Hôm nay,  

Những Ngày Cuối Của VNCH (Nguyên Tác: The Final Collapse Của Đại Tướng Cao Văn Viên) (Tiếp Theo...)

01/07/200800:00:00(Xem: 3723)
(Tiếp theo...)

Lời Bạt

Trong bản Việt ngữ này tác giả muốn nói đôi lời để giải thích thêm về một hai chú thích ở bản Anh ngữ. Tác giả muốn nói thêm về chú thích số 5 ở Chương 9, và phần nói về cơ cấu, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tác giả viết rất ngắn ở bản Anh ngữ vì tác giả không muốn nói nhiều về mình. Nhưng sau này, có nhiều sách vở đã tường thuật lại các sự việc không chính xác nên tác giả thấy cần có những chú thích bổ túc.

Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin tổng thống Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ tổng tham mưu trưởng quá lâu (trên 5 năm), đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận). Lý do tác giả hành động như vậy vì vào khoảng giữa năm 1970, sau một buổi họp với đại tướng Creighton Abrams (tư lệnh MACV) ông ta cho biết, theo tin tòa đại sứ Hoa Kỳ, tổng thống Thiệu có ý định cho trung tướng Đỗ Cao Trí thay thế tác giả. Chờ đợi mãi không thấy lệnh thay thế, tác giả cảm thấy mình không còn được "sủng ái" nên đã xin về hưu.

Trong thời điểm đó, các đối lập chính trị và tay chân thân tín của họ bị loại hay vô hiệu hóa. Với đa số dân biểu, nghị sĩ thân chánh quyền trong quốc hội cùng sự thành lập đảng Dân Chủ, ông Thiệu ở vào thế mạnh. Ngoài ra một số phụ tá trẻ của ông nêu ý kiến nên thay thế các phần tử mà họ cho là già nua và quan liêu. Họ thường nói, muốn có một căn nhà tốt cần thay thế các viên gạch cũ hay các bộ phận vô dụng, và nếu cần, hủy bỏ luôn căn nhà cũ.

Nhưng tại sao ông Thiệu không thay tác giả như đã có ý định" Có thể ông Thiệu nghĩ rằng tác giả không có tham vọng chính trị, và trong quá khứ không phản ông Diệm nên cố giữ lại để có sự ổn định trong quân đội. Nhưng những gì tác giả nghĩ chỉ là giả thuyết mà thôi. Ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, ở vào một hoàn cảnh mập mờ, tác giả không thể nào hăng say phục vụ như trước nữa. Nhưng vì lương tâm nghề nghiệp, tác giả vẫn làm việc như thường, chờ ngày thay thế.

Khi Hiệp Định Ba Lê 1973 được ký kết, quốc sách "Bốn Không" ra đời, lúc mà tất cả hoạt động quân sự có ảnh hưởng đến chính trị, thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các tư lệnh Quân Đoàn, Quân Khu, cùng các tư lệnh Binh Chủng như Không Quân và Hải Quân... được diễn ra trong dinh Độc Lập, thay vì ở Bộ Tổng Tham Mưu như thường lệ. Buổi họp được đặt dưới quyền chủ tọa của tổng thống Thiệu như là Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó tổng thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định, và ra lệnh thẳng cho các nơi. Như vậy, tổng thống Thiệu đã đạt được thế thượng phong tuyệt đối, tập trung mọi quyền hành pháp, lập pháp và quân đội vào một mối duy nhất.

Sau cuộc rút lui thất bại ở quân đoàn II và quân đoàn I, và khi tình hình quân sự trở nên bi đát, tác giả có xin bác sĩ Phạm Hà Thanh (Cục Trưởng Cục Quân Y) thuốc độc (loại Cyanid), vì biết chắc chắn nếu bị bắt sẽ bị cộng sản hành hạ một cách tàn bạo. Bác sĩ Thanh sau khi đi cải tạo về, hiện nay vẫn còn sống ở ngoại ô Saigon.

