Hôm nay,  

Rồng xuất hiện trong Lịch sử Việt Nam

17/03/202415:24:00(Xem: 1297)
Rồng trên mái lăng ông bao gồm những viên gốm màu
Rồng trên mái Lăng Ông gồm những viên gốm màu.


Trong mười hai con giáp được dùng cho năm âm lịch, mười một con là loài thú có thật. Chỉ có rồng là con vật tưởng tượng. Nhưng có phải rồng chỉ có trong tưởng tượng không? Nếu chưa ai tận mắt nhìn thấy rồng thì tại sao người ta có thể vẽ rồng?
   Trong một bài đăng trên Scientific American năm 1916, J. O’Malley Irwin quan niệm rằng, ở châu Á, hình ảnh về rồng có thể khởi đầu từ những bộ xương hóa thạch của loài khủng long sauropod dinosaurs. Vài bộ xương của giống khủng long Á châu khổng lồ sauropod đã được hai vợ chồng Irwin tìm thấy tháng Mười Một, năm 1915, khi ông bà thám hiểm một cái hang lớn có tên là Shen K’an Tzu, trên hữu ngạn của sông Yangtze, gần dòng nước chảy xiết Ichang.
   Tiến sĩ Carl Sagan trong quyển sách có tên là Dragons of Eden (Rồng trong Địa Đàng (1977), đề nghị rằng huyền thoại về rồng, có lẽ bắt nguồn từ trí nhớ của loài người về loại khủng long, hay từ những con thú thời cổ xưa kết hợp với loại rắn to lớn sống ẩn núp trong bóng tối. Rõ ràng là có một vài loại khủng long có nhiều chi tiết về hình dáng giống rồng (đặc biệt là những con thú lớn ăn thịt người). Điều này chỉ là tình cờ hay là sự biến hình của trí nhớ về những hổi tưởng rất xa xưa? Ai biết?
   Người Việt nhận mình là con rồng cháu tiên, ông tổ là Lạc Long Quân, ắt hẳn, phải có niềm tin vững chắc, rồng là loài vật thiêng liêng và có thật. Khi rồng đáp xuống một vùng đất nào đó, vùng đất này sẽ có vua sinh ra, hay ngự trị, nếu không cũng là nơi sẽ trở nên giàu có thịnh vượng. Cứ nhìn vịnh Hạ Long thì biết. Ngoài vịnh Hạ Long, nơi rồng đáp xuống, còn có vịnh Bái Tử Long nơi rồng cúi đầu lạy chào.
   Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[1] có ghi lại một số sự việc người ta tận mắt nhìn thấy rồng. Kỷ Nhà Đinh ghi rằng, Đinh Bộ Lĩnh (924-979) khi còn nhỏ thường bắt trẻ chăn trâu làm kiệu khiêng mình như vua. Trẻ chăn trâu tôn kính Lĩnh, đến phục vụ thổi lửa hầu cơm. Người làng mang con em đến theo, lập trưởng ở sách[2] Đào Áo. Người chú của vua, giữ sách Bông, đánh chống Lĩnh. Còn nhỏ, yếu thế, Lĩnh thua chạy. “Khi qua cầu Đàm Gia Loan[3], cầu gãy bị sa xuống bùn, người chú muốn lấy giáo đâm, thấy có hai con rồng vàng che đỡ, sợ lùi lại. Vua thu nhặt quân còn sót lại đánh. Người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đến đâu cũng dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.” Đinh Bộ Lĩnh trở thành vua Đinh Tiên Hoàng cai trị Đại Cồ Việt (968-979). Tr. 155.
   Kỷ Nhà Lê, có ghi rằng Lê Hoàn (941-1005) thuở còn hàn vi, cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn làm con nuôi của một viên quan sát. “Từng gặp mùa đông trời rét, vua nằm phục úp cối để ngủ, đêm ấy có ánh sáng lạ đầy nhà, viên quan sát lẳng lặng đến xem, thì thấy con rồng vàng ấp lên trên.”[4] Tr. 168. Người Việt tin rằng vua là con của trời, được rồng che chở là người có chân mạng đế vương. Lê Hoàn sau trở thành vua Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt  (981-1005).
   Bạn có biết vì sao kinh đô của nước Đại Việt được gọi tên là Thăng Long hay không?
Kỷ Nhà Lý chép rằng, Lý Công Uẩn (974-1028) lập nên thời Hậu Lý, lấy hiệu Lý Thái Tổ, trị vì 1009-1028. Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp cho dời kinh đô về thành Đại La vào mùa thu, tháng 7, năm 1010. “Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long.” Tr. 196.
   Sang đến đời Lý Thái Tông (1000-1054) rồng vàng xuất hiện đôi ba lần trước khi vua lên ngôi. Đời Lý Nhân Tông có rồng vàng bay từ điện Tử Thần đến điện Hội Long. Đời Trần Thái Tông, tháng 12 năm 1242, có rồng vàng xuất hiện. Đây chỉ là một số ít chi tiết tôi chép lại. Còn nhiều nữa nhưng tôi chưa đọc hết bộ sử ký này. Tôi cũng không cố tình thu nhặt giai thoại về rồng trong sử ký, chỉ tình cờ đọc được khi tôi tìm hiểu thêm về văn hóa nước Chăm.
   Trong sử ký, thường thường, rồng xuất hiện khi có sự đổi đời. Khi triều đại cũ vừa bị chấm dứt, rồng xuất hiện như để trấn an dân chúng và củng cố chân mạng đế vương của vua, người cai trị triều đại mới.
   Rồng không những được ghi chép trong sử ký Việt Nam mà còn xuất hiện vô số trong các loại nghệ thuật. Trên mái chùa, mái đình. Trên chân đèn, trên các đồ gốm sứ. Xưa, tượng rồng được xây trên lăng mộ vua chúa. Ngày nay, trên mộ của dân thường cũng được trang trí với hình rồng, nhất là mộ của những người có tên Long. Xưa, đời nhà Trần, vua thường xâm hình rồng trên thân thể, trên bắp vế. Đến đời một ông vua nhà Trần nào đó, vua từ chối hình xâm. Từ đó tục lệ xâm hình rồng vào thân thể nhà vua chấm dứt. Tôi lỡ đánh mất ghi chú này nên không còn nhớ đời vua nào chỉ viết lại theo trí nhớ nên xin độc giả tha thứ.
   Đọc những sự kiện về rồng được ghi chép lại trong lịch sử, độc giả ngày nay có thể thắc mắc. Ai là người có thể (hoặc là được quyền) ghi lại những chi tiết đã xảy ra trong lịch sử?  Liệu chúng ta có thể tin được vào những câu chuyện lịch sử này không? Mức độ khả tín của những chi tiết này chính xác đến độ nào?  Ai là người quyết định chi tiết nào đáng được ghi lại trong sử sách?  Nếu viết sai thì điều gì sẽ xảy ra?  Nếu viết đúng sự việc xảy ra mà không tốt đẹp cho triều đình (hay nhà cầm quyền) lúc ấy thì số mạng của sử gia sẽ ra sao?
   Người đời nay có thể cho rằng rồng chỉ có trong tưởng tượng. Nhưng, biết đâu chừng, cũng như một số biểu tượng tâm linh khác, chẳng hạn như linh hồn, điều chúng ta không thấy, hay chưa thấy, bằng mắt thường, đang chờ một phát minh kỹ thuật tân tiến, ngày nào đó sẽ khám phá và chứng thực trong tương lai.
 
