Hôm nay,  

Nhạc sĩ Đăng Khánh Nói Về Chương Trình Tình Ca, Sẽ Tổ Chức Tại Saigon Performing Art, Chủ Nhật 20-1-2013

12/01/201300:00:00(Xem: 15664)
Sau đây là các câu trả lời các câu hỏi của Việt Báo từ nhạc sĩ Đăng Khánh.

1.Xin nói về chương trình Tình Ca Đăng Khánh Saigon Buồn Cho Riêng Ai?

Đây là một chương trình nhạc thinh phòng do các thân hữu và các bạn âm nhạc đứng ra tổ chức, nhằm giới thiệu đến thính giả yêu nhạc những tác phẩm mới nhất cũng như dòng nhạc mang tên Dăng Khánh.

2.Đây có phải là một chương trình ra mắt CD không?

Đây không phải là một chương trình ra mắt CD mà thuần tuý là một "live concert" trình diễn những ca khúc nghệ thuật (art songs) của nhạc sĩ Đăng Khánh với hoà âm phối khí của nhạc sĩ Hoàng Công Luận, và nhạc sĩ Trần Như Vĩnh Lạc sẽ là người dẫn chương trình. Cũng trong dịp này toàn bộ các CD của Đăng Khánh, kể cả 2 CD mới nhất có tựa đề Lệ Buồn Nhớ Mi và Saigòn Buồn Cho Riêng Ai? sẽ được giới thiệu đến thính giả.

3.Ý nghĩa của chủ đề "Saigon Buồn cho riêng ai?".

Saigon Buồn Cho Riêng Ai? là tựa đề của một ca khúc mới nhất của Đăng Khánh được trình diễn lần đầu tiên tại Cullen Performance Hall University of Houston tháng 10 vừa qua,đồng thời ca khúc này cũng được thâu âm lần đầu tiên bởi hai tiếng hát Trần Thu Hà và Nguyên Khang.

Tôi lớn lên và trưởng thành tại Saigon nên có thể nói là dù đã xa Saigon 37 năm nhưng Saigon lúc nào cũng chiếm một khoảng không nhỏ trong trái tim tôi. Trong cuộc sống tất bật nơi hải ngoại này ,lúc thành công cũng như khi vấp ngã ,những ngày vui hay cả những lúc buồn tôi luôn luôn lấy cái mốc thời gian sống ở Saigon để so sánh. Có lẽ là vì mấy chục năm sống ở Saigon là giai đoạn đẹp nhất của đời mình, là giai đoạn của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, đầy ước vọng.
phong_van_dang_khanh_maithaokc
Từ phải: Đăng Khánh, Phương Hoa, Mai Thảo, Kiều Chinh.
Saigon trong 37 năm qua đã thay đổi rất nhiều, cảnh cũ người xưa đã không còn nữa. Saigon qua sách báo, qua lời kể của bạn bè, đã có rất nhiều nơi tráng lệ hơn xưa, không thua gì những thành phố âu mỹ. Tôi rất vui khi biết được những điều như thế .Nhưng khi hỏi Saigon bây giờ ra sao? nhiều người đi về cho biết Saigon bây giờ thay đổi đến chóng mặt, đi ngay giữa Saigon mà không còn nhận ra Saigon nữa! (Đọc : "37 năm sau tôi trở lại Saigon" của tác giả "Phó Thường Dân") tự dưng trong tôi dấy lên một nỗi buồn ghê gớm, một cảm giác xót xa, chen lẫn bất lực và tuyệt vọng?

Không còn nữa Saigon - Hòn Ngọc của Viễn Đông, vốn dĩ là niềm hãnh diện của chúng tôi. Nỗi buồn này đâu phải của riêng tôi? "Saigon Buồn Cho Riêng Ai?"

4. Nếu có ai đó hỏi ông, đâu là ca khúc mà ông muốn mọi người nghe đầu tiên, nhiều lần và, lắng tâm nhất thì đó là ca khúc tên gì? Tại sao?

Câu hỏi này ,như với hầu hết các nghệ sĩ sáng tác là một câu dễ trả lời. Tôi xin trả lời nửa trước rằng "Tất cả các ca khúc của tôi đêù là những suy tư tim óc , mỗi ca khúc là một tác phẩm nghệ thuật. Nên tôi rất mong mỏi được thính giả thưởng thức và sống chung một vài giây phút với mảnh đời ấy của tác giả."

Phần sau của câu trả lời là: "Trong những mảnh đời của chính tôi thể hiên trong các ca khúc mang tên Đăng Khánh, nếu quí vị chỉ có thể đến được với một khoảnh khắc thôi, xin hãy đến với "Biển Sầu Mênh Mông".

