Hôm nay,  

Phương Hoa, Từ Trái Tim, Tới Rừng Cây Cho Bóng Mát

12/01/201300:00:00(Xem: 17939)
Du Tử Lê
(Bài nói chuyện trong chương trình “Tình ca muôn thuở,” Houston, Texas, Chủ Nhật, ngày 15 tháng 10 năm 2012).

Tôi không nhớ tôi đã có bao lần, được đứng trước quý vị và các bạn - - Những người mà thâm tâm tôi hằng nghĩ, là những đại biểu đúng nghĩa nhất, cho nỗ lực duy trì Văn Học, Nghệ Thuật Việt Nam ở xứ nguời. Và, thành phố Houston của quý vị là mũi nhọn, là ngọn sóng đầu, cao, lớn nhất.

Nói thế không có nghĩa, Houston của chúng ta tập trung nhiều nhất đồng bào Việt tỵ nạn.

Không. Hoàn toàn không phải, thưa quý vị.

Tính trên số dân thì Houston của chúng ta đứng hàng thứ # 3, sau Santa Ana và San Jose.

Nhưng, thưa quý vị và các bạn, tôi rất hãnh diện để nói rằng, chỉ riêng Houston mới có những tấm lòng, những trái tim đủ lớn và, quan trọng nhất là quyết tâm đeo đuổi lý tưởng: Từ văn hóa tới xã hội. Từ chính trị tới khoa học, kỹ thuật…

Khi nói tới những quyết tâm đeo đuổi lý tưởng của bất cứ một nguời, hay một nhóm nào thì, nó cũng đồng nghĩa với những hy sinh to lớn mà, không phải ai trong chúng ta cũng có thể làm được.

Ở đây, trong khung cảnh này, kính thưa quý vị, tôi chỉ xin nêu ra một vài hy sinh cụ thể của một, trong những người tổ chức chương trình - Tình Ca Muôn Thuở Này.

Mặc dù tôi biết người ấy, không hề muốn tôi nhắc đến. Đó là bà Phương Hoa. Một trong những dược sĩ Việt tỵ nạn đã sớm trở lại được với chuyên môn của mình. Ðồng thời, bà cũng rất sớm có license hành nghề dược sĩ của tiểu bang Texas…

Nhưng kể từ năm 1994, khi cộng đồng của chúng ta có nhu cầu cần một tiếng nói chung, bà Phương Hoa và nhạc sĩ Đăng Khánh, người bạn đời của bà, đã quyết định xếp, bỏ bằng dược sĩ của mình, để hai ông bà cùng lăn lưng, lao đầu vào quyết tâm xây dựng đài phát thanh VOVN - The Voice of Vietnam - Kéo dài gần 15 năm trời.
phuong_hoa_ban_toi__1_
Phương Hoa (phải) bên Đăng Khánh.
Với khoảng thời gian gần 15 năm đằng đẵng ấy, nếu tính lương khiêm tốn thôi, cho một dược sĩ là 100,000 một năm thì, bà Phương Hoa đã thất thu trên dưới 1 triệu 500 ngàn đồng. Chưa kể phần thất thu của nhạc sĩ Đăng Khánh vì ngoài tư cách nhạc sĩ, ông còn là một bác sĩ nha khoa đầu tiên mở phòng mạch ở thành phố này.

Là người có đôi chút kinh nghiệm trong lãnh vực truyền thông, báo chí, tôi hiểu, ông, bà Phương Hoa / Đăng Khánh đã phải bỏ ra một số thời gian không nhỏ cho VOVN: phát thanh 5 ngày một tuần. Mỗi ngày 8 tiếng.

Ở đây, chúng tôi không nhắc tới những áp lực chính trị từ nhiều phía, ảnh huởng tới tinh thần của cá nhân ông, bà Phương Hoa / Đăng Khánh; cũng như những thành viên khác, thuộc gia đình riêng của ông bà.

