Hôm nay,  

Nghèo Phải Chịu Cái Eo

19/06/200900:00:00(Xem: 5022)
Nghèo phải chịu cái eo
Trần Bình Nam
Người Việt Nam thường nói “Đã nghèo lại bị cái eo!” để than phiền hoàn cảnh đã nghèo lại gặp phải sự khó khăn. Nhưng ông DeNeen Brown, viết cho báo Mỹ (1) lại nói “Nghèo thì phải mang eo” và dẫn chứng rằng khi nghèo thì cái khó khăn và phiền toái nó chạy theo cái nghèo như nhân với quả chứ không phải là một sự rủi ro. Càng nghèo thì làm gì người nghèo cũng phải tốn nhiều tiền và thì giờ hơn, khó khăn hơn, mệt nhọc hơn, bị đe dọa hơn người có tiền.
Mời các bạn theo dõi câu chuyện “nghèo thì phải mang eo” trong xã hội ngày nay. Ở đây là xã hội Mỹ, một nước ai cũng có cơ hội đồng đều, đa số có xe hơi, không xe mới thì xe cũ, và không ai chết đói.  Ở xã hội khác bức tranh u ám hơn nhiều.
Trước hết nói chuyện mua những thứ lặt vặt dùng hằng ngày trong nhà. Người nghèo có thể không có xe để đi Costco hay Trader Joe phải ra tiệm tạp hóa cạnh nhà mua và cái gì cũng mắc hơn. Một gallon khoảng 4 lít sữa ở đó mắc hơn một gallon sữa ở Costco ít nhất một đồng! Chủ chợ các khu nghèo nói rằng mở chợ ở đó họ phải trả bảo hiểm và chi phí giữ gìn an ninh cao hơn.
Còn nếu đi xa bằng xe buýt để mua rẻ hơn thì một chuyến đi và về cũng mất 5 đồng chưa kể tay xách tay mang lôi thôi lếch thếch.
Nếu bạn nói thì giờ là vàng bạc thì việc giặt áo quần cho mấy đứa nhỏ là tiền bạc. Không có máy giặt trong nhà bạn phải đi giặt ở nhà giặt công cọng. Mất thì giờ và trước khi đi phải chuẩn bị hằng chục đồng quarters 25 xu. Theo thống kê nước Mỹ có 37 triệu người giặt máy công cọng.
Chuyện di chuyển cũng là một cái eo! Nghèo giàu gì ở Mỹ cũng có xe. Khác là người giàu đổi xe mới hằng 5 năm sau khi trả hết nợ xe. Xe mới trong 5 năm đầu tiên chẳng khi nào có vấn đề. Người nghèo đi xe cũ. Xe cũ hay hư lặt vặt. Hỏng xe trên đường lộ vừa mất thì giờ vừa tốn tiền, chưa nói nguy hiểm nếu hỏng xe trên xa lộ. Xe đang sửa phải đi xe nhờ hay xe buýt, biết bao nhiêu phiền toái.
Nghèo thường không mở chương mục ngân hàng (checking account). Lương ba cọc ba đồng tiêu hết ngay không có tiền để dành, mở chương mục làm gì cho tốn giấy mực! Đó là chưa kể nhiều người nghèo không biết cách mở một chương muc ngân hàng. Lãnh chi phiếu tiền lương đổi ra tiền (check cashing) mất ít nhất 2%, chưa nói sau đó phải mất thì giờ ra sở bưu điện hay các cơ sở bán ngân phiếu mua ngân phiếu trả tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền điện thoại, mỗi ngân phiếu ít nhất mất thêm trên dưới 1 mỹ kim.
 Bây giờ là chuyện tiêu trước trả sau (gọi là credit), rất thông thường tại các nước vận hành theo kinh tế thị trường. Người nghèo thường không có credit do nhà băng cấp qua một thẻ credit (gọi là thẻ tín dụng), tiện lợi ở chỗ tiêu gì nhà băng trả tiền trước mình trả tiền lại cho nhà băng sau. Nếu trả hết hằng tháng theo “bill” nhà băng gởi tới thì khỏi trả tiền lời.
Người nghèo muốn có tiền tiêu trước phải vay nợ tại các cơ sở “Payday Advance” tức các cơ sở ứng tiền mặt rồi lấy lại khi bạn lãnh lương. Ứng trước bạn trả tiền lời đợt đầu và dịch vụ, khi đổi chi phiếu lương ra tiền bạn trả tiền dịch vụ đợt hai. Cuối cùng cái chi phiếu lương đã không lớn gì lắm bị teo lại. Báo chí và các tổ chức bênh vực người nghèo thường lên tiếng chỉ trích các cơ sở “Payday Advance” làm ăn cắt cổ. Cắt cổ thì cắt cổ thật, nhưng không ai trả lời câu hỏi: nếu không có các cơ sở đó thì người nghèo lấy tiền đâu mua bánh mì cho con, hay trả cái “bill” đáo hạn khi ngày lãnh lương chưa tới mà tiền lương tuần trước đã cạn!

