Iran là quá quan trọng để đem ra mặc cả! Muốn Nga bỏ rơi đồng minh tại Tehran thì Mỹ phải trả giá cao hơn... Thứ hai, vấn đề không phải là lá chắn BMD tại Ba Lan hay Cộng hoà Tiệp mà là toàn bộ hệ thống phòng thủ bằng hỏa tiễn chống phi đạn của Mỹ (trong khuôn khổ Minh ước NATO). Nói cho dễ hiểu, Hoa Kỳ sẽ không lập hệ thống phòng thủ để bảo vệ Ba Lan, Tiệp, các nước Đông Âu và chấm dứt luôn việc bảo vệ ban nước Cộng hoà Baltic (Latvia, Lithuania và Estonia). Thứ ba, nếu đã bàn về hệ thống ABM của Mỹ thì nên bàn luôn về việc phối hợp Nga-Mỹ để kiểm soát hệ thống này.
Nghĩa là Nga đòi ngồi vào trong pháo đài để học hỏi kỹ thuật và cách tổ chức phòng thủ của Mỹ!
Tổng thống Obama có mót nói chuyện với Nga về Iran - hay chuyện tiếp vận cho chiến trường A Phú Hãn - đến nỗi bẻ gãy luôn mũi nhọn của NATO hay không" Nếu gật đầu, ông sẽ khai tử Minh ước này khi NATO ăn mừng 60 tuổi!
Khi ấy, các thành viên Âu Châu của NATO có lý do gì yểm trợ Hoa Kỳ tại A Phú Hãn không" Khi ấy, Âu Châu có vỡ đôi không, nếu các nước Đông Âu và Trung Âu từ vùng biển Baltic phía Bắc tới khi vực Balkan và Hắc hải phía Nam đề bị Hoa Kỳ thả nổi cho bay về quỹ đạo Nga"
Và nếu Iran được tự tung tự tác nhờ cái thế của Nga, việc các Giáo chủ Tehran sẽ có võ khí nguyên tử là điều tất yếu. Khi ấy, Israel, khối Á Rập Hồi giáo Sunni và Turkey sẽ phản ứng ra sao"
Những câu hỏi ấy càng khiến người ta chú ý đến việc ông Obama sẽ thăm viếng Turkey vào hai ngày sáu và bảy... Một đề mục cực kỳ hấp dẫn!
***
Ngần ấy vấn đề trình bày trong một bối cảnh rất khái quát có thể giúp ta hiểu ra tầm quan trọng của các thượng đỉnh tuần này. May ra thì sẽ hiểu rõ hơn những phát biểu hay kế luận sau mỗi cuộc gặp gỡ. Đây là ta chưa nói về Pakistan, vụ khủng bố vừa xảy ra tại Lahore, về Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc trò chơi nổi của Bắc Hàn là sẽ thử nghiệm hoả tiễn Đại pháo đồng hạng hai, ngay bên lề thượng đỉnh!
Cột báo này sẽ cố gắng theo dõi những diễn biến đó trong mấy ngày tới...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.