Hôm nay,  

Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật: Kim Vân Kiều Phổ Nhạc

18/04/200900:00:00(Xem: 6391)

SINH HOẠT VĂN HỌC NGHỆ THUẬT: KIM VÂN KIỀU PHỔ NHẠC
Đỗ Bình


Buổi giới thiệu nhạc đã thành công lớn.
Bussy Saint Georges cách Paris 25 Km về hướng đông, cạnh Disney Land. Đây là một thành phố mới kiến trúc tựa kiểu những dãy nhà trên đồi San Francico trông rất sang và đẹp. Thị trưởng thành phố là người rất thiện cảm với người Việt nam,  do sự ưu ái đó nên rất nhiều người Việt về đây cư ngụ. Đa số các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở Paris đều quy tụ về thành phố này. Ngày chủ nhật 12 04 2009 vừa qua  nhạc viện Jean Sébastien Bach tại Bussy, một nhạc viện, lớn, duy nhất dạy đàn Tì Bà,  đàn Tranh Nhật Bản, Trung Hoa  và Việt Nam ... đã tổ chức chiều  sinh hoạt văn hóa chủ đề: Từ Thi Tập Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào NGUYỄN DU  Đến Trường Ca của Quách Vĩnh Thiện. 
Hôm nay trời nắng đẹp, tiết trời ấm áp. Mới 14 giờ 30 hội trường đã đầy chật người, khoảng 160 người tham dự gồm đa số là trí thức văn nghệ sĩ và giới hâm mộ âm nhạc, đặc biệt có sự hiện diện của ông Huges Rondeau thị trưởng thành phố và ông Dominique Daucet giám đốc nhạc viện.
Trong bầu không khí trang nghiêm, thân mật, mở  đầu chương trình  MC Nguyễn Trịnh Nghĩa ,(chủ tịch Hội Bussy Sài Gòn), và MC Thanh Vân, (nhà văn, cựu xướng ngôn viên đài Cần Thơ trước năm 1975). Bằng ngôn ngữ Việt Pháp rất duyên dáng: "Kính thưa quí vị quan khách. Hôm nay chúng tôi, thay mặt ban tổ chức, rất hân hạnh và hân hoan đón tiếp quí vị nơi đây, nhân dịp buổi ra mắt toàn bộ 7 CD phổ nhạc từ tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du.
Hai MC đã trân trọng giới thiệu hai vị khách đặc biệt là ông Huges Rondeau thị trưởng thành phố và ông Dominique Daucet giám đốc nhạc viện, hai vị này đã ngỏ lời chào mừng buổi sinh hoạt văn học và những quan khách Việt nam ở khắp nơi đến thành phố.
Nói về Nguyễn Du, tất cả những người VN đều biết đến qua những vần thơ tuyệt tác, không một VN nào không nằm lòng 1 vài câu thơ Kiều của nhà đại thi hào nầy. 3254 câu thơ diển đạt một cách tài tình, tuyệt diệu, đầy xúc cảm cuộc đời của người thiếu nữ, Thúy Kiều có tài sắc vẹn toàn cầm, kỳ, thi, họa, nhưng vì hiếu, nàng đã bán mình cứu cha,trong khi nàng đã yêu và đã thề nguyền với Kim Trọng, một chàng trai phong nhả, con nhà danh giá. Cuộc đời nàng vì vậy đã phải long đong, trôi dạt, 5 chìm 7 nổi trong vòng 15 năm trường.
Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh đã được mọi người VN yêu thích vì phù hợp với bản tính dân tộc , vì nói lên được tâm trạng của chính người đọc nên mới có việc «bói Kiều ». Và hơn nữa, từ 50 năm nay UNESCO cũng giử gìn, công nhận  đó là 1 di sản văn hóa nhân loại. Mở đầu phần văn học là bài phân tích do giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, tiến sĩ Triết học và Thần học tại đại học Strasbourg, (tác giả nhiều biên luận, nghiên cứu giá trị, ông cũng là hội trưởng  Hội Văn Hóa Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ), Gs Nguyễn  Đăng Trúc trình bày về đề tài:
 Kiều Một  Gia Sản Văn Hóa Nhân Loại
"Vĩ nhân không chỉ là người nắm bắt thời đại bằng tư duy của mình, mà còn giúp con ngời nơi cõi nầy đụng chạm đến vô tận.