Tình hình quân sự và chính trị trước và sau ngày tổng thống Thiệu từ chức (21-4-1975) đã được nói đến trong sách rồi, không cần nhắc lại ở đây. Tối Chủ Nhật 27 tháng 4, sau khi quốc hội biểu quyết trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh, vì thời gian quá gấp rút, theo hệ thống quân giai, tác giả trình miệng với trung tướng Trần Văn Đôn, đang là tổng trưởng Quốc Phòng trong nội các của thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, trình lên tổng thống Trần Văn Hương nguyện vọng được về hưu của tác giả đã xin từ năm năm về trước. Tổng thống Hương biết rõ chuyện này nên đã ký sắc lệnh cho tác giả về hưu. Ông Nguyễn Thạch Vân, phụ tá tổng thống, hiện đang sống bên Pháp, biết rõ chuyện này.

Tác giả không hợp tác với tướng Minh vì ông ta có ý định giết tác giả trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963. Tác giả cũng không thể phục vụ cho một chính phủ liên hiệp, và lý do quyết định nhất, là đã ở chức vụ này quá lâu (gần 10 năm), sức khỏe kém và đã xin về hưu 3 lần rồi. Khi biết đã được phép giải ngũ, tác giả liên lạc với Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO) để xin di tản ra Đệ Thất Hạm Đội. Khi rời Việt Nam, tác giả mặc thường phục vì đã về hưu, không chào quân cảnh gác cơ sở, không ai mở cửa thang máy cho tác giả vì trực thăng đậu trên mặt đất trong sân của DAO, và cũng không vui mừng như một đứa con nít như có kẻ ác ý xuyên tạc.

Tiện đây, có mấy việc cũ cần được nêu lên cho chính xác:

Trưa ngày 1 tháng 11, 1963, khi trình diện BTTM để nhận lệnh hành quân (lúc đó tác giả là đại tá, tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù) tác giả được đưa lên gặp tướng Dương Văn Minh thay vì tướng Trần Thiện Khiêm (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) như thường lệ.

Tướng Minh hỏi: "Tụi moi đảo chánh, toa nghĩ sao""

Tác giả trả lời: "Đảo chánh là một quốc gia đại sự, sao tới giờ phút này trung tướng mới cho tôi hay""

Đó là nguyên văn câu hỏi và câu trả lời, không hơn không kém. Trong khi đó, một sĩ quan tùy viên của tướng Minh chĩa súng Carbine vào lưng tác giả. Vài phút sau, đại tá Đỗ Mậu (Giám Đốc An Ninh Quân Đội) kêu tác giả lên đài phát thanh tuyên bố theo phe đảo chánh. Tác giả trả lời là không có gì để tuyên bố cả. Tác giả bị giam giữ tại BTTM và chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc nhờ cảm tình của một số tướng tá (theo phe đảo chánh) và sự can thiệp của vợ mình.

Sáng ngày 2 tháng 11, 1963, tác giả được trả tự do ra về. Vợ tác giả thuật lại: sau khi cuộc đảo chánh bùng nổ, tổng thống Diệm điện thoại hỏi tác giả ở đâu. Sau khi biết tác giả lên BTTM họp và có lẽ bị giam giữ ở đó, tổng thống Diệm dặn người nhà liên lạc với tác giả và nói tác giả điện thoại thẳng cho ông. Chừng một tiếng sau, tổng thống Diệm điện thoại một lần nữa. Khi được biết không còn hy vọng, tổng thống Diệm không nói gì thêm và cũng không khi nào ngỏ ý đến nhà tác giả. Ngoài ra cũng không ai mời tổng thống Diệm đến nhà tác giả như tin đồn.

Về cơ cấu và nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu và vai trò của tác giả.

Nhiệm vụ của BTTM được ấn định bởi sắc lệnh của tổng thống ký vào tháng 7, năm 1970, với chi tiết đã được tóm tắt ở phụ bản A. Tuy nhiên trên thực tế, vai trò của BTTM thăng trầm qua những thời kỳ sau đây.