Nếu được cho vay bạn phải trả bao nhiêu tiền lời" Ông DeNeen Brown trong bài báo “Poor" Pay up.”, cho một thí dụ như sau xẩy ra thường ngày trong vùng thủ đô Washington. Tiền lời để được ứng trước $300 trong một tuần lễ là $46.50 (theo giá thông dụng vay $100 trả $15.5 tiền lời), như vậy theo phép tính lãi xuất đơn giản bạn vay với lãi suất hằng năm là 806% . Và bạn trả cách nào" Rất đơn giản! Bạn viết một giấy nợ $347.50 cho chủ nợ (gồm $346.50 vốn và lời cộng $1.00 dịch vụ) chủ nợ giao lại cho bạn $300 tiền mặt. Cuối tuần bạn cầm chi phiếu lương tới, thí dụ chi phiếu $900 (lương một tuần của bạn) để đổi lấy tiền mặt. Chi phí đổi tiền mặt là $2 cho mỗi $100. Giao chi phiếu lương, bạn còn lại $882.00. Chưa hết. Còn trừ $347.50 tiền vay! Bạn sẽ nhận được $534.50. Ít quá so với chi phiếu $900. Bạn than! Nhưng bạn sẽ cố an ủi, vài hôm hết tiền ta lại đến vay lo gì.
Chính quyền Washington D.C. cho rằng cơ sở ứng tiền trước bóc lột người nghèo nên ra luật hạn chế lãi xuất hằng năm không được quá  24%, thế là các cơ sở ứng tiền thi nhau đóng cửa. Người nghèo được bênh vực nhưng thấy khổ hơn vì thiếu tiền trước ngày lãnh lương không biết xoay xở ra sao.
Ông Douglas  J. Besharov thuộc Viện nghiên cứu American Enterprise Institute – AEI (một viện nghiên cứu khuynh hữu tin rằng “chịu làm việc thì giàu, nghèo chỉ vì lười thôi!”) ghi nhận rằng người nghèo bị áp lực tinh thần sinh ra bệnh tâm thần.
Ông Jacob Carter kể lại một chuyện ông thấy tại siêu thị Giant trong vùng SE Washington D.C. Một khách đi chợ áo quần lôi thôi đẩy một xe cart đầy hàng gồm thực phẩm và vật dụng khác ra quầy tính tiền. Nhân viên đứng quầy cho các món hàng qua quầy, máy điện tử đếm và chỉ tổng số $52.07 . Khách nói “Xin lỗi, tôi chỉ có $43”. Người giữ quầy nói: “Vậy hãy bỏ bớt hàng lại ”. Khách hàng bỏ lại một chai soda, một bọc khăn giấy, một hộp cánh gà chiên mỡ vừa càu nhàu: “ Đ. Mẹ mấy thứ này ở đây mắc qua”. Xong, máy chỉ $39.07. Người khách đưa tiền cho người giữ quầy. Thối tiền nữa là xong. Bỗng người khách đổi ý: “Trả tiền lại cho tôi, đ. m. ở đây cái gì cũng mắc quá trời tôi không mua nữa. Bà nội tôi nói cửa hàng này bán gì cũng với giá cắt cổ”. Người giữ quầy giận dữ gọi quản lý.  Chị quản lý đứng tuổi nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp chạy tới, nghe câu chuyện không hỏi thêm một câu gì vội vàng lấy tiền trả lại cho người khách và cười rất tươi “Chúc ông một ngày gặp nhiều may mắn”.
Nghèo còn có nhiều khổ khác. Nghèo vừa thì không có tiền “down payment” để mua nhà phải ở nhà thuê.  Nghèo hơn chút nữa không mua nổi xe phải đi làm bằng phương tiện chuyên chở công cọng, chính yếu là xe buýt. Thuê nhà tiền thuê đôi khi cao hơn tiền trả hằng tháng nếu mua nhà. Ông DeNeen Brown thuật lời cô Nicolas: “Nếu có xe tôi mất 10 phút từ nhà đến chỗ làm. Không xe đi buýt transfer một lần mất tổng cọng 1 giờ. Xe buýt 30 phút một chuyến. Trung bình mỗi lần tôi mất 15 phút chờ xe, đôi khi chờ dưới cơn mưa.”
Ông DeNeen Brown nói không sai. Đúng là “Nghèo phải chịu cái eo”. Nhưng có phải nghèo chỉ vì lười như viện AEI tin không" Cái này thì chưa chắc, còn chờ nghiên cứu và thống kê, cãi qua bàn lại. Nhưng tại Việt Nam có một điều chắc chắn là dân nghèo vì tham quan bóc lột.
Trần Bình Nam
June 18, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1)  “Poor" Pay up.”, The Washington Post National Weekly Edition, May 25-31, 2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.