Hôm nay,  

Hoa Kỳ & Thế Kỷ 21: Ai Sẽ Cứu Ai?

12/02/200900:00:00(Xem: 7361)

Hoa Kỳ & Thế Kỷ 21: Ai Sẽ Cứu Ai"

Nguyễn Xuân Nghĩa
...chẩn đoán lầm nên có khi lợn lành biến thành lợn què...
Kế hoạch cứu nguy của Obama
Cùng một ngày, khi Thượng viện trong tay đảng Dân Chủ biểu quyết kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 838 tỷ đô la và tân Tổng trưởng Ngân khố Tim Geithener công bố kế hoạch cứu nguy tài chánh, thì thị trường chứng khoán Mỹ tuột dốc nặng nề. Vào 30 phút cuối của ngày kinh doanh, chỉ số kỹ nghệ Dow Jones DJIA sụt 420 điểm, trong cả ngày thì mất gần 382 điểm, hay 4,6%.
Vì sao lại có hiện tượng "càng cứu càng nguy" như vậy"
Vì ta... đọc lộn thống kê, chẩn đoán lầm nên có khi lợn lành biến thành lợn què! Và mất tiền oan.
Thay vì trình bày tiếp trận đấu trí giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga như đã dự tính, bài này sẽ trở lại chuyện áo cơm gạo củi của nước Mỹ trong thế kỷ 21.
****
CỨU NGUY NỖI GÌ "
Trước hết, chúng ta cần phân biệt hai ba kế hoạch cứu nguy để hiểu ra sự thể rắc rối của nước Mỹ.
Kế hoạch kích thích kinh tế do Tổng thống Barack Obama hứa hẹn rồi tuyên truyền vận động suốt tuần qua đã được Quốc hội Dân Chủ xào nấu và nêm nếm lại, thành hai thực đơn với hoá đơn 819 tỷ tại Hạ viện và 838 tỷ tại Thượng viện. Kế hoạch hổ lốn này phải được hai viện nấu lại làm một trước khi chuyển qua cho Tổng thống Obama ban hành, nếu còn được.
Kế hoạch thứ hai là cấp cứu hệ thống tài chánh và ngân hàng Mỹ đã được bộ Ngân khố (Tài chánh theo như ta hiểu) đình lại một ngày trước khi công bố hôm Thứ Ba. Đây là kế hoạch làm thị trường chứng khoán tuột giá nặng nề vì dư luận chưng hửng trước một hoá đơn quá lớn, đến cả ngàn tỷ đô la, như theo cách trình bày của Chính quyền Obama.
Thật ra, ông ta bị oan!
Bị oan vì ta chưa hiểu ra từng chi tiết áp dụng - mà chi tiết mới là chuyện chính. Bị oan vì kế hoạch xin tạm gọi là của Tổng trưởng Geithner chẳng có gì là mới lạ hay phiêu lưu ghê gớm như đảng Cộng Hoà đối lập có thể trình bày. Bị oan vì đó là một kế hoạch hỗn hợp giữa Hành pháp Obama với vai trò độc lập của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ và sự tham gia của tư nhân. Và bị oan vì đây chỉ là một nối tiếp với một số điều chỉnh của kế hoạch cứu nguy tài chánh thời Bush, gọi tắt là TARP I. Kế hoạch Geithner chỉ có một chút "cách mạng" hay "đổi mới" do Chính quyền Obama châm thêm.
