Hôm nay,  

Vốn Liếng Chính Trị

27/01/200900:00:00(Xem: 8320)

Vốn Liếng Chính Trị

Vũ Linh
...ông Obama đã quá ỷ y vào vốn liếng chính trị lớn lao của mình...
Năm 2004, TT Bush tái đắc cử tổng thống. Chiến thắng lần này khác xa chiến thắng của bốn năm trước, khi ông thắng đương kim phó tổng thống Al Gore một cách èo uột, nếu không nói là thiếu chính danh (thua nửa triệu phiếu phổ thông mà thắng phiếu đại biểu cử tri nhờ thắng một đơn vị bầu cử tại Florida có 571 phiếu!)
Lần sau, ông Bush thắng thượng nghị sĩ John Kerry với hơn ba triệu phiếu.
TT Bush mau mắn khoe là đã đạt được một số vốn liếng chính trị (political capital) lớn lao, và lớn tiếng hứa hẹn sẽ mang cái vốn đó ra xài tối đa, gọi là để… phục vụ nước Mỹ. TT Bush quyết định tiếp tục các chính sách của mình, không lay chuyển trước sự dè dặt rồi chống đối công khai của càng ngày càng nhiều người.
Kết quả như ta đều biết, vốn liếng chính trị của TT Bush vơi cạn mau chóng, xuống còn… chưa tới 30 xu (sự hậu thuẫn xuống đến mức thấp kỷ kục dưới 30%).
Chứng tỏ ở cái xứ Cờ Hoa này, vốn liếng chính trị hay vốn liếng tiền bạc gì cũng vậy, có thể tiêu tan thành mây khói rất mau chóng. Trước khi ta kịp trở tay. Vấn đề là khi có vốn thì nên tần tiện một chút, không nên vung tay quá trán quá mau quá mạnh.
TT Barack Obama lần này chiến thắng một cách huy hoàng gấp mấy lần chiến thắng thứ nhì của TT Bush. Ông đánh bại thượng nghị sĩ John McCain với hơn tám triệu phiếu. Quan trọng hơn số phiếu, ông Obama đã được sự ủng hộ gần như vô điều kiện của giới truyền thông, và cũng được cảm tình của cả thế giới luôn. Vốn liếng chính trị của ông do vậy cũng gấp bội vốn liếng chính trị của TT Bush khi trước.
Tính cho đến nay, thì ông mới “chấp chánh” được không bao lâu, vỏn vẹn có một tuần. Dù vậy, ông chứng minh rõ ràng ông cũng là tay chịu chơi, chịu xài giấy lớn. Chưa chi đã mang cái vốn liếng chính trị đó ra xài vung vít. Ở đây ta có thể định nghĩa xài “vung vít” có nghĩa là xài bậy, xài sai lầm. Hay nói cho nhẹ hơn, là xài hớ, trả tiền cao hơn giá trị của món hàng.
Trong thời gian qua, TT Obama đã bổ nhiệm hàng loạt bộ trưởng và phụ tá. Công bằng mà nói, phần lớn các quyết định này của ông rất đáng hoan nghênh, lựa những người có nhiều kinh nghiệm, uy tín, và nhất là tương đối có lập trường ôn hòa, không  có cấp tiến cực đoan như nhiều người đã lo ngại trước đây.
Chẳng hạn như việc bổ nhiệm bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton hay sự lưu nhiệm bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates, đều là những quyết định được nhiều hậu thuẫn.
Nhưng ngược lại cũng có những quyết định gây rắc rối nhiều.
ĐỀ CỬ ÔNG BILL RICHARDSON LÀM BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI
Ông Bill Richardson là Thống Đốc tiểu bang New Mexico. Trước đây ông đã là bộ trưởng Năng Lượng của TT Clinton. Ông cũng là ứng viên tổng thống chạy đua năm qua, nhưng thua Obama. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng tối hậu của Obama khi ông này chạy đua vòng chót chống lại bà Hillary.
Sau khi Richardson bị thua và rút lui, ai cũng nghĩ ông sẽ ủng hộ bà Hillary vì cơ nghiệp chính trị của ông hoàn toàn do TT Clinton gây dựng nên. Nhưng ông chính khách thính mũi này suy đi tính lại, thấy Obama có nhiều hy vọng hơn. Theo ông Obama có cơ may làm bộ trưởng dễ hơn. Thế là ông phản lại bà Hillary, chạy theo ông Obama. Và ông ta đoán trúng phóc. Ông Obama thắng bà Hillary và lựa ông làm bộ trưởng Thương Mại.
