Hôm nay,  

Bi Hài Kịch ‘dụng Gián’

17/07/201000:00:00(Xem: 7327)

Bi Hài Kịch ‘Dụng Gián’

Nguyễn Xuân Nghĩa

Tri và hành trong thế giới ảo...

Tuần qua, những ai mơ sáng tác truyện gián điệp quốc hẳn là thấy mình được mùa. Thời sự quốc tế bỗng dưng có đầy chuyện còn ly kỳ hơn truyện hư cấu, và có thể là chất liệu cho tiểu thuyết.
Sôi nổi nhất là việc Hoa Kỳ truy tố 12 người Nga về tội - xin đọc kỹ - 1) phục vụ một chính quyền khác mà không khai báo, và 2) rửa tiền. Chứ không phải tội làm gián điệp. Mười người bị bắt ra tòa, một người còn đào thoát tại Cyprus bên Địa trung hải sau khi đóng tiền thế chân, và một người thì sa lưới khá trễ, sau khi 10 người kia đã ra toà... Dù trát tòa thì gọi như vậy, mọi người đều đồng ý rằng các nghi can chính là điệp viên Nga: họ thú nhận như vậy trước toà.
Sau đó, 10 người nọ lập tức được trao trả qua Nga, để đổi lấy bốn người Nga đang bị Liên bang Nga cầm tù về tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ và các nước Tây phương (nước Anh). Chuyện đổi chác này được tiến hành rất nhanh, và trong khi truyền thông báo chí cho nổ lớn câu chuyện, báo chí Nga lại ém vào trong, đăng tin sơ sài, ra cái điều "chuyện không có gì mà ầm ĩ".
Chuyện này thật ra đáng chú ý vì cùng lúc đó một điệp viên cao cấp của tình báo Nga đào thoát qua Mỹ từ năm 2000 bỗng... chuyển sang từ trần tại Florida vì chứng đau tim.
Đại tá Sergei Tretyakov của mật vụ SVR - hậu thân của KGB - dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao cao cấp của Nga tại Canada rồi New York đã liên lạc với tình báo Hoa Kỳ và cùng gia đình vợ con ở lại Mỹ sau khi cung cấp nhiều tin tức quý báu. Dưới hỗn danh "Đồng chí J", ông trở thành nhân vật ly kỳ của một cuốn sách bán chạy, cho tới khi bỗng dưng đau tim mà chết ngày 13 Tháng Sáu vừa qua. Khi còn phục vụ tại Canada ông đã tuyển mộ nhiều điệp viên làm việc cho Nga, nhưng nhắm vào Hoa Kỳ. Trong số 10 điệp viên Nga vừa sa lưới, có những người đã được tuyển mộ tại Canada...
Sự ngẫu nhiên của hai biến cố khiến trí tưởng tượng của chúng ta có quyền bay bổng.
Cùng thời điểm ấy lại có chuyện lạ khác.
Ngày 13 Tháng Bảy vửa qua, một chuyên gia vật lý Iran là Sharam Amiri bỗng xuất hiện tại Toà đại sứ Pakistan ở thủ đô Hoa Kỳ, trong văn phòng đại diện cho quyền lợi của Iran tại Mỹ, để xin.... hồi hương. Sau đó Amiri thong dong về nước, được Iran đón tiếp như một anh hùng và... biến mất!
Là người được coi là biết rõ về kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran, Shahram Amiri bỗng mất tích năm ngoái khi đang đi hành hương tại Saudi Arabia. Khi ấy, Tehran lập tức tố cáo tình báo Hoa Kỳ là đã bắt cóc ông ta. Tháng Sáu vừa rồi, một số hình ảnh của một người tự xưng là Amiri lại xuất hiện với lời cáo buộc là bị Mỹ bắt giữ và tra tấn. Một tháng sau, đương sự bước vào Sứ quán Pakistan tại Washington, rồi được tự do lên máy bay trở về. Trông dáng vẻ hồng hào mạnh khoẻ thì có lẽ đây không thể là một người đã bị giam giữ, và bị tra tấn!
Nhiều viên chức Mỹ tiết lộ là Amiri đã từng hợp tác với Hoa Kỳ từ trước. Một số nguồn tin còn cho rằng Amiri là điệp viên hai mang, nhị trùng, đã cung cấp thông tin sai lạc cho phía Hoa Kỳ về kế hoạch hạch tâm của Iran, khiến bản Lượng định Tình báo của Mỹ năm 2007 gây lúng túng không ít cho Chính quyền Bush vì kết luận rằng Iran không có khả năng chế tạo võ khí tàn sát. Sau này, bây giờ, người ta mới thấy rằng sự lượng định lạc quan ấy là sai.