1965-1967: Tổng Tham Mưu Trưởng (TTMT) là thành viên trong Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (UBLĐQG 1965-1967) nên về phương diện thuần túy quân sự giới chức này chỉ tham khảo ý kiến cuả hai vị Chủ Tịch (Hành Pháp và Lãnh Đạo) khi cần thiết. Trong thời gian này, gần một năm, TTMT cũng kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Lúc đó, nhận thấy Việt Nam chưa có một chiến lược hữu hiệu nào, tác giả có đề ra "Chiến Lược Cô Lập" (Phụ Bản C).

Vào cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống, BTTM trở về vai trò cũ, tác giả chỉ giữ chức vụ TTMT, còn chức tổng trưởng quốc phòng thì trao cho người khác.

Tuy vậy, trong cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của cộng sản vào năm 1968, trước một tình hình nguy hiểm cho sự sống còn của đất nước, tác giả đã tự lấy quyết định cần thiết để lật lại thế cờ. Cộng sản phân tán lực lượng, đánh vào trung tâm điểm các tổ chức hành chánh và quân sự của ta. Ngay tại Saigon-Chợ Lớn, các cơ quan đầu não của chính phủ đều bị đánh phá hay chiếm giữ. Tuy nhiên, nếu một người bị chém đầu thì không thể nào sống, nhưng chỉ bị thương ở tay chân thì còn cứu chữa được. Dựa theo lý do đơn giản đó, tác giả thấy Saigon-Chợ Lớn cần phải được giải tỏa trước nhất.

Trước Tết Mậu Thân, các đơn vị Nhảy Dù, TQLC và một số đơn vị Biệt Động Quân được tăng phái cho các quân khu /quân đoàn. Tại thủ đô chỉ còn lại một tiểu đoàn Nhảy Dù duy nhất. Nửa đêm về sáng, khi phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công, ba đại đội Nhảy Dù được dùng để tăng cường phòng thủ phi trường. Trong thời gian đó, trường Anh Ngữ Quân Đội và đại đội Tổng Hành Dinh thuộc BTTM bị một toán đặc công đánh chiếm và cố thủ. Thấy tấm bảng đại đội "Tổng Hành Dinh," địch tưởng đã chiếm được tổng hành dinh (tức là BTTM) của chúng ta nên không di chuyển ra chiếm tòa nhà chánh nơi đó mới là tổng hành dinh BTTM, với văn phòng Tổng Tham Mưu, Tham Mưu Liên Quân, cùng với trung tâm truyền tin, phòng mật mã và máy móc siêu tần số quan trọng. Nơi này chỉ cách chỗ cộng sản chiếm giữ chừng 300 thước. Đại đội Nhảy Dù còn lại được điều động qua BTTM để tiêu diệt toán đặc công ở đó.

Trước một tình thế mong manh và nguy hiểm như vậy, tác giả lấy quyết định rút hết các đơn vị đang tăng phái ở các quân đoàn bằng cầu không cận và trực thăng. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, tất cả các sân vận động, sân đá banh và trường đua Phú Thọ trong đô thành được xử dụng như bãi đáp trực thăng. Khi tập trung được quân số ước lượng chừng 20 tiểu đoàn, tác giả đích thân chỉ huy cuộc hành quân Trần Hưng Đạo, đánh bật cộng quân ra khỏi ngoại ô Saigon. Các lực lượng Cảnh Sát, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân được sát nhập để tham gia cuộc hành quân này. Cuộc hành quân cũng có sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị Hoa Kỳ và đồng minh có mặt chung quanh thủ đô. Sau khi cộng sản bị đánh bật ra khỏi thủ đô, quyền chỉ huy lại được trả về cho tư lệnh quân đoàn /quân khu III.

Một điểm đặc biệt là các quân nhân thuộc các bộ tham mưu, các nha sở, các kho xăng hay các cơ xưởng quân đội đều được đoàn ngũ hóa thành các đơn vị chiến đấu (chỉ để lại số quân tối thiểu điều hành cơ cấu) để hành quân các vùng lân cận. Vì số sĩ quan ở các bộ tham mưu đông nên ngưòi ta thấy sĩ quan cấp thiếu úy, trung úy giữ vai trò khinh binh và sĩ quan cấp trung tá chỉ huy đại đội.

