Hôm nay,  

Tâm tạo, tâm chỉ đạo

07/06/202400:00:00(Xem: 1665)

Minh họa Đinh Trường Chinh
Minh họa tranh Đinh Trường Chinh
 
Người xưa nói: Công vi thủ, thủ vi tâm? Hình như có nghĩa là mọi sự đều bắt đầu ở cái tâm, tâm suy nghĩ rồi mới cho ra tưởng. Tâm nghĩ thế nào thì cảm nhận ra như thế.  Sau nhận thức, con người mình có suy nghĩ, từ suy nghĩ đó cho ra hành động.
   
Và như thế đó, thầy Thích Thiện Thuận muốn dậy phật tử chúng ta hiểu thế nào là tâm tạo pháp. Về vật lý, tâm gồm những tâm nhĩ, những tâm thất, những động mạch, mạch máu, mạch vành, cơ, bắp… Về tinh thần, tâm là một hiện tượng phi vật chất phi vật thể nhận biết, suy nghĩ rồi cảm ứng thông qua những tiếp xúc từ mọi giác quan. Do đó, ngài nói tâm tạo pháp.
   
Khi tâm nóng giận là vô bổ, còn tâm khi tịnh, là an lạc, tức bồ đề tâm.
   
Xin nhắc và nhớ lại cái tâm vô bổ một thời xa xưa và trong chỉ một khoảng khắc của ông Tô Đông Pha. Ông là một thi sĩ nổi tiếng, đời nhà Tống, ông là tác giả Tiền Hậu Xích Bích, thi bá của nước Tàu khi xưa, thật xa xưa, mà hầu như đa số người biết tiếng.
   
Xin nhắc lại, ông là một thi sĩ đời Tống, nên không thuộc nhóm Đường thi. Không may cho ông là nhà cầm quyền Vương An Thạch, thời bấy giờ muốn cải cách xã hội, nên không ưa gì nhóm thi sĩ, dù tài ba. Ngược lại họ muốn đầy ải, chê bai, khiêu khích các nhà thơ. Họ phát vãng, đầy ải các thi nhân xuống những nơi rừng thiêng nước độc… như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây…
   
Sau này, ở Việt Nam, thầy Thích Tuệ Sỹ chúng ta, cũng một thời cảm động tài năng thi tứ lung linh, truyền cảm vô cùng của thi nhân nhà Tống này, mà ngài đã đi vào “Tô Đông Pha, khung trời viễn mộng“ đầy thiền đạo và thi ca: “ngược xuôi nhớ nửa cung đàn, Ai mang quán trọ mà ngăn nẻo về“ B.G
   
Lại nói về tác giả “Tiền Hậu Xích Bích“ là ngài đã từng bị ngồi tù trong tù ngục ngự sử, vì Vương An Thạch không thích những nhà thơ, mà theo ông là cổ hủ, thoái hóa, phi lao động, chỉ biết ngồi làm thơ than mây khóc gió… Khi Tô Đông Pha bị đả kích ở Hàng Châu, thì may thay cho ông là ông gặp được nhà sư Phật Ấn ở chùa Quy Tông. Khi đó Tô Đông Pha đã ngoài sáu mươi tuổi. Ngài Phật Ấn hiệu là giác lão, ngài dậy phật pháp và thiền đạo cho họ Tô. Quy Tông và Hàng Châu là đối ngạn, bên này và bên kia một dòng sông. Nhờ đó mà nhà thơ và hòa thượng Phật Ấn thường qua lại, giao tiếp, trao đổi thi văn, ngoạn cảnh… Nhà sư cảm thi ca tuyệt vời của Tô Đông Pha. Tô Đông Pha cảm thiền đạo của sư phụ.
   
Tô Đông Pha có một người em gái Tô Tiểu Muội, Tô Tiểu Muội đẹp người và thi ca của nàng cũng rất đẹp, nhưng tiếc rằng, thời xa xưa ấy, người ta trọng nam hơn nữ, cho nên Tô Tiểu Muội không thành danh rực rỡ như bào huynh. Tô Tiểu Muội cũng từng cảm thông, rung động khi mùa thu phương đông tới, bụi mờ mờ, rồi sương bay la đà và rừng phong trút lá :
   
“ … Ai về rủ áo mù xa…
   
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay?”     B.G
   
Tô Tiểu Muội giỏi xuất sắc về văn chương kinh điển. Nàng cảm ứng, đối ngẫu linh hoạt tài tình mỗi khi đàm đạo văn thơ.
   
Một hôm đó, Tô Đông Pha rủ Tô Tiểu Muội cùng bơi thuyền qua thăm thầy Phật Ấn. Họ gặp nhau, chào hỏi thân tình, sau một thời trà đạo, Tô Đông Pha mới hỏi ngài Phật Ấn:
   
Thầy thấy con nay thế nào?
   
Ông đẹp như một ông phật, thầy trả lời họ Tô. Rồi thầy cũng thong dong hỏi Tô Đông Pha::
   
Còn ông, ông thấy tôi lúc này ra sao?
   
Tô Đông Pha thấy thầy áo quần sậm màu, ngồi thu gọn, ông vội trả lời: Ngài như một đống phân!
   