Ở đây, chúng tôi cũng không nói tới những đóng góp ý nghĩa của VOVN trong giai đoạn chúng ta được chào đón nhiều cựu Tù Nhân chính trị - - Cũng như sau đó, là nhu cầu hiểu biết dẫn đường vào đại học của con, em những vị cựu tù nhân chính trị ấy.

Ở đây, chúng tôi cũng không nhắc tới sự kiện VOVN trở thành một thành viên, một nguời thân của cả trăm ngàn gia đình Việt ở khắp Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu, qua hệ thống Internet.

Ở đây, thưa quý vị và, các bạn, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới hai tấm lòng, hai quyết tâm Phương Hoa / Đăng Khánh. Họ đã không dừng lại ở nỗ lực phục vụ của họ trong lãnh vực truyền thông; mà, hàng năm, hoặc mỗi hai năm, họ còn mang lại cho chúng ta ít nhất, một chương trình nhạc thính phòng - - Và chương trình hôm nay, là một dấu ấn, cụ thể..

Tôi nhớ, tôi đã đuợc đọc đâu đó, một trong hàng trăm lá thư của một trong số những quý vị hiện ở đây, hôm nay, viết cho bà Phương Hoa, nói về những chương trình nhạc thính phòng của VOVN…

Nội dung bức thư ngỏ ý cám ơn ông bà Phương Hoa / Đăng Khánh đã liên tiếp thực hiện những chương trình nhạc thính phòng, như chương trình mà chúng ta sẽ được thưởng thức ngay sau đây, giúp cho những em nhỏ trong gia đình của tác giả lá thư, thấy được sự khác biệt lớn lao giữa giá trị đích thực của dòng tân nhạc Việt Nam trải qua gần một thế kỷ với dòng tân nhạc mang đầy tính chất “mì ăn liền” đang phổ biến rất sâu rộng tại Việt Nam hiện nay!

Nội dung bức thư còn nhấn mạnh, những chương trình thính phòng, như chương trình này, theo người viết bức thư, đã gieo những hạt giống tốt lành trong khu vườn tinh thần non dại của giới trẻ.

Khi tình cờ đọc được bức thư vừa kể, tôi liên tưởng tới một câu nói của người xưa, đại ý:

“Nếu cả một cuộc đời, mình không làm được điều gì hữu ích cho kẻ khác thì, hãy trồng một gốc cây, cho những thế hệ sau được hưởng bóng mát.”
phuong_hoa_ban_toi__2_
Từ phải: Phương Hoa, vợ chồng Cung Tiến, Trần Dạ Từ & Nhã Ca.
Tuy nhiên, thưa quý vị, chúng ta đều biết rằng, trong thực tế, một gốc cây, thậm chí một rừng cây, cũng có thể

Lại nữa, một gốc cây, nếu may mắn không bị đốn ngã thì, khi cây quá già, nó cũng sẽ tự hoại vì bị rỗng, mục.

Thưa quý vị, nhưng nếu đó là những gốc cây Văn Học, Nghệ Thuật, gốc cây trí tuệ thì, chẳng những muôn đời không bị mục, rỗng mà, nó sẽ mỗi ngày một cao, lớn tỏa rộng bóng mát thênh thang, thêm nữa.

Từ suy nghĩ đó hôm nay, trước quý vị và các bạn, những đại biểu chọn lọc của nổ lực duy trì, phát huy văn hóa Việt nơi xứ người, tôi thấy, tôi không thể không nói ra rằng, trong tinh thần ấy, hai người bạn của cộng đồng, của chúng ta là Phương Hoa / Đăng Khánh, theo tôi, họ không chỉ gieo trồng một vài gốc cây mà, trong âm thầm, họ gieo trồng hằng ngàn những gốc cây văn hoá. Những gốc cây Văn Hóa ấy muôn đời không rỗng, mục…

DTL.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.