Cho nên, người ta cần phân biệt hai chuyện gắn liền mà dư luận cứ tưởng là một là 1) cứu nguy hệ thống tài chánh ngân hàng và 2) kích thích kinh tế để ra khỏi nạn suy trầm đã bắt đầu từ tháng 12 năm 2007. Sở dĩ có sự lầm lẫn ấy vì truyền thông hoà lẫn hai hiện tượng ách tắc tín dụng (credit crunch) và cạn kiệt thanh khoản (liquidity crunch). Người viết xin cáo lỗi trước khi phải đi vào mấy chi tiết chuyên môn này, nhưng nếu không hiểu thì ta khó phân biệt... công và tội!
****
GIẢI PHẨU MỘT VỤ KHỦNG HOẢNG
Trăm sự khởi đầu từ trái bóng gia cư khi thiên hạ vay tiền mua nhà mà bất kể tới khả năng trả nợ - do sự khuyến khích "lưỡng đảng" từ thời Carter và Clinton đến thời Bush 43. Khi các chính khách cãi lộn và đổ tội cho nhau, ta đừng dại dột tin, mình không phải là... người Hà Nội.
Khi thị trường gia cư đình trệ sau năm năm bốc giá lên trời, nhiều người vay mượn quá khả năng đã không thể trả nợ và càng không muốn trả nợ vì nhà sụt giá dưới khoản vay mượn năm xưa. Tình trạng ấy gây họa cho các công ty tài trợ và các ngân hàng đã lỡ phóng tay cho vay và đi vay quá sức. Khủng hoảng tài chánh bùng nổ vào tháng Chín năm ngoái khiến các công ty tài trợ hết dám cho vay. Đó là nạn "ách tắc tín dụng".
Hậu quả của "ách tắc tín dụng" là nạn "cạn kiệt thanh khoản" hay "thiếu hiện kim, tiền mặt": kinh tế thiếu tiền mặt vì không ai muốn cho ai vay và người cần vay tiền ngân hàng để duy trì sinh hoạt tiêu thụ hay sản xuất bình thường đều kẹt. Trong khung cảnh kinh tế bị trôi vào chu kỳ suy trầm sau bảy năm tăng trưởng, nạn cạn kiệt thanh khoản dễ làm suy trầm - recession - biến thành suy thoái - depression - và gây ra nguy cơ khủng hoảng - crisis.
Từ tháng Chín năm ngoái, Chính quyền Bush và Quốc hội Dân Chủ đã tìm cách giải quyết nạn "ách tắc tín dụng" với ngân khoản 700 tỷ chia làm hai phần. Mục đích là bơm tiền vào kinh tế như tưới nước khi hạn hán. Vấn đề bất ngờ là nước có sẵn mà vòi bơm không chạy, ống bơm bị nghẹt. Hệ thống tài trợ không làm tròn chức năng bơm tiền đã được Chính quyền và Ngân hàng Trung ương kích thích với cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, dầu thô tuột giá từ 147 đồng tới dưới 40 đô la một thùng cũng tiết kiệm thêm mấy trăm tỷ đô la cho nhu cầu tiêu thụ và sản xuất.
Sau bốn tháng tích cực bơm tiền bằng mọi cách, kinh tế Mỹ đã thực tế thoát khỏi nạn cạn kiệt thanh khoản, tức là có đủ tiền mặt cho nhu cầu chi dụng. Hiện tượng ấy xuất hiện cùng lúc - mà không do - ông Obama tuyên thệ nhậm chức. Chúng ta có thể kiểm chứng điều đó từ lãi suất liên ngân hàng LIBOR trên thị trường tài chánh Mỹ (lại xin lỗi vì một khía cạnh chuyên môn).