"Người nghệ sĩ sống rất nhậy cảm , rất chân thành, rất cuồng nộ...và... từ trong sâu thẳm nhất là những trăn trở , những ước vọng thiết tha...!

Tôi đã gửi gấm những trăn trở, những mơ ước ấy của một đời người lưu vong trong Biển Sầu Mênh Mông, tôi không giải thích được những điều thầm kín ấy. Chỉ mong quí vị đọc và nghe tác phẩm này...

BIỂN SẦU MÊNH MÔNG

Tại sao tôi vẫn ngồi đây
Tại sao em mãi chờ ai
Em vẫn ngồi đây Em mãi chờ ai
Em đi vào biển sâu tìm thương đau rờn rợn cháy
Mãi…Trong hoang đường đời người
Ngồi giữa biển sâu Em tôi ngồi khóc thật lâu
Ngồi mãi chờ ai Đau thương này đến từ đâu
Tôi thấy em Trong bóng đêm
Tôi nhớ em Trong đáy sâu
Bão trong lòng Gió âm thầm
Rất hoang đường
Giữa một biển sầu mênh mông
Người ơi có nhớ gì không
Ngày mai đã khóc ngàn sau
Tại sao em vẫn ngồi đây
Hỏi em Em vẫn chờ ai
Có bao giờ máu xương tan
Núi rừng ươm nắng
Có bao giờ đến bên nhau
Xóa đi biển sầu
Hỏi em Em nhớ gì không
Hỏi em Em có buồn không
Hỏi em Em nhớ gì không
Hỏi em Em có buồn không
Hỏi em Em có…..buồn không

Đăng Khánh

@pacific ocean

5. Sinh hoạt văn học, nghệ thuật của chúng ta ở hải ngoại, ngày càng héo hon, càng giảm lần cả lượng lẫn phẩm (nhất là phẩm!) - Theo chủ quan của ông thì, đâu là những tác nhân chính?

Riêng về âm nhạc.

Các con tôi đều học nhạc,và tôi tin rằng cũng như con quí vị, khi ngồi lên xe các cháu chúng ta sẽ được nghe nhạc, từ lúc đi cho đến lúc về. Và dĩ nhiên: "không phải nhạc việt nam" ! Cũng thế... tương tự ở các bộ môn nghệ thuật khác nữa.Chúng ta đang cố gắng hết sức trong sáng tác cũng như trong các lãnh vực trình diễn, nhưng "sinh khí" của những sinh hoạt văn học nghệ thuật như nhiều người đã nhận xét, không có gì lạc quan!

Tôi cho đó cũng là điều đương nhiên mà thôi,khi mạch chảy văn học bị tách rời khỏi môi trường mẹ thì đương nhiên dòng văn học / văn nghệ ấy bị thiếu hẳn đi những yếu tố "bồi dưỡng" vô cùng quan trọng, thiếu đi những chất xúc tác vốn tự thân lan toả ra từ "đất mẹ".


Bản thân tôi vẫn bao lần mơ vọng cố hương, mơ có trở lại những buổi sáng chạy doc theo bờ đê Nam Định giựt những ngọn "đòng đòng" thơm mùi lúa mới,ngọt lịm trên môi.Chúng ta thiếu,thiếu rất nhiều những thứ cần thiết như thế trong đời sống, và trong sáng tác nói chung.

Thế hệ trước bất đắc dĩ phải xa rời quê mẹ, đang từ từ fade - out ,thế hệ sau chập chững bước vào,bỡ ngỡ giữa giao thời,choáng ngợp với nền kỹ thuật tiên tiến,đời sống phẳng lặng, mọi suy nghĩ giản dị , dễ dàng. Chính những yếu tố nói trên đã ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt văn hoá /văn nghệ của chúng ta.

6.Những người hâm mộ ca khúc Đăng Khánh có thể hiểu rằng, ông vẫn giữ được nhịp độ sáng tác đều đặn của mình trong nhiều năm qua? Căn cứ vào khá nhiều ca khúc mới, có trong 2 CD mới phát hành. Tôi muốn nói, nhịp độ sáng tác của chính ông - - (Căn bản, ông vốn không hối hả, không chủ trương số lượng là chính) - - Nhưng ông vẫn đếu đặn cho mọi người thưởng thức sáng tác mới? Nhờ đâu mà ông có thể giữ được phong độ đó?

Tôi "sống" với âm nhạc hàng ngày,mỗi ngày .Ngoài giờ đi làm ra,số thời gian còn lại hầu như tôi dành hết cho âm nhạc ( tôi may mắn được người bạn đời rất yêu nhạc,hiểu và giúp cho tôi được sống như thế).Tôi vẫn cắp sách đến trường nhạc, major của tôi là "composition" ,nên việc chính hàng ngày là tập đàn,làm assignments,làm research,làm projects và "sáng tác" theo nhu cầu nội tâm.