Khi giải tỏa xong thủ đô, các đơn vị tổng trừ bị và Biệt Động Quân lại được tăng phái trở lại các quân khu /quân đoàn.

Năm 1971-1972: Hai năm 71-72 là khúc quanh quan trọng trong đời sống quân ngũ của tác giả. Như đã nói phần trước, tác giả đã xin tổng thống Thiệu về hưu ba lần nhưng không được nên phải làm việc như thường tuy kém phần hăng say như năm năm về trước. Vai trò của BTTM vẫn không thay đổi trong thời gian này.

Cuối năm 1971 là năm bầu cử tổng thống. Lần này tổng thống Thiệu ra ứng cử với ông Trần Văn Hương. Các liên danh khác bị loại ra vì không đủ điều kiện ấn định bởi luật bầu cử, nên báo chí rêu rao đây là màn "độc diễn" của tổng thống Thiệu.

Trước ngày bầu cử, sau một buổi họp quân sự với các tư lệnh quân đoàn, tư lệnh các quân chủng Không và Hải Quân, TTMT, và tổng trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Vỹ, tổng thống Thiệu hỏi các tướng lãnh về cuộc bầu cử sắp tới. Các tướng lãnh có mặt đều nhiệt liệt ủng hộ liên danh Thiệu-Hương. Khi được hỏi, tác giả trả lời là tổng thống đã có quyết định, nên không có ý kiến gì thêm.

Khi cộng sản mở cuộc tấn công công khai miền Nam qua khu phi quân sự trong năm 1972, cuộc tấn công mà báo chí mệnh danh là "Mùa Hè Đỏ Lửa." Với sự hỗ trợ hùng hậu của Hoa Kỳ như pháo đài bay B-52 và tất cả các loại phi cơ không lực và Hải lực Hoa Kỳ, quân lực VNCH đã anh dũng chiến đấu, bẻ gẫy cuộc tổng tấn công cuả cộng sản, đặc biệt là tại Quảng Trị, Kontum và An Lộc. Lần này BTTM di chuyển nguyên sư đoàn 21 bộ binh từ quân đoàn IV lên quân đoàn III để giải tỏa An Lộc.

Nói về mình là điều đáng ghét. Nhưng tác giả phải nói lên các sự kiện trên để đả phá các luận điệu cho tác giả thiếu sáng kiến và chỉ biết gật đầu.
Năm 1973-1975: Khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết và quốc sách "Bốn Không" ra đời, và khi tổng thống Thiệu thực sự là Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực VNCH, thì BTTM trở thành Bộ Tham Mưu của Tổng Thống. Ông Thiệu ra lệnh thẳng cho các tư lệnh quân đoàn, Không Quân và Hải Quân, và liên lạc thẳng với Tham Mưu Trưởng liên Quân BTTM. Hoa Kỳ biết chuyện này nên trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, tướng Weyand, khuyến cáo chánh phủ nên dành nhiều quyền hành cho BTTM hơn.

Tóm lại, dù ở thời kỳ nào, BTTM vẫn làm đầy đủ vai trò của nó nhất là trong những năm 1968 và năm 1972. Khi có Hiệp Định Ba Lê, BTTM cho thi hành hữu hiệu kế hoạch Trần Hưng Đạo II để phá vỡ mưu mô "lấn đất giành dân" của cộng sản. Các công tác khác được thực hiện sau đó đã tóm tắt trong Chương 4 (Các Khó Khăn và Đường Lối 1973-1974). Tuy BTTM không to lớn hơn bộ tư lệnh MACV của Hoa Kỳ, nhưng có nhân viên tham mưu đủ khả năng và kinh nghiệm. BTTM là một tổ chức có thể nghiên cứu, thiết kế, phối hợp và kiểm soát tất cả vấn đề quân sự, như kế hoạch Trần Hưng Đạo I và II đã nói trên. Trung tâm hành quân BTTM được thiết trí đầy đủ các dụng cụ thu thập, tồn trữ và trình bày trên màn ảnh lớn tất cả các chi tiết cần thiết để cấp chỉ huy có thể lấy quyết định một cách chính xác. Cả Phòng 3 và trung tâm hành quân liên tục theo dõi chặt chẻ tình hình quân sự trên toàn quốc và sẵn sàng cung cấp hay thuyết trình các tin tức quân sự khi cấp trên đòi hỏi.

