Hôm nay,  

Bồ Tặng Thụy Sĩ Trận 0-2, Thổ Ngược Dòng Hạ Tiệp 3-2; Bảng B: Croatia , Đức Cùng Vào Vòng Trong; Bảng C: Pháp Và Y Chờ Quyết Định Của Van Basten

17/06/200800:00:00(Xem: 8173)
Ngày chủ nhật 15-6-08 diễn ra 2 trận đấu cùng giờ trên hai sân khác nhau giữa Bồ Đào Nha- Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ- Tiệp Khắc để phân định hơn thua mà chọn hai chiếc vé vào vòng nhì.

Bồ đã thắng Thổ và Tiệp được 6 điểm nên trận thứ ba này không ảnh hưởng đến vị trí đầu bảng A. Do đó họ đã đá không hết sức và tặng cho nước chủ nhà Thụy Sĩ một trận thắng danh dự  2-0 và cũng để các cầu thủ giỏi nghĩ dưỡng sức chờ trận kế tiếp.

Thổ Nhĩ Kỳ và Tiệp Khắc cùng sanh tử quyết đấu và nếu hai đội hòa thì sẽ dùng biện pháp đá luân lưu để dành chiếc vé thứ hai. Cả hai đội đều là bại tướng của Bồ và đều thắng Thụy Sĩ.

Trước trận đấu, người ta đánh giá Tiệp cao hơn Thổ.  Trong hiệp đầu Tiệp đã dẫn trước 1-0 ở phút 34 với quả đội đầu của cầu thủ cao lớn Koller. Qua hiệp nhì, Plasil dứt thêm một quả nữa ở phút 62 nâng lên tỉ số 2-0.

Tới thời điểm này không ai có thể nghĩ là Tiệp sẽ bị thua, nhưng bóng đá có những bất ngờ thú vị. Huấn luyện viên Bruckner đã cho quân rút về thế phòng thủ để bảo vệ thành quả và đây là chiến thuật sai lầm.

Thổ không còn gì để mất và họ vùng lên tấn công. Phút 75 Turan sút banh gỡ 1-2 , phút 87 Nihat gỡ 2-2. Tới lúc này Thổ lên tinh thần và Tiệp bối rối để hai phút sau thua thêm một quả cũng do Nihat phá bẫy việt vị chạy xuống đưa banh bỗng chạm khung thành vào vào lưới trong sự bàng hòang của khán giả Tiệp Khắc. Như vậy chỉ trong vòng 15 phút, Thổ đã dứt 3 bàn thắng, từ tỉ số 0-2 lên đến 3-2, một cuộc lội ngược dòng tuyệt vời trong giải Euro 2008 này.

Như vậy, Bồ chiếm số 1, Thổ chiếm số 2 trong bảng A.

Ở bảng B, Croatia sau khi thắng Ao và Đức chiếm ngôi đầu với 6 điểm. Trận cuối họ gặp Ba Lan thắng hay thua đều không ảnh hưởng. Trong khi đó Đức gặp Ao và chỉ cần hòa là cũng đủ Đức có chiếc vé hạng nhì vào vòng trong vì đã thắng Ba Lan.

Còn Ba Lan phải thắng Croatia và Đức phải thua Ao thì họ mới tiếp tục đi tiếp. Đức mà thua Ao là chuyện khó xảy ra.

Nhưng nếu Áo thắng Đức mà Ba Lan không thắng nổi Croatia thì Ao vào vòng trong.

Chính vì thế trận Đức và Ao cũng gây cấn.

Hiệp đầu, Đức có vài cơ hội làm bàn nhưng bóng không vào lưới. Phút 49, Ballack sút phạt thật mạnh xuyên qua khe hở của hàng rào cầu thủ Ao, thủ môn Ao phản ứng không kịp, ghi tỉ số 1-0 , cũng là bàn thắng duy nhất nhưng cũng đủ đọat chiếc vé thứ nhì vào vòng trong. Đây là một trong những trận cầu kém hấp dẫn nhất của giải Euro 2008 vì sự chênh lệch đẳng cấp giữa Đức và Ao.

