Hôm nay,  

‘đi Không Ai Tìm Xác Rơi ...’

31/07/201000:00:00(Xem: 5462)

‘Đi Không Ai Tìm Xác Rơi ...’ 

Giao Chỉ, San Jose
Di sản chiến tranh .
Bài ca của Không Quân Việt Nam đã có những lời hết sức oai hùng nhưng cũng rất ai oán.
“Đi không ai tìm xác rơi.. !”
Đó là những hình ảnh những hy sinh to lớn của chiến sĩ phi công. Thủ tướng Anh Quốc đã có một lần nói rằng: “Chưa bao giờ một số đông đảo nhân dân Đảo quốc đã nhận sự hy sinh lớn lao của một số ít chiến sĩ như vậy. Ý ông nói đến những phi công Anh trong đệ nhị thế chiến đã hiên ngang chống trả với một số áp đảo không quân Đức quốc xã trên bầu trời thủ đô Luân Đôn.
Trong chiến tranh tại Việt Nam từ 1954 đến 1975, lịch sử cũng đã ghi lại biết bao nhiêu gương hy sinh của phi công Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi cái chết đều là một câu chuyện nhưng khi chung sự đã xong thì việc đi tìm xác rơi vẫn còn là đề tài mãi mãi về sau.
Cuộc chiến nào rồi cũng đến ngày chấm dứt, nhưng vấn đề hậu chiến là nguồn cơn của nhiều nhu cầu phải giải tỏa. Sau khi ký hiệp định đình chiến Paris 1973, vấn đề số một của Hoa Kỳ là giải cứu tù binh và tìm người mất tích. Hồ sơ đi tìm xác rơi của bộ quốc phòng Mỹ mở ra trên khắp các quốc gia Đông Dương. Đã có cả trường hợp đặc biệt những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa xác rơi giữa chiến trường cùng với chiến binh Hoa Kỳ được đem về an táng chung tại nghĩa trang Arlington, tại thủ đô nước Mỹ.
Tuy nhiên, riêng về việc đi tìm xác rơi của không quân Việt Nam thì chưa có hoàn cảnh để thực hiện đầy đủ. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn tiến khốc liệt ngay sau khi thoả hiệp hòa bình được công bố. Tiếp theo, sau 30 tháng 4-75 ngay cả nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũng không còn toàn vẹn. Chúng ta không còn miền Nam để tổ chức chính thức việc đi tìm xác rơi.
Niềm đau tháng 7
Bây giờ là tháng 7 năm 2010, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị câu chuyện đời phi công của một thanh niên trẻ Hà Nội đã sống và chết trên bầu trời miền Nam như thế nào.
Tháng 7 năm 1954 thiếu niên tên là Bùi Đại Giang đã một mình di cư vào Nam: Anh là học sinh Hồ Ngọc Cẩn rồi đến Chu Văn An. Tám năm sau chàng thanh niên Hà Nội gia nhập không quân Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1962 du học Hoa Ky. Về nước 1964. Tháng 7 năm 1966, trung úy phi công Bùi Đại Giang thuộc phi đoàn khu trục 514 từ căn cứ Biên Hòa bay trên không phận Bình Dương. Đó là phi vụ thường trực ngày chủ nhật. Máy bay rớt ở vùng trời Hố Bò. Thân tàu cắm sâu xuống vùng ruộng nước. Mũi tàu trong lòng đất quê hương. Chỉ còn thấy đuôi con tàu trên mặt đất. Lúc đó Hố Bò là vùng đất tranh tối tranh sáng. Không quân không tìm được xác phi công. Cả bên cộng sản suốt bao năm cũng không biết người phi công trẻ tuổi Bắc Kỳ di cư đã sống chết ra sao và di hài ngày nay nằm ở chỗ nào.
Đó là câu chuyện “Đi không ai tìm xác rơi.”
Anh phi công đã ra đi vào tháng 7-1966 một ngày Chủ Nhật, lúc 12 giờ trưa. Tại sao lại 12 giờ trưa. Chúng tôi sẽ có câu trả lời. Thiếu niên di cư rời Hà Nội vì hiệp định Genève ký tháng 7-54, anh chết tháng 7-1966 và bây giờ là tháng 7-2010. Tôi xin kể lại câu chuyện đi tìm xác Bùi Đại Giang hầu quý vị.
BÚT KÝ PHẠM KHA :
Câu chuyện bắt đầu như thế nào. Mùa xuân 1964 khi anh Giang thành hôn với cô gái Saigon, thì cô em vợ Phạm Kha chỉ là bé gái nấp bên song cửa nhìn quang cảnh chị đi lấy chồng.
Sau đó cả gia đình ở chung một nhà, anh phi công trẻ Bắc Kỳ, cô đơn coi như ở rể. Bùi Đại Giang trở thành người anh trai của các em.
Khi Giang mất tích, cô vợ trẻ mất tinh thần ôm đứa con dại. Hình ảnh của người phi công ra đi không trở lại ghi sâu vào ký ức của cô bé Phạm Kha. Hơn 20 năm sau, cho đến đầu thập niên 90, cô Phạm Kha và gia đình đã định cư yên ổn tại Orange Couty, nhưng vẫn còn nhớ đến phi vụ cuối cùng của người anh rể Bắc Kỳ. Cô nghĩ đến việc đi tìm xác anh, nhưng chỉ bắt đầu từ những tin tức mơ hồ vào năm 2003.