Một thí dụ rất điển hình là ca khúc Saigon Buồn Cho Riêng Ai? tôi mới viết đây. Có 4 yếu tố xoay quanh nhau, tạo thành cái motivation khiến cho bản nhạc này thành hình:

1/Trong tâm tư lúc nào tôi cũng vẫn quanh quẩn nghĩ tới Saigon. 2/ Có ba cặp vợ chồng người bạn mới đi chơi Saigon về. 3/ Có rất nhiều tin tức từ internet đang nói về Saigon. 4/ Tôi đang ngồi trên đàn làm assignment cho tuần này. Với một tâm trạng như thế...tôi chìm sâu vào suy tư và đột nhiên tìm ra "motif" cho tác phẩm.

Tôi vẫn luôn quan niệm mỗi ca khúc là một tác phẩm nghệ thuật ,dù là phản ảnh một hiện thực xã hội,hay một hư cấu chăng nữa, một khi tác phẩm được hoàn thiện và bước vào đời nó sẽ tự tạo một đời sống riêng,một đời sống thật của chính nó. Vì vậy sự "trân trọng với tác phẩm" cũng đồng nghĩa với sự trân trọng đối với người thưởng ngoạn khiến tôi "không chủ trương số lượng là chính" như ông đã nhận xét.

7. Theo ông sự làm việc chuyên cần trong lãnh vực văn học, nghệ thuật có là một yếu tố cần thiết, quan trọng? Hay yếu tố "cảm hứng" - - Nói một cách nôm na là đợi cái…hứng nó đến rồi hay viết, là quan trọng hơn cả?

Câu trả lời cho câu hỏi số 5 có lẽ đã trả lời cho câu hỏi này. Nhân dịp này tôi xin được nhắc lại một định nghĩa của Nghệ Thuật mà người thầy quá cố của chúng tôi là Linh Mục Nhạc- Sư Tiến Dũng vẫn nhắc nhở:

Nghệ Thuật = Tài năng thiên phú ( Ex.cảm hứng) + Luyện tập (Ex.học hỏi)

8. Nếu phải tự đánh giá mình thì, ông có nghĩ ông đã tách thoát khỏi những cung cách sáng tác nhạc của dòng tân nhạc Việt Nam có từ già nửa thế kỷ qua - - Hay, vì được đào luyện chính quy, để trở thành một thứ "conductor" chứ không phải là "song writer" như hầu hết các nhạc sĩ đi trước cũng như cùng thời với ông?

Khi vào trường nhạc một phần vì đã lớn tuổi nên "ngón tay và ngón đàn" không cho phép mình trở thành một "instrumental - performer" nữa, vả lại vì đã theo đuổi viết ca khúc từ những năm học guitar và piano tại Saigon nên khi vào trường nhạc tôi quyết định chọn Major là "Composition" với main- instrument là Piano. Bộ môn này đào tạo ra "composer" , "conductor" hoặc "music educator".

Sự khác biệt giữa một "song writer" (người viết ca khúc) và một "composer" (soạn nhạc gia) là người viết ca khúc chỉ viết nhạc và lời, khi người viết ca khúc có khả năng viết phần hoà âm và phối khí cho Melody của chinh mình, thì họ là một "composer". Người không viết được Melody hoặc Lyric mà chuyên làm hoà âm cho Melody của người khác thì đó là một "arranger" - một dạng khác của "composer". Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ, software tân kỳ, chúng ta có những arrangers rất tài giỏi dù tuổi còn rất trẻ.

Mơ ước mà cũng là mục tiêu sau cùng của người học nhạc là có thể tự viết hoà âm phối khí / thật hay / cho chính các Melody (tác phẩm) của mình. Điều này có những người người theo đuổi cả một đời, mà phần lớn chỉ đạt được có một nửa vế đầu. Nghệ thuật là thế. Âm nhạc là một cuộc trường chinh không bao giờ có đoạn kết.

GHI CHÚ: TÌNH CA ĐĂNG KHÁNH

Chủ đề Sài Gòn Buồn Cho Riêng Ai, với Tuấn Ngọc, Trần Thu Hà, Nguyên Khang, Thu Phương, Bích Vân tại Sài Gòn Performing Arts Center, 16149 Broohurst St., Fountain Valley, CA 92708, Chủ Nhật 20-1-2013, từ 2:30PM-7:00PM. Hòa âm/Phối khí: Hoàng Công Luận; Điều khiển: Trần Như Vĩnh Lạc. Vé 35$, 50$, 75$, 100$ bán ở Bolsa Tickets (714) 418-2499, Tú Quỳnh (714) 531-4284. Ban Tổ Chức (714) 525-5888. Web: dangkhanhmusics.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.