Ở sân kia Croatia thắng Ba Lan 1-0 trong những phút đầu củahiệp nhì do công của Klasnic, đúng như dự đóan của giới yêu bóng đá. Và đội bóng này đã thắng cả 3 trận với 9 điểm. Ba Lan và Ao cùng thua Croatia và Đức, hai đội này chỉ gặp nhau và cùng hòa 1-1.

Như vậy vào vòng nhì, số 1 bảng A gặp số 2 bảng B và số 2 bảng A gặp số 1 bảng B. Nghĩa là Bồ Đào Nha sẽ gặp Đức vào ngày Thứ Năm 25-6 và ngày Thứ Sáu 26-6 Croatia sẽ gặp Thổ Nhĩ Kỳ. Hai đội thắng của hai trận này sẽ gặp nhau để tranh bán kết vào ngày Thứ Tư 29-6.

SỐ PHẬN PHÁP -Ý DO VAN BASTEN ĐỊNH ĐỌAT

Ở bảng tử thần C, ngày Thứ Ba 17-6 sẽ có hai trận Hòa Lan-Ronmania và Pháp-Ý đá cùng một lúc tại hai sân khác nhau. Hòa Lan thắng Ý và Pháp được 6 điểm cho nên trận này dù có thua họ cũng vẫn đứng đầu bảng C.

Trong khi đó Pháp và Ý cùng hòa với Romania và cùng thua Hòa Lan, mỗi đội được 1 điểm. Hai đội từng vào chung kết World Cup 2006 sẽ gặp nhau để tranh chiếc vé vào vòng hai và cũng phân hơn thua vì trận năm 2006 phải dùng tới đá luân lưu sau khi cả hai hòa nhau sau 120 phút.

Nếu Hòa Lan không đá hết sức, để cho Romania thắng thì đội này sẽ đọat chiếc vé thứ nhì vào vòng trong vì được 5 điểm ( 2 hòa 1 thắng) và coi như lọai trừ Pháp và Ý và lúc đó kết quả của hai đại gia này sẽ coi như vô nghĩa.

Huấn luyện viên Van Basten đang ở thế phân vân. Báo chí Ý đã lên tiếng yêu cầu ông nên giữ tinh thần yêu bóng đá mà cho cầu thủ áo da cam thi đấu tận tình như đã làm trong hai trận hạ Ý 3-0 và hạ Pháp 4- 1.

Nhưng cũng có thể Van Basten chỉ cho những cầu thủ dự bị ra sân để dưỡng sức cho các cầu thủ chính và cũng là một cơ hội để diệt mối lo sau này vì biết đâu Pháp hay Ý khi vào vòng trong sẽ thắng trận kế tiếp và trở lại gặp Hòa Lan ở trận bán kết .

Và biết đâu Hòa Lan sẽ thua khi gặp lại kẻ đã từng bại dưới tay mình trong cùng một giải, nói gì thì nói Pháp và Ý cũng là những đại gia trong làng bóng đá hiện tại.

Bạn nghĩ dùm Van Basten, ông ta sẽ chọn giải pháp nào, giữa tinh thần yêu bóng đá và mục tiêu đọat chức vô địch Euro 2008.

So sánh chuyện Bồ Đào Nha tặng trận thắng cho đội Thụy Sĩ trong trận cuối của bảng A có khác vì nó chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả sắp hạng của các đội trong bảng.

Nhìn vào bảng D, ngày Thứ Tư 18-6 sẽ có hai trận Tây Ban Nha- Hy Lạp và Thụy Điển-Nga.Coi như Tây Ban Nha đứng đầu bảng và Thụy Điển cùng Nga sẽ phân hơn thua để dành chiếc vé hạng nhì.

Dự đóan vòng hai thì Hòa Lan sẽ gặp Thụy Điển ( hay Nga) và nắm nhiều phần thắng và đội bóng áo da cam này sẽ vào bán kết.

Ngày Thứ Ba 17-6, các trận bảng C thật là hồi hộp. Pháp và Ý ai sẽ thắng và quyết định của Van Basten khi lựa chọn cầu thủ Hòa Lan nào ra sân trong trận gặp Romania.

Chưa bao giờ số phận của hai đội nhất nhì World Cup 2006 lại nằm trong tay của một huấn luyện viên đội khác, thật óai ăm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.