Hai thí dụ điển hình:

1. Quân Đoàn I không báo cáo cho BTTM về việc sư đoàn 1 BB rút ra khỏi Huế về phiá nam. Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, trưởng Phòng 3/ BTTM biết được việc này qua một giới chức khác. Ngay sau đó, trong một buổi họp tại Dinh Độc Lập, tác giả trình cho tổng thống Thiệu biết việc trên. Tác giả Nguyễn Tấn Hưng, trong sách của ông, nói BTTM không biết việc này là hoàn toàn sai.

2. Việc các tướng lãnh thuộc Quân Đoàn I đã rút trên chiến hạm HQ-4 cũng không được báo cáo về BTTM. Qua hệ thống truyền tin của Hải Quân và Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, tướng Thọ khám phá ra việc này.

Vì là cơ quan đầu não của quân lực VNCH nên BTTM lúc nào cũng có toán trực làm việc 24 trên 24 giờ. Trong những năm 1968, 1972, 1974 và 1975, khi tình hình quân sự khẩn trương, toàn thể BTTM đều "cấm trại," nghĩa là toàn thể nhân viên phải làm việc và ăn ngủ trong doanh trại. Cho nên khi có người viết là một viên chức nào đó gọi điện thoại vào BTTM lúc 4 giờ rưỡi chiều mà không có ai trả lời, là hoàn toàn bịa đặt. Mới đây, trong dịp gặp lại trung tướng Ngô Quang Trưởng, tác giả có hỏi ông là, có phải trong những tháng 3, 4, năm 1975, có lúc ông muốn trình việc với tác giả và phải chờ đến một hai tiếng đồng hồ hay không. Tướng Trưởng trả lời là đâu bao giờ có việc đó. Dù trung tướng Trưởng không nói chuyện được với tác giả, ông vẫn có thể liên lạc được với trung tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, các trưởng phòng BTTM, hay trình thẳng với tổng thống Thiệu. Dựa vào những sự kiện đã nói trên, ta thấy tác giả Nguyễn Tiến Hưng trong tác phẩm The Palace File, đã xuyên tạc là BTTM không làm tròn nhiệm vụ, và tác giả chỉ là một tướng tầm thường, thiếu khả năng và thiếu sáng kiến. Tác giả hoàn toàn bác bỏ những lời chỉ trích và xuyên tạc trong quyển sách nói trên.

Những lý do ông Hưng nêu ra có khi mâu thuẫn với nhau, nhỏ mọn, toàn là khẳng định không có chứng minh, hay chỉ dựa theo lý thuyết nên không thực tế. Có đoạn ông ta chê BTTM có một tổ chức tiếp vận yếu; ở đoạn khác ông khen tướng Đồng Văn Khuyên rất rành rẽ về tiếp vận, tuy biết rằng chính tướng Khuyên là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Ngoài ra trong suốt cuộc chiến, các đơn vị chiến đấu của ta không khi nào thiếu đạn dược, nhiên liệu và lương thực. Khi viện trợ bị cắt giảm, mức độ tiếp tế có thể bị bớt đi nhưng không khi nào bị gián đoạn. Tác giả không tin một đơn vị Hải Quân thiếu ăn phải nhắm mắt cho binh sĩ dưới quyền đi bắt bò của dân. Nếu đúng như vậy, chỉ huy trưởng của đơn vị đó và thuộc hạ phải bị trừng phạt và có thể bị truy tố ra Toà Án Quân Sự. Ngoài ra quân lực VNCH có kho đạn, kho lương thực riêng... và khi đi hành quân các đơn vị ta không tùy thuộc vào hệ thống tiếp tế của đơn vị Mỹ.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.