Sharam Amiri làm việc cho ai, và thành bại ra sao trong thời gian qua, có lẽ các tác giả tiểu thuyết hư cấu sẽ kể lại cho chúng ta sau này. Chứ sự thật thế nào thì khó ai mà biết được!
Vùi sâu dưới một núi tin tức ly kỳ ấy là một chuyện khôi hài tại Anh. Tuần qua, một cựu nhân viên của tình báo đối ngoại Anh (MI6) vừa bị bắt vì muốn bán tin tức bí mật cho Hoà Lan! Chuyên viên điện tử Daniel Houghton này là một tay mơ và sống trong thế giới hoang tưởng của loại điệp viên màn bạc nên bị sa lưới dễ dàng, nhưng cũng nhờ sự cộng tác của tình báo Hoà Lan với nhà chức trách Anh quốc.
Từ chuyện trái bom Iran đến điệp viên Nga hay phản gián Anh, ta thấy rằng vẫn có nhiều người hàng ngày đang sống trong một thế giới lấy hư làm thực, lấy thực làm hư... Vụ gián điệp Nga cũng khiến nhiều người kết luận là Chiến tranh lạnh chưa kết thúc và do đặc tính cộng sản, tình báo của Liên bang Nga tiếp tục coi Hoa Kỳ là một đối tượng.
Câu chuyện coi bộ còn rắc rối hơn vậy.
***
Trong thế giới cứ gọi là toàn cầu hóa ngày nay, chuyện gì xảy ra ở mặt bên kia của trái đất cũng có thể ảnh hưởng đến bên này.
Sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc hay cà phê của Brazil là điều mà nông gia hay doanh nghiệp thực phẩm Mỹ - và nhiều xứ khác - đều phải biết vì ảnh hưởng đến giá cả và chuyện lời lãi của họ. Những phát minh mới trong kỹ nghệ điện toán cũng thế vì có thể thay đổi quy trình sản xuất và kinh doanh của thị trường. Người ta phải mất tiền để có những thông tin ấy, một cách hoàn toàn hợp pháp trong các nước tự do. Tại Trung Quốc mà truy tìm thông tin thị trường như vậy thì có khi vào tù vì tin tức ấy có thể được nhà nước xếp loại vào "bí mật quốc gia". Vụ kỹ sư người Mỹ gốc Hoa tên là Tiết Phong vừa lãnh án tù là một nhắc nhở!
Ở một cấp khác, quốc gia nào cũng muốn biết và cần biết xem xứ khác nghĩ gì, muốn làm gì và có thể làm những gì. Càng có liên hệ về kinh tế hay an ninh - cạnh tranh hay đối tác, đồng minh hay đối thủ - thì càng phải biết. Cao điệu hơn thế vì công phu và tốn kém hơn, một quốc gia cũng còn phải biết những điều mà lãnh đạo của xứ kia không biết, hầu có thể đoán trước phản ứng và chuẩn bị.
Chuyện ấy đã có từ ngàn xưa - quy luật "biết người biết ta", v.v... - và ngày nay lại càng rộng mở đa diện hơn vì các quốc gia liên hệ với nhau nhiều hơn. Nghĩa là trong thế giới toàn cầu hóa, thông tin đã trở thành một nhu cầu thường trực. Nhưng là loại thông tin có lợi, khả tín đáng tin, và cập nhật chứ không là loại tin ôi, quá trễ và vô dụng.
Yếu tố có lợi, hữu dụng hay không, dẫn ta từ chuyện "tri" đến chuyện "hành". Biết để làm gì" Biết mà không làm là cái biết của học giả, nhà nghiên cứu. Biết để mà làm là cái biết của người lãnh đạo, doanh nghiệp hay chính quyền. Trong cái gọi là "làm" ấy còn có một loại hành động tinh vi hơn, là làm cho người khác, xứ khác, hành động thế nào để đem lại lợi ích cho mình. Nghĩa là chi phối cả cái "tri" và "hành" của người khác.
Cứ như vậy mà chúng ta tiến từ thông tin thị trường, tin tức trên internet, tới loại thông tin tình báo và hoạt động gián điệp.
Chuyện ấy tất nhiên phải có giữa các quốc gia đang đối đầu với nhau, như trong thời Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông Tây, cộng sản và tự do, như đã có trong thời chiến tranh nóng giữa các nước Đồng minh và phe Trục, Đức, Nhật, Ý. Ngày nay, dù Chiến tranh lạnh đã tàn lụi từ hai chục năm trước, chuyện ấy vẫn càng phải có.