Vì thế tự căn nét siêu việt trong tác phẩm và nơi cuộc sống người ấy cống hiến một tấm gương soi dẫn mọi thời đại, mỗi một người trong toàn thể nhân loại.( Karl Jaspers)  . Nhưng đưa tòan bộ thực tại con người, kể cả những nền tảng và định chế xã hội, trực diện với một câu chất vấn duy nhất và căn đế ; chất vấn về ý nghĩa của nhân tính.
Con người là vấn nạn cho chính mình, đó là một câu chất vấn duy nhất gợi hứng cho đạo lý các thánh hiền, cho minh triết của những nhà  tư tưởng đi tiên phong trong các nền văn hoá khác nhau của nhân lọai.
Khi tiếp cận được lời thi ca, cảm hứng được câu chất vấn đến từ bờ bên kia, - lời vượt lên trên những kiến thức giới hạn của con người -, các thánh hiền và các nhà tư tưởng chạm đến con tim con người bất cứ nơi đâu và bất cứ thời đại nào. Sứ điệp của họ được tiếp nhận như là gia sản văn hóa đối với toàn thể nhân loại và đi vào Đại Ký Ức của các dân tộc. Nếu gia sản văn hoá của nhân loại không chuyển đạt điều gì khác hơn là ý nghĩa về nhân tính, thì sứ điệp văn hóa ấy cũng hé lộ cho thấy thân phận con người tự căn vốn kỳ lạ và mâu thuẫn. Nét kỳ lạ ấy là dấu chỉ linh ư vạn vật của nhân tính buộc con người phải dấn thân vào Cuộc Chiến bi thảm, nhưng hào hùng để có thể chu tòan Mệnh làm người của  mình…»
Tiếp theo là phần minh họa Kiều qua bản trường ca của nhạc sĩ Quách  Vĩnh Thiện được sự diễn tả rất tài tình do nữ nhạc sĩ, kiêm ca sĩ Tố Liên  trình bày, người nghệ sĩ đa tài này với ngón đàn huyền ảo và giọng ca vàng đã làm không khí thính phòng say đắm.  
Tiếp theo Phần trình bày của giáo sư Tiến sĩ, Hàn Lâm Lê Mộng Nguyên, ngoài việc giảng dạy đại học, ông còn là một nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm giá trị, ông cũng là một nhà phê bình, ký giả, nhạc sĩ (Trăng Mờ Bên Suối)…Ông phân tích toàn bộ thi tập Kim Vân Kiều  của  Nguyễn Du được phổ thành 77 bài hát do nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện sáng tác : «..chiều hôm nay tại Bussy Saint Georges, trong phòng Hát Lớn của Viện Âm Nhạc Jean-Sébastien BACH, là : Truyện Kiều (3254 câu thơ) của Nguyễn Du do Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc toàn bộ : một công trình vĩ đại, một sáng tác chưa từng có (Le poème Kim Văn Kiều - 3254 vers - de Nguyễn Du mis en musique par le compositeur Quách Vĩnh Thiện : un travail grandiose, une œuvre sans précédent)….Việc ấn loát gồm hai giai đo ạn : 1) Từ tháng Giêng - 2007 đến th.07 2008, NS QVT đã cho Ra Mắt 4 CD : KVK 1, 2, 3, và 4, nghĩa là anh đã làm nhạc để phổ thơ Đoạn Trường Tân Thanh từ câu 1 đến câu 1780; 2) Từ tháng 10- 2008 cho đến tháng 02-2009 : CD KVK 5 « Cá Chậu Chim Lồng » (từ câu 1781 đến câu 2264) xuất bản trong tháng 08-2008, KVK 6 « Hại Nhân Nhân Hại » (từ câu 2265 đến câu 2778) làm  xong tháng Giêng-2009 và KVK 7 « Chữ Tài Chữ Mệnh » (từ câu 2779 đến câu 3254) được hoàn tất trong tháng 02-2009. Công trình vĩ đại này - tôi xin nhấn mạnh một lần nữa - sở dĩ được thực hiện, là nhờ can đảm và ý chí không sờn của tác giả Quách Vĩnh Thiện đã muốn lấy hết sức lực và tài năng của mình với mục đích bình dân hóa Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du, đặng phụng sự một cách thuần túy văn hóa và đất nước Việt nam…»


 Gs Lê Mộng Nguyên đã mời nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện lên diễn đàn, nhạc sĩ QVT đã ngỏ lời tâm tình và cảm ơn sự hiện diện của quan khách.  