– Nguyễn Thị Hải Hà


[1] Nhà xuất bản Hồng Đức in theo nội dung bản in Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Nhà xuât bản Khoa học và Xã hội năm 1971 - 1972, Cao Huy Giu dịch. Đào Duy Anh hiệu đính, chú thích, và khảo chứng.

[2] Sách có lẽ đơn vị nhỏ nhất của thôn quê, sau làng xã.

[3] Nay là sông Hoàng Long, Điểm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình

[4] Nhà xuất bản Hồng Đức in theo nội dung bản in Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Nhà xuât bản Khoa học và Xã hội năm 1971 - 1972, Cao Huy Giu dịch. Đào Duy Anh hiệu đính, chú thích, và khảo chứng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Phát biểu của nhà thơ Trịnh Y Thư nhân dịp mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, hôm 10 tháng 6 năm 2023 tại Orange County.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Santa Ana, California – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ tổ chức Hội Chợ Sách “Viet Book Fest,” vào thứ Bảy, ngày 3 tháng 6, năm 2023 tại khu vực Downtown Santa Ana, nhằm giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt. Tất cả các sự kiện trong Viet Book Fest đều miễn phí và mở cửa cho công chúng.
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Ba tôi có đưa ra lời giải thích khá hợp lý về nguồn gốc của chữ “sến,” mà cho tới giờ tôi chưa thấy lời giải thích nào tương tự như vậy trên Internet.
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.