Các cường quốc có phương tiện và nhiều liên hệ nhất trong một thế giới liên lập toàn cầu là những nước có nhiều nhu cầu thông tin nhất vì phải hành động nhiều nhất. Thí dụ dễ hiểu là Chính quyền Hoa Kỳ cần đoán biết về kết quả bầu cử tại Anh, hay Ba Lan, hay Bỉ, Hoà Lan - là các nước đồng minh - để trù tính lập trường của phe đắc cử trong các vấn đề liên hệ đến quyền lợi Hoa Kỳ, như lập trường của nội các mới của Anh về vấn đề A Phú Hãn, của Ba Lan về Liên bang Nga, của Bỉ và Hoà Lan về Liên hiệp Âu Châu.
Các nước khác cũng thế, họ cần biết về chính trường và lãnh đạo Mỹ vì bị Hoa Kỳ chi phối qua nhiều quyết định của chính quyền mới.
Vì vậy, không nên ngạc nhiên là Liên bang Nga muốn biết về nước Mỹ và còn có tham vọng dùng sự hiểu biết ấy để chi phối các quyết định của lãnh đạo Hoa Kỳ. Trung Quôc cũng đã và đang tiến hành việc ấy. Chúng ta chỉ biết khi họ thất bại và mạng lưới "tri-hành" bị Mỹ xé rách.
Khi nhìn vào toàn cảnh như vậy, ta cần rút kết luận đầu tiên là trong thế giới đó, các cơ quan hữu trách ít khi nào công bố kết quả. Họ thắng thì vẫn giữ im lặng để còn tương kế tựu kế mà ảnh hưởng tiếp đến cái biết của đối phương. Chỉ khi nào họ bại thì ta mới biết! Kết luận ấy dẫn ta tới một nghịch lý: khi nhà chức trách Hoa Kỳ đưa điệp viên Nga ra toà, đồng ý trục xuất để đổi lấy tự do cho bốn người đang bị tù tại Nga, họ nhắm vào chuyện khác, chứ không để khoe thành tích. Chuyện ấy là gì, vài chục năm nữa nay ra ta mới có thể biết.
Trong hiện tại thì chỉ có thể đoán mà thôi.
***
Thì hãy đoán.
Ngay từ sau Cách mạng Tháng 10, năm 1917, Liên bang Xô viết đã có kế hoạch tinh vi về tình báo nhắm vào quốc gia tư bản số một là Hoa Kỳ. Kế hoạch được tiến hành công phu trong nhiều thập niên không chỉ để ăn cắp tin tức tuyệt mật của Mỹ - là sở trường của họ mà một thí dụ là bí mật về nguyên tử.
Liên Xô thừa kiên nhẫn để nhắm cao hơn: cấy người nằm sâu trong hệ thống lãnh đạo Hoa Kỳ. Thành phần này là những người có kiến thức, khả năng và uy tín, đặc biệt không bao giờ bày tỏ lập trường thân cộng, và không sinh hoạt trong các nhóm thiên tả, cực tả hay đảng viên Cộng sản Mỹ. Họ thuộc loại "phái khiển" và chìm rất sâu để lên rất cao trong hệ thống chính trị Mỹ.
Liên Xô thành công mỹ mãn khi nhiều viên chức cao cấp trong các Chính quyền Franklin Roosevelt và Harry Truman là điệp viên KGB và có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong Đệ nhị Thế chiến và sau này. Mãi đến năm 1996, hồ sơ tuyệt mật của Quân báo Mỹ, có bí danh là Venona, mới được công bố khiến thiên hạ chưng hửng. Nhưng, cho đến nay, nhiều thành phần thiên tả, cực tả và thậm chí thân cộng tiếp tục ém nhẹm, phủ nhận hoặc xuyên tạc hồ sơ này.
Tiến trình dụng gián ấy đòi hỏi một thời gian rất dài - vài chục năm - mới đem lại kết quả. Chỉ vì phải điều nghiên để tìm ra "chuẩn ứng viên", những người có thể tuyển mộ. Thử nghiệm và tuyển mộ rồi thì còn phải huấn luyện và cài họ vào loại cơ quan có ích. Cài xong rồi thì phải tiếp tục quản lý và nhất là giúp họ thăng quan tiến chức tới cấp bậc có thể khai thác sau này.
Những tin tức về 12 điệp viên tương đối trẻ - từ 22 đến 30 tuổi - vừa sa lưới cho phép ta suy đoán rằng họ mới chỉ là thành phần được Nga trao phó nhiệm vụ điều nghiên các đối tượng có tiềm năng, để sau này (ai đó) sẽ tuyển mộ. Điều ấy mới giải thích vì sao họ có những hớ hênh kỳ lạ. Đây chưa phải là bộ phận cốt lõi và nếu có thả thì Mỹ cũng chẳng mất gì nhiều, sau khi đã gặt hái được nhiều chuyện khác mà không nói ra.