Tiếp theo, ca sĩ Ngọc Châu một khuôn mặt xinh xắn, có chất goọng rất đặc biệt  ngọt ngào, truyền cảm làm thổn thức lòng người:
Tiếp theo văn thi sĩ Đỗ Bình, cũng là một nhà soạn nhạc phân tích về truyện Kiều qua dòng nhạc QVT. » :
 «...Những năm gần đây truyện Kiều đã được giới nhạc sĩ phổ thành nhạc. Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người». Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh. . «Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sãn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát.».
 « Trong 3254 câu thơ Kiều, những thanh bằng trắc tạo những nốt trầm bổng cao độ chỉ là "nhạc thơ" có sẵn chứa trong câu thơ. Trong khi "thơ trong nhạc" hay còn gọi là "tính nhạc" gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ. Trong thi tập Đoạn Trường Tân Thanh gồm khá nhiều câu, chữ, chứa sẵn nhạc thơ tạo nên những tiết tấu, ngắt nhịp, xuống câu. ..Phổ thơ .. đây là một việc làm rất khó, cái khó nhất là vì đó là một tác phẩm lớn của dân tộc đòi hỏi nhạc sĩ phải có thực tài, nắm bắt được cái tinh hoa của hồn thơ, tính nhạc toàn thi tập. Nhạc sĩ phải dàn trải giai điệu, nhịp điệu, sắp đặt thể loại soạn thành những cấu trúc đoạn nhạc khác nhau; nhưng vẫn hài hòa, tạo ra từng phân đoạn hợp với tình tiết câu thơ theo nhân vật trong truyện. Cái khó của thơ lục bát là nhịp mạnh thường rơi vào cuối câu vần bằng, do đó nhạc sĩ phải khéo dùng những biến cung để dòng nhạc chuyển tiếp linh động không nhàm chán, lê thê.. Để thực hiện bản trường ca những chuỗi hình nốt, giai điệu, tiếp nối nhau diễn tả dựa trên lời thơ không gián đoạn ý mà soạn cấu trúc nhạc theo lối tây phương. Điểm khó nhất đối với một thi phẩm lớn là không được sửa lời thơ, hay đổi thứ tự chữ để giai điệu, câu nhạc có kết hay…vv. Nhạc sĩ đã dừng nhiều biến cung thăng, giảm để dòng nhạc ít quay về chủ âm (tonique), hoặc khéo léo dùng những thể điệu, tiết tấu, uyển chuyển của dòng nhạc Balade pha lẫn Blue Jazz, Bossanova, Boléro, Valse  Andantino, Rock lente, Mambo…vv…. tạo sự bìến đổi cấu trúc giai điệu thành từng đoạn khác nhau làm phong phú ý nhạc. Mở đầu bằng cung Ré thứ, điệu mambo chậm buồn diễn tả nỗi lòng của thi hào Nguyễn Du : Dòng nhạc chuyển sang Boléro tiết điệu mềm mại gần với dân ca, rất quen thuộc trong làng tân nhạc trước 75 ở miền nam, để diển tả lời thơ. Dòng nhạc biến cung sang  Mi thứ và chuyển điệu Bossa Nova, Tempo chậm nghe có chút gì xa vắng. Ở đoạn thơ này  Quách Vĩnh Thiện đã dùng cấu trúc làm điệu Lambada, lối nhạc rất hiếm trong làng nhạc Việt Nam...Tuy nhiên Tempo hơi chậm, chắc để phát âm rõ ràng.  