Hoàn toàn cô đơn, không còn chính phủ, không có không quân, không có hội đoàn, cô bắt đầu suy nghĩ một mình. Với hoàn cảnh gia đình lợi tức rất trung bình, người phụ nữ tỵ nạn tự xoay sở để làm công tác gần như không ai có thể nghĩ đến chứ không nói gì đến chuyện hy vọng kết quả thành công. Chúng tôi biết được đầu đuôi câu chuyện và đã khích lệ tác giả viết thành một thiên bút ký. Tựa của tài liệu này sẽ cũng là câu hát nổi danh. “ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI.”
Giới thiệu tác phẩm
Cuốn sách gồm có 20 phân đoạn hết sức hấp dẫn và sống động. Câu chuyện kể từ đầu lúc chị em tìm hiểu về phi vụ cất cánh từ Biên Hòa vào năm 1966. Cho đến khi trải qua bao nhiêu gian nan trở ngại tìm được xác anh hùng để cải táng với sự tham dự của dân làng và các cán bộ cựu thù. Xin hãy đọc qua các tựa đề của mỗi đoạn để thấy những diễn tiến ra sao:
Nghĩa tử nghĩa tận. Định mệnh đưa đường. Đường lên Bến Súc. Một nhà nhiều ý. Ngổn ngang tâm sự. Lại lên đường. Saigon, năm Dậu. Giao thiêp với chính quyền. Đụng độ công an. Vẫn còn gian nan. Tiến thoái lưỡng nan. Vẫn chưa sáng sủa. Nản chí anh hùng. Cầu khẩn tứ phương. Tin vui giữa tuyệt vọng. Lắm thầy nhiều ma. Chiếc đồng hồ của người phi công. Lễ an táng sau 40 năm. Cha con hội ngộ.
Như vậy cô bé Phạm Kha nhận người anh rể vào gia đình năm 1964 cho đến khi tìm được xác anh năm 2005 là 41 năm. Anh phi công Bùi Đại Giang bay phi vụ 1966 ghi là mất tích, để lại vợ và một con trai.
Sự thật anh không hề mất tích. Mũi phi cơ đâm xuống lòng đất Hố Bò thật sâu. Phần đuôi máy bay còn lại đã bị dân làng và bộ đội săn nhặt tiêu tan. Phần đầu máy bay đâm xuống quá xâu nên chẳng còn dấu vết. Việc đào bới được cũng chỉ là may mắn. Ai mà biết rằng sau khi đào sâu dưới lòng đất, toàn bộ mũi tàu bay và cả buồng lái trong đó có anh phi công vẫn còn ngồi chờ hơn 40 năm. Một phần quân phục, giây ba chạc, dù thoát hiểm, phao cấp cứu, dao bay vẫn còn ôm ấp di hài Bùi Đại Giang bây giờ chỉ còn bộ xương. Phi cơ đâm thẳng xuống lòng đất. Phi công chết ngay tức khắc. Đồng hồ bay còn gần nguyên vẹn những cây kim chỉ đúng 12 giờ trưa.
Toàn bộ di vật được cô Phạm Kha trao tặng cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Tháng 7 năm nay 2010 chúng tôi thu xếp di vật dành riêng cho cho câu chuyện này trong một tủ kính ở khu Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Trong đoạn cuối của câu chuyện, tác giả Phạm Kha có ghi lại vào năm 2006 đã đưa con trai của người phi công về làm giỗ cho cha tại nơi anh được cải táng.
Quý vị có biết rằng, di hài vị tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tự vẫn tại Lai Khê, đã được gia đình đưa về an táng ở Sơn Tây. Nơi làng cũ của ông, hiện nay có thờ bài vị của Lê Nguyên Vỹ, được gọi tướng công tư lệnh sư đoàn Lai Khê của quân đội Saigon.
Cũng như vậy, đám tang cải táng di hài phi công Bùi Đại Giang đã được dân làng tại Hố Bò rất tôn kính và vì nể. Từ chính quyền xã ấp đến dân thường đều quan tâm câu chuyện cô gái Việt kiều về tìm xác anh rể. Mỗi năm, vào tháng 7, gia đình từ Cali về Hố Bò làm giỗ, mọi người đều đến thắp nhang. Hình anh phi công trẻ đẹp như thiên thần in trên mộ bia và đặt trên bàn thờ làm mọi người xững sờ xúc động.
Năm nay, tháng 7 trở về, trên ngôi mộ của anh phi công phi đoàn 514 tại Hố Bò có người dân làng   xa lạ thắp hương tưởng niệm. Tại viện bảo tàng Việt Nam San Jose cũng sẽ có một nén hương cho anh Bắc Kỳ Bùi Đại Giang. Nén hương tưởng niệm cho tháng 7-54 Genève cắt đôi đất nước. Nén hương tưởng niệm cho Paris 73 xây dựng hòa bình giả tạo. Rồi đến nén hương cho di tản 75, đất nước thống nhất đã 35 năm mà đau thương sao vẫn chưa thật sự hàn gắn. Ngoài Bùi Đại Giang, thanh niên Hà Nội chết trên không phận Bình Dương, nằm yên nghỉ tại Hố Bò. Ngoài Lê Nguyên Vỹ, chết tại Bến Cát nằm yên nghỉ tại Sơn Tây, còn bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa khác. Ai còn quan tâm là xác các anh đang ở nơi nào...
Tập bút ký “Đi không ai tìm xác rơi” sẽ được IRCC/Dân Sinh xuất bản và sẽ thông báo để quý vị đón mua
Giao Chỉ, San Jose..
Xin lien lac. IRCC 1445 Koll Circle, #110, San Jose, CA 95112. (408) 392-9923.
giaochisanjose@sbcglobal.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.