Nhưng chẳng bao lâu sau, chưa kịp nhậm chức thì ông đã phải rút lui.
Ông đang bị điều tra vì tình nghi có liên quan đến một vụ lem nhem. Một công ty không cần đấu thầu gì mà được ông Thống Đốc này trao cho một hợp đồng xây cất xa lộ đáng giá gần hai triệu đô. Báo chí khui ra trước đó, công ty này đã tặng cho ông hơn một trăm ngàn yểm trợ cho cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc.
Vụ lộn xộn được báo chí tiểu bang làm rùm beng từ lâu rồi, mà ông vẫn được Obama đề cử làm bộ trưởng Thương Mại. Biết đâu đó là cái giá ông Obama nhận sẽ trả để được hậu thuẫn của ông Thống Đốc khi cuộc chạy đua giữa ông Obama và bà Hillary còn đang ở cao điểm"
Dù sao thì sau khi báo chí tiểu bang làm lớn chuyện, ông Richardson đành rút lui.
Đây là lần đầu tiên ông Obama phung phí vốn liếng chính trị của ông. Có lẽ vì quá tự tin, nghĩ rằng không ai dám đặt vấn đề ông Richardson lem nhem nữa một khi Đấng Tiên Tri đã lựa ông này"
ĐỀ CỬ ÔNG ERIC HOLDER LÀM BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP
Luật sư Holder là người đã giúp ông Obama lựa ứng viên phó tổng thống Joe Biden. Trước đây, ông Holder là Thứ Trưởng Tư Pháp dưới thời TT Clinton. Đây là bộ trưởng da đen duy nhất trong nội các Obama, nên nhiều người nghĩ sẽ khó đặt vấn đề gì với ông này, và ông sẽ được thuận buồm xuôi gió khi qua cuộc thi sát hạch của Thượng Viện.
Nhưng rồi sự việc trở thành rắc rối hơn vậy.
Ông Holder bị tố giác làm hai chuyện “nhạy cảm" khi còn làm Thứ Trưởng cho TT Clinton. Đó là việc đề nghị ân xá cho một nhóm khủng bố tranh đấu cho “độc lập” của Puerto Rico, và ân xá cho ông Marc Rich.
Cuối thập niên 70, một nhóm khủng bố Puerto Rico dùng bom đánh phá New York trong hơn 100 vụ khiến cả chục người chết và cả trăm người bị thương. Khoảng 20 tên khủng bố bị  ra toà, xử mấy chục năm tù. Tất cả sau đó được TT Clinton ký lệnh ân xá năm 1999. Đúng lúc đó cũng là lúc bà Hillary đang tranh cử thượng nghị sĩ tiểu bang New York, là tiểu bang có nhiều dân Puerto Rico, phần lớn có cảm tình với các nhóm tranh đấu cho tự trị của quần đảo này. Sau đó thì như mọi người đều biết, bà Hillary đại thắng.
Không ai có thể nói bà Hillary thắng chỉ vì được phiếu của dân Puerto Rico, nhưng cũng khó ai phủ nhận việc ân xá này đã giúp bà lấy được một số phiếu lớn của cộng đồng Puerto Rico.
Vụ ân xá ông Marc Rich cũng gây tai tiếng lớn. Ông Rich này mang tội trốn thuế lớn và giao dịch với Iran dưới thời TT Carter khi cả trăm nhân viên tòa đại sứ Mỹ bị bắt làm con tin tại Iran. Ông bị FBI truy lùng, nhưng lại bỏ trốn qua Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, và Cuba. Một ngày trước khi mãn nhiệm, TT Clinton ký lệnh ân xá cho ông Rich, người đứng hạng hai trong số nhân vật bị FBItruy nã và chưa từng đền tội dù chỉ nửa ngày tù. Vụ ân xá giờ chót bị chỉ trích nặng nề, đặc biệt là sau khi thiên hạ biết được bà vợ ông Marc Rich này đã yểm trợ cả trăm ngàn đô cho việc thiết lập thư viện Clinton.