Dòng nhạc biến cung, nhịp điệu tiết tấu thay đổi, Balade lãng nạn trữ tình chuyển sang Rock Lente  linh động, rộn ràng. Dòng nhạc thay đổi nhịp điệu, tiết tấu. Giai điệu Slow nhẹ nhàng chuyển sang Blue Jazz một chất nhạc phát từ những nỗi buồn than phận. Giai điệu buồn pha chút âm hưởng Á đông. Giai điệu Mambo diễn tả vui buồn lẩn lộn, có chút bùi ngùi, thương tiếc. Dòng nhạc chuyển sang Libre có chút Rock, diển tả sự buồn bã, đau khổ. Dòng nhạc chuyển sang Samba, thể điệu rất hiếm trong làng nhạc Việt Nam, tác giả cố ý dung Tempo chậm lại để phát âm rỏ ràng. Dòng nhạc biến cung đổi nhịp chuyển giai điệu sang Boston mềm mại và  Valse Andantino dìu dặt nhẹ nhàng.  Từ cung Mi thứ giai điệu Valse Andantino khoan thai dịu dàng, dòng nhạc biến cung Si giáng thứ, giai điệu Pop Rock làm thay đổi sắc thái dòng nhạc. Từ điệu Jazz nhẹ nhàng lướt qua Tango, đây là cách soạn nhạc rất mới, và rất hiếm về thể nhạc nầy trong vòm trời âm nhạc. Tiếp theo là Jazz Valse. Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã mang tiếng đàn trải lên khuông nhạc nên đã dùng  điệu Valse hòa với nhạc Jazz. Đây cũng là một lối nhạc độc nhất, chưa có người nhạc sĩ sáng tác nào viết.
Thực hiện bản trường ca Đoạn Trường Tân Thanh, nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã gieo  vào vườn hoa nghệ thuật một hạt mầm để ươm thêm sắc màu cho muôn hoa. Và trong cõi bất tận của âm thanh, có những dòng nhạc khai phá sáng tạo của riêng anh. Đây cũng là tấm lòng bày tỏ sự ca ngợi thi phẩm và cảm ơn tác giả thi hào Nguyễn Du đã cho đời một tác phẩm hay, và cho nhạc sĩ một nguồn cảm hứng phổ nhạc.
Trong lúc nghỉ giải lao khách hâm mộ đã đến bàn trưng bày CD Kim Vân Kiều để ủng hộ nhạc sĩ.
Chương trình Văn học nghệ thuật được tiếp nối. Gs Qùynh Hạnh đã lảy Kiều, ngâm sa mạc và biểu diễn đàn tranh : Lưu Thủy Hành Vân. Kế đến Gs Trần Quang Hải lên diễn đàn trình bày thêm về sự phong phú của dòng thơ Kiều, không những ở những làn điệu valse, Jazz, Bossanova…mà có thể phổ ở thể điệu Rap, và ông lấy một đọan thơ Kiều hát minh họa.
Tiếp theo nữ nghệ sĩ Vương Quân Lệ, một khuôn mặt khả ái trong trang phục lộng lẫy tuồn cổ, đã diễn tả chất bi trong vai Kiều qua màn Hồ Quảng. Giọng ca đã làm mủi lòng khán giả.
Không khí cải lương được tiếp nối qua làn điệu vọng cổ Kim Vân Kiều ngọt ngào của nữ nghệ sĩ tài danh Ngọc Xuân. Kết thúc dòng nhạc phổ thơ Kiều là giọng ca điêu luyện cao vút, truyền cảm của Kim Thu. Đây là một đoạn khó nhất trong dòng nhạc của của Quách Vĩnh Thiện. Kim Thu đã trình bày thành công.
Đúng 18 giờ MC Thanh Vân và Trịnh Nghĩa tuyên bố bế mạc trong lúc khán gỉa còn say mê những vần thơ tiếng nhạc. Ra về chắc hẳn trong long người nghe vẫn còn âm hưởng những lời thơ mang giai điệu quê hương.
Paris, Tin văn nghệ 
Đỗ Bình

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.