Nhưng, dù kinh tế có đủ tiền mặt để ra khỏi nạn cạn kiệt thanh khoản, dàn máy bơm của các ngân hàng vẫn bị nghẹt - ách tắc tín dụng vẫn còn. Hệ thống ngân hàng mất niềm tin vào khả năng trả nợ của thân chủ, và niềm tin ấy là một vấn đề vừa tâm lý chủ quan vừa kỹ thuật về thẩm định rủi ro. Muốn khai thông thì Chính quyền phải trấn an thị trường tài chánh và đảm nhận một phần rủi ro, một nhu cầu vừa chính trị vừa pháp lý và kỹ thuật ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu có phải vượt qua nhu cầu rắc rối đó - và đây là nhận định chủ quan của người viết - kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang ra khỏi đáy vực nhờ thanh khoàn đã có, tới mấy ngàn tỷ đô la. Khi kinh tế hết suy trầm ừ khoảng tháng Sáu đến tháng Chín sắp tới, nãn ách tắc tín dụng cũng sẽ thoái lui. Nói cho dễ hiểu hơn: không phải là ách tắc tín dụng đang làm kinh tế từ suy trầm sụt thành suy thoái.
Nhưng, Chính quyền Obama không thể hứa hẹn với dân chúng và thị trường như vậy nên phải đốt đèn kéo quân chạy ngang chạy dọc, ra điều ta quan tâm đến sinh hoạt của dân chúng. Nhân đó, đảng Dân Chủ nhồi thêm những dự án tào lao để cải tạo xã hội và mua phiếu cho kỳ bầu cử tới. Vì vậy, tuyệt đại đa số Cộng Hoà mới phản đối và đứng ngoài....
****
CHIẾN LƯỢC CỨU NGUY KIỂU OBAMA
Tổng thống Obama là chính khách khôn lanh. Khi dọa nạt dư luận là Mỹ sẽ bị suy thoái cả chục năm như Nhật Bản, hoặc là ông không hiểu gì về kinh tế Nhật - điều hơi khó tin vì ban tham mưu kinh tế của ông phải biết giáo dục về kinh tế - hoặc là ông chơi trò chính trị cao cấp. Ai mà dại dột không hiểu thì cứ ráng chịu!
Chính quyền Obama có chiến lược cứu nguy từ ba mũi phản công, trong đó có cả mũi công do Chính quyền Bush để lại. Thiên hạ khôn ngoan vốn phù thịnh không phù suy nên chả ai nói tới di sản Bush-Paulson (Tổng trưởng Ngân khố cũ) trừ phi để đả kích.
Mũi công thứ nhất là kế hoạch phối hợp giữa bộ Ngân khố, Ngân hàng Trung ương và Hội đồng Bảo đảm Ký thác Ngân hàng FDIC và nhiều cơ quan hành chánh khác nhằm khắc phục nỗi khó khăn và ngại ngần của hệ thống ngân hàng. Chuyện ấy đã khởi sự từ năm ngoái, từ thời Bush.
Mũi thứ hai là chấn chỉnh lại các khoản nợ thối, gom vào một mối cho các "ngân hàng xấu" - được chính quyền bảo trợ - quản lý và thanh toán sau này. Chiến lược này được Tổng trưởng Ngân khố Geithner nghiên cứu và áp dụng với Thống đốc Ngân hàng Trung ương và vị tiền nhiệm là Tổng trưởng Paulson từ khi ông Geithner còn là Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ New York. Phần bổ xung là sẽ cấp thêm 500 tỷ ngoài 1.000 tỷ được Ngân hàng Trung ương để sẵn, bằng máy in bạc.
Mũi thứ ba là Ngân hàng Trung ương cũng chuẩn bị sẵn cả ngàn tỷ để mua lại các khoản tin dụng hạng hai như vay tiền mua xe hay trả học phí, để làm nhẹ gánh tài trợ của các ngân hàng vì hệ thống tài chánh Mỹ còn rụt dè chưa dám mạnh tay cho vay: chỉ 40% lượng tín dụng là được châm vào loại nợ này.
Nếu tổng kết lại thì chiến lược cấp cứu tài chánh của Chính quyền Obama có thể lên tới 2.400 tỷ đô la, chưa kể hơn 800 tỷ do Quốc hội đang xào nấu. Thấy vậy thì ai mà chẳng chột dạ khi ngân sách Mỹ còn bị bội chi năm nay ít ra 1.400 tỷ. Vì vậy, các thị trường chứng khoán mới tuột giá nặng. Nhưng thật ra, các khoản cứu trợ tài chánh ấy chỉ là tiền vay. Và có vay có trả nên ngân sách vẫn còn thu hồi được sau này, và có khi có lợi là chuyện thứ hai. Thứ ba nữa, việc cấp cứu thị trường tín dụng hạng hai ấy chỉ có tính chất giai đoạn và sẽ chấm dứt khi tư doanh hoàn hồn trở lại...
Cho nên, kế hoạch cấp cứu tài chánh của ông Geithner có hy vọng thành công và thành tiền. Nhưng chiến lược cấp cứu kinh tế của Obama thì không.
****
KẾT LUẬN: COI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY
Sở dĩ kế hoạch cứu nguy kinh tế - cấp cứu tài chánh và kích thích kinh tế - không phải là miễn phí, chẳng tốn kém mà còn hy vọng có lời, là vì Quốc hội Dân Chủ đang khi dân chúng hốt hoảng mà chất lên cỗ xe cứu nguy của Obama rất nhiều khoản chi vớ vẩn. Vớ vẩn về kinh tế vì không kích thích sản xuất hay tiêu thụ mà chẳng ngớ ngẩn về chính trị vì bao gồm nhiều kế hoạch cải tạo xã hội để lấy phiếu cử tri cho cuộc bầu cử tới.
Cái giá phải trả cho chuyện mua phiếu này là khối lượng công chi quá lớn. Công chi đó là phí tổn, phải được tài trợ bằng cách đi vay và sau này sẽ trả nợ, cả vốn lẫn lời. Trong khi ấy, một chuyện cấp bách và tốn kém khác - kế hoạch thứ tư - là cứu giúp những người có thể mất nhà vì bị sai áp, sẽ còn gây tranh luận nữa.
Kết luận ở đây là đồng tiền không hề miễn phí - dù có thể in ra mà xài - và ai đó sẽ phải trả sau này. Nếu Chính quyền Obama không nhìn ra hoặc có nhìn ra mà không cản được Quốc hội "phóng tay áo xô đốt nhà tang giấy" nhân nạn suy trầm ngày nay thì con cháu chúng ta sẽ trả nợ. Và đấy cũng là một vấn đề của Hoa Kỳ trong Thế kỷ 21!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.