Về phương diện pháp lý, tổng thống có toàn quyền quyết định ân xá bất cứ ai vì bất cứ tội gì. Nhưng chỉ có thể ân xá dựa trên khuyến cáo của bộ Tư Pháp. Ông Thứ Trưởng Holder là người đã khuyến cáo những ân xá trên. Bây giờ, các nghị sĩ Cộng Hòa đã chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi ông Holder về hai vấn đề trên khi ông này ra trước Thượng Viện để bị khảo sát.
ĐỀ CỬ ÔNG TIMOTHY GEITHNER LÀM BỘ TRƯỞNG TÀI CHÁNH
Ông Geithner là Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ New York, cũng là một trong mấy nhân vật đề xướng chương trình cứu nguy kinh tế cho TT Bush, và là người hợp tác mật thiết của bộ trưởng Tài Chánh của TT Bush. Việc ông được đề cử là bộ trưởng Tài Chánh trong nội các Obama đã được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa ca tụng.
Nhưng khổ nỗi, ông này lại bị khui ra vài chuyện bất thường.
Thứ nhất là ông đã từng dùng người giúp việc là dân ở lậu, không đóng thuế. Chuyện này là nhỏ, nhưng đã từng làm cho hai bà được TT Clinton chọn lựa mà mất chức bộ trưởng Tư pháp.
Chuyện lớn hơn là ông Geithner thiếu thuế đâu bốn chục ngàn đô, tuy đã trả được một phần. Ông Geithner và ông Obama giải thích đây chỉ là một sai lầm ngay tình (honest mistake) trong việc khai thuế.
Chẳng hiểu có phải sai lầm thành thật không, nhưng nội cái chuyện ông bộ trưởng Tài Chánh tương lai lại không hiểu rõ luật thuế má cũng làm thiên hạ đâm ra hơi lo. Bộ Tài Chánh là bộ lo về thuế, làm ra luật thuế, kiểm soát cơ quan thu thuế IRS, đi bắt những kẻ trốn thuế mà ông bộ trưởng lại không thông luật thuế hoặc có gian ý về thuế, thì dân thọ thuế nghĩ sao" Hơn nữa, nếu đã không hiểu rõ luật thuế thì cuộc khủng hoảng tài chánh rắc rối hiện nay có thể trông chờ ông bộ trưởng giải quyết thỏa đáng được không"


Báo “phe ta” New York Times bênh vực ông Geithner và nói rằng lỗi lầm của ông này rất bình thường, nhiều người bình thường vẫn phạm phải. Có lẽ đúng như vậy thật, nhưng vấn đề là cái ông Geithner này không là người “bình thường” như quý độc giả và kẻ viết bài này, mà là người được trao trách nhiệm cứu vãn kinh tế cả thế giới. Khác nhau xa lắm. Nếu không khác gì thì kẻ viết bài “bình thường” này sẵn sàng tình nguyện xin làm bộ trưởng Tài Chánh ngay để cứu nguy kinh tế thế giới.
Cả hai chuyện tuy đang được nói đến nhiều, nhưng đều là chuyện cũ. TT tân cử Obama biết rõ từ trước khi đề cử ông Geithner, nhưng ông vẫn đề cử vì cho rằng mấy chuyện này đều nhỏ và ông dư sức vượt qua, cũng như chuyện ông Richardson lem nhem vậy.
Có thể ông sẽ vượt qua được thật và ông Geithner cũng sẽ được Thượng Viện chấp nhận. Nhưng dù sao sự thể cũng phản ánh một thái độ lớn lối, dựa vào cái vốn liếng chính trị lớn mà ông Obama đang có. Biết là ông Geithner có vấn đề mà vẫn bất chấp, đề cử ông này như thường, để xem ai làm gì được.
CHỈ TRÍCH THỐNG ĐỐC BLAGO VÀ ÔNG BURRIS
Như đã có dịp bàn qua trong một bài trước, thống đốc Blagojevich của tiểu bang Illinois bị FBI điều tra và đang lập thủ tục ta toà vì dự tính bán đấu giá chức thượng nghị sĩ của tiểu bang Illinois cho người nào ra giá cao nhất.  Ông bị FBI truy tố ra tòa và đang ở trong tình trạng tại ngoại trong khi chờ FBI hoàn tất thủ tục truy tố. Nhưng ông bất cần, vẫn ra quyết định bổ nhiệm ông Roland Burris làm thượng nghị sĩ như thường. Trước sự chống đối công khai của Chủ Tịch Thượng Viện. Và của TT tân cử Obama luôn.