Nhìn lại thì Hoa Kỳ có nhiều phương tiện - tài chánh và kỹ thuật - để cũng tri và hành trong hệ thống chính trị Nga - hay bất cứ cường quốc nào khác. Nhưng, văn hoá và chính trị Mỹ thiểu hẳn một yếu tố là sự kiên nhẫn.
Ít người Mỹ nào - và gia đình họ - lại có thể nhận lãnh sứ mạng mút chỉ đến vài chục năm để xâm nhập và thăng quan tiến chức trong một xã hội khác. Nhất là các xã hội nghèo nàn bức bí của các quốc gia có thể đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ, như Nga, Tầu, hay các nước Hồi giáo quá khích. Vì vậy, của đi thay người, Hoa Kỳ thiên về giải pháp siêu kỹ thuật, là sở trường của cơ quan NSA chuyên về tình báo điện tử, cho phần thông tin, phần "tri". Phần "hành" thì dùng tiền bạc để mua chuộc, hoặc cả lý luận về ý thức hệ, như lý tưởng tự do, dân chủ.
Vốn dĩ thiếu kiên nhẫn, lại ưa thay đổi chủ trương sau mỗi kỳ bầu cử, hy vọng thành công của Mỹ thường rất thấp. Hoa Kỳ rất dễ hy sinh những người của mình, hoặc biến họ thành chống Mỹ và có khi dùng điệp viên nhị trùng rồi bị dẫn vào quyết định lầm lạc. Một thí dụ là nhân vật Ahmed Chalabi người Iraq được Mỹ tin dùng rất lâu vì có vẻ am hiều tình hình Iraq và chế độ Saddam Hussein. Nhưng không ngờ là Chalabi lại hoạt động cho Iran và có thể đã dẫn Chính quyền Bush vào lầm lạc khi quyết định tấn công Iraq để tiêu diệt võ khí tàn sát WMD không hề có, rốt cuộc Hoa Kỳ lại làm cỗ Iraq cho lãnh đạo Tehran hưởng.
Và ngày nay đang phải thương thuyết với Chính quyền Tehran. Việc Mỹ khai thác và phóng thích nhà khoa học Shahram Amiri của Iran nằm trong chiều hướng đó.
Nhìn vậy thì chế độ dân chủ và quyền tự do thông tin của Mỹ có một ưu điểm hiển nhiên về mặt "tri" vì nâng cao mở rộng sự thông hiểu của cả xã hội. Các xã hội độc tài và đối nghịch thì có lợi thế khai thác sự cởi mở của xã hội Mỹ để đạt kết quả cao hơn về mặt "hành" khi tác động vào nước Mỹ. Một thí dụ khét lẹt chính là vụ khủng bố 9-11 của al-Qaeda, mối nhục cho tình báo Hoa Kỳ và nguồn cổ võ cho các lực lượng khủng bố và các thế lực ghét Mỹ.
Cho nên, chuyện đấu tranh thường trực đó còn kéo dài, và là mỏ vàng cho các tác giả muốn mua vui cũng được một vài trống canh.
Nhưng, nếu suy đến cùng thì dù có cài điệp viên vào cấp cao nhất của xứ khác, người ta có thể làm được những gì" Một chuỗi ảo giác mà tình báo không làm cho trong quang đãng minh bạch hơn, có khi còn gây thêm nhiễu xạ rối mù!
Qua tin tức thu thập được từ bộ Chính trị của đảng Cộng sản Liên Xô, tình báo Mỹ có thể biết là kinh tế xã hội Liên Xô đã rệu rã. Nhưng điều ấy có ích gì nếu không tiên đoán ra sự sụp đổ mà chính Chủ tịch Mikhail Gorbachev cũng không ngờ" Và dù có dày công cấy trồng điệp viên ở mọi nơi và kiểm soát được cả nước, tình báo và mật vụ Xô viết cũng chẳng biết được cái ngày chế độ của họ sụp đổ vào cuối năm 1991!
Năm mươi năm trước ngày đó, khi Hoa Kỳ phong tỏa kinh tế Nhật Bản thì khỏi cần tình báo ta cũng đoán rằng Nhật sẽ phải phản công. Tình báo Hoa Kỳ không biết trước được cách phản công là trận Trân Châu Cảng năm 1941 nên cũng chẳng biết là trong hàng tướng lãnh Nhật, nhiều người không muốn Nhật Hoàng trực tiếp khai chiến với Mỹ vì đoán trước kết quả thảm khốc cho Nhật. Như vậy thì dù biết khá nhiều, trong cả hai phe có ai ngăn được những biến cố long trời lở đất ấy không"
Khi các điệp viên và cả đối tượng họ đang khai thác trong hàng ngũ bên kia còn không biết sự thật thì ngần ấy ngón thực hư cũng đều là chuyện ảo! Chỉ thương những người phải sống - và chết - trong thế giới ảo đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.