Cả Chủ Tịch Thượng Viện lẫn TT tân cử Obama đều thấy ông Blago này tai tiếng quá lớn nên muốn tránh xa để khỏi bị họa lây, và đều lớn tiếng kêu gọi ông thống đốc này từ chức và kêu gọi Thượng Viện phủ nhận quyết định bổ nhiệm ông Burris.
Ông Blago bất cần, phớt lờ, và sau khi lớn tiếng phản đối tới độ đuổi ông Burris ra về, Thượng Viện cũng không có lý do chính danh nào để bác bỏ. Rốt cuộc ông Burris hiên ngang vào Thượng Viện tuyên thệ nhậm chức. Cả ông Chủ Tịch Thượng Viện lẫn TT tân cử đều mất mặt, chịu thua đòn tháu cáy của ông Blago.
Đúng ra, TT Obama không cần lên tiếng, cứ để Blago đánh nhau với Chủ Tịch Thượng Viện và ông ngồi yên đóng vai nguyên thủ quốc gia. Nhưng ông Obama lại quá tự tin vào uy tín của mình, nghĩ rằng chỉ cần lên tiếng là mọi người sẽ răm rắp nghe và đảng Dân Chủ sẽ tránh được một vụ xào xáo gia cang. Ông tính sai, và uy tín đã bị sứt một mảng. Một nhân vật Cộng Hoà mà bị hố như vậy thì báo chí tất đã phanh phui nhiếc móc hàng ngày, Obama thì không. Nhưng lầm lẫn ấy vẫn được ghi nhận.
TIÊU XÀI VÀ TIÊU XÀI
Năm 2000 và 2004, các ứng viên tranh cử tổng thống cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ chi mỗi người khoảng 80 triệu đô để chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Năm 2008, một mình ứng viên Obama chi gần gấp mười số tiền ấy, tổng cộng hơn 700 triệu đô. Không ai thắc mắc chuyện ông Obama có phải đã dùng tiền mua ghế Tổng thống không.
Năm 2005, tổng thống tân cử George Bush tổ chức lễ nhậm chức linh đình, tốn khoảng 40 triệu đô.Báo chí Mỹ đồng loạt đả kích việc phung phí tiền bạc này.
Ký giả Will Lester của AP viết:
“Lễ nhậm chức lần thứ hai của TT Bush sẽ tốn cả chục triệu - 40 triệu từ các quỹ tư nhân…. Với số tiền này bạn có thể mua được gì"" Hỏi rồi, ông ký giả giỏi kế toàn này trả lời luôn về sức mua của khoản tiền lễ lạc ấy:
- 200 thiết xa Humvee với đầy đủ võ trang cho quân nhân tại Iraq.
- Chích thuốc ngừa cho 22 triệu trẻ em trong những vùng bị hồng thủy tàn phá.
- Giảm bớt thiếu hụt ngân sách đang ở mức kỷ lục 412 tỷ.
Câu hỏi là chúng ta có cần chi số tiền quá đáng này không"”
Dân biểu Dân Chủ của New York, Anthony Weiner, nhắc lại kinh nghiệm quá khứ (”TT Roosevelt làm lễ nhậm chức tại Tòa Bạch Ốc, đọc một bài diễn văn ngắn, và đãi tiệc với gà lạnh và bánh mì nguội để nhấn mạnh nỗi ưu tư của ông đối với tình trạng kinh tế khó khăn thời đó”), để chỉ trích sự vô tư của TT Bush đối với những khó khăn của đất nước vào năm 2005.
Đó là phản ứng của phe Dân Chủ và truyền thông khi nghe tin TT Bush sẽ chi 40 triệu cho lễ đăng quang.
Năm nay, tình hình kinh tế khủng hoảng nặng, với khó khăn toàn diện, thiên hạ mất job ào ào, mọi người đều cầu cứu xin tiền Nhà Nước, ngân sách có nguy cơ bị thâm thủng tới hơn một ngàn tỷ, trong khi chiến tranh Iraq và Afghanistan vẫn tiếp tục, lính Mỹ vẫn cần Humvee và súng đạn, trẻ em thế giới vẫn cần thuốc men, ….
TT tân cử Obama tổ chức lễ đăng quang tốn sơ sơ có 170 triệu, hơn gấp bốn lần ông Bush. Không thấy một bài viết nào của ký giả Lester hay ý kiến gì của dân biểu Weiner. Cũng không một tờ báo nào hay đài truyền hình nào lên tiếng thắc mắc, ngoại trừ đài Fox. Cũng chẳng có một dân biểu Dân Chủ nào phàn nàn.
TRONG SÁNG VÀ TRONG SẠCH
Ngay trong ngày đầu ngồi trong Tòa Bạch Ốc, TT Obama ra sắc lệnh đầu tiên, tuyên cáo chính sách về trong sáng (transparency) và trong sạch (ethics) của chính quyền Obama. Giới truyền thông lập tức nức nở ca ngợi.
Rồi cũng ngay trong ngày đó, văn phòng TT gửi ra cho các cơ quan truyền thông ba tấm hình. Một tấm TT Obama ngồi ở bàn giấy nói chuyện điện thoại, một tấm ông đang ngồi họp với các phụ tá, và một cái ông đang tuyên thệ lần thứ hai (lần đầu tuyên thệ trước công chúng thì nói không đúng câu đã ghi trong Hiến Pháp nên có thể bị coi là bất hợp lệ, nên phải tuyên thệ lại cho đúng).
Một số lớn báo “phe ta” phổ biến những tấm hình một cách rộng rãi. Nhưng ba cơ quan truyền thông Associated Press, Agence France-Press, và Reuters đã từ chối phổ biến.
Lý do là họ phản đối việc TT Obama đã không cho ký giả vào Tòa Bạch Ốc chụp hình như thông lệ từ trước đến nay, mà chỉ gửi hình cho báo chí. Hiển nhiên là đi ngược lại tuyên cáo “cởi mở trong sáng”, có tính cách kiểm duyệt theo kiểu các nước xã hội chủ nghĩa. Báo chí chỉ được đăng hình chính quyền phổ biến thôi.
Ứng viên Obama đã thành công lớn một phần nhờ kiểm soát rất kỹ lưỡng hình ảnh mà ông muốn đưa ra cho quần chúng. Bây giờ TT Obama cũng muốn tiếp tục kiểu làm việc ấy. Nhưng có lẽ không dễ dàng như ông nghĩ. Mà lại rõ ràng tréo cẳng ngỗng với tuyên cáo đầu tiên của TT Obama.
Trong vấn đề trong sạch, TT Obama tuyên cáo không chấp nhận bất cứ một chuyên viên vận động hành lang nào trong nội các của ông (nguyên văn: “If you are a lobbyist entering my administration, you will not be able to work on matters you lobbied on, or in the agencies you lobbied during the previous two years”).
Nghe thật đáng phục.
Nhưng vấn đề là… coi dzậy mà hổng phải dzậy! TT Obama đề cử ông Tom Daschle làm bộ trưởng Y Tế, và ông William Lynn làm thứ trưởng Quốc Phòng.
Ông Daschle là cựu thượng nghị sĩ lãnh đạo khối Dân Chủ. Ông bị thất cử năm 2004, rồi mau mắn được mướn làm chuyên viên vận động cho các hãng bào chế thuốc và nhà thương tư nhân. Bây giờ ông sắp sửa làm bộ trưởng Y Tế. Ông Lynn là chuyên viên vận động của Raytheon, một công ty lớn chuyên cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho bộ Quốc Phòng. Và bây giờ ông sắp làm thứ trưởng Quốc Phòng.
Dĩ nhiên là những tin này không bao giờ thấy đăng trên các báo New York Times hay Washington Post, hay Time hay Newsweek.
Điều hiển nhiên ai cũng thấy là tất cả những chuyện bối rối trên đều là kết quả của một thái độ hơi ngạo mạn và đều có thể tránh được dễ dàng, nếu TT Obama cẩn trọng hơn một chút, hay nói khác hơn, bớt kiêu căng hơn.
Có lẽ cuối cùng thì mọi chuyện cũng sẽ được thu xếp ổn thỏa. Tuần trăng mật với TT Obama chỉ mới bắt đầu. Nhưng rõ ràng là ông Obama đã quá ỷ y vào vốn liếng chính trị lớn lao của mình, quá tự tin mình làm gì cũng được hết. Vấn đề là TT Obama sẽ còn xài hoang những chuyện gì nữa"
Và hoang phí như vậy thì vốn liếng chính trị của ông sẽ tồn tại bao lâu" (25-1-09)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.