Ngài Phật Ấn cười, nhẹ nhàng và không một phản ứng. Nhưng tô Tiểu Muội đã nghe rõ, đã thấu ý, nàng thưa rằng:
   
Ngài đã thắng và ngài thi sĩ đã thua. Bào huynh đã thua!
   
Tô Đông Pha còn đang bối rối, thì Tô Tiểu Muội lẹ làng phân trần:
 
Thầy thắng, vì tâm thầy có phật nên thầy thấy phật, còn anh, thì, tâm anh thấy cái gì, anh đã nói ra cái đó!… Vậy là anh thua, thua rất xa !
   
Đọc câu chuyện xưa, ngẫm câu chuyện nay:
   
Thưa rằng, từ khi xửa xưa đó, một Tô Đông Pha, thi bá lừng lẫy một thời, ông còn có lần hồ đồ nhận xét về thầy ông một lời vong mạng! Thời buổi nay, cũng do hấp tấp vội vàng, có nhiều vị đã làm mất ái ngữ, tâm rối loạn, tuệ giác rơi rớt… mà nói hành giả Minh Tuệ là… ba trợn, bốn trợn, năm trợn v.v…
   
Chúng ta là con phật còn nhớ lời phật dậy… chúng ta bỏ qua đi những vọng ngữ đó và quên hết đi! Tại vì… hành giả Thích Minh Tuệ, có lẽ, người cũng không nghe thấy, và nhứt là không hề bận lòng, tại vì, tâm không tạo thì tâm không chỉ đạo!
   
A Di Đà Phật
 
Mùa Phật Đản 2024
Paris tháng năm
Chúc Thanh
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm. Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”: Khi không có người chỉ huy, kẻ xấu làm bậy. “Gà tức nhau vì tiếng gáy”: Tính ganh đua, đố kỵ, không chịu kém người khác. “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”: Cậy thế ỷ lại, bắt nạt người khác. “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”: Khuyên bản thân có bản lãnh thì ra ngoài xã hội, anh chị em trong nhà nên đoàn kết, gắn bó với nhau cùng nghĩa tương tự như “Gà nhà lại bới bếp nhà”: Chê cùng phe cánh lại phá hoại lẫn nhau. “Gà què ăn quẩn cối xay”: Chê những người không có ý chí. “Học như gà đá vách”: Chê những người học kém. “Lép bép như gà mổ tép”: Chê người ngồi lê mách lẻo. “Lờ đờ như gà ban hôm”: Quáng gà, chê người chậm chạp, không hoạt bát
Câu nói để đời của TT Nguyễn Văn Thiệu: “Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó”. Làm kẻ thù với Mỹ chỉ trực tiếp đối đầu còn làm bạn với Mỹ phải chấp nhận yêu sách, quyền lợi của Mỹ… nếu không sẽ bị “đá giò lái, đâm sau lưng” và có lúc bị bán đứng đất nước!
Tuổi 18 có thực sự là ngưỡng cửa của trưởng thành? Không ai lớn lên giống ai, và hành trình trưởng thành cũng chẳng thể đo đếm bằng một con số. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cột mốc 18 tuổi – độ tuổi mà luật pháp nhiều nơi, bao gồm Hoa Kỳ, công nhận một cá nhân chính thức bước vào tuổi trưởng thành và phải chịu trách nhiệm hình sự như người lớn. Thế nhưng, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó.
Tình hình thế giới hình như đang rối lung tung, náo loạn như từ khi tổng thống Mỹ nhậm chức nhiệm kỳ II. Ông ở ngôi mới được hơn 100 ngày chút xíu, mà nhiều rắc rối quá, đối ngoại thì như mỗi ngày ông đưa ra những quyết định trừng phạt thế giới về kinh tế và thương mại bằng cách tăng thuế vào các hàng hóa của bất kỳ quốc gia nào nhập khẩu và Hoa Kỳ từ 10 đế 50% và hơn thế nữa.
Thông thường, sau một ngày dài bận rộn, ai cũng nghĩ rằng đến khi đặt lưng xuống giường thì cơ thể sẽ mệt mỏi rã rời. Thế nhưng đôi khi, điều ngược lại lại xảy ra: thay vì cảm thấy mệt và buồn ngủ, chúng ta lại bất ngờ cảm thấy tỉnh như sáo, tràn đầy năng lượng, trằn trọc mãi chẳng thể nào chợp mắt.
Bộ đồ lòng dĩ nhiên gồm có…lòng. Nhưng lòng lại chia ra nhiều loại: lòng non, phèo, lòng già, khố linh. Khố linh là phần cuối của lòng già, ăn rất giòn, béo vì có lớp mỡ bên trong. Đó là điểm cộng của khố linh. Điểm trừ là khố linh rất hôi, có lẽ đây là lý do có chữ “khố” nằm vùng ở đây. Bàn ngang một chút: lòng còn chỉ “lòng dạ”, một từ không dính dáng chi tới chuyện ngon hay dở. Nghĩa bóng của “lòng dạ” chỉ liên quan tới con người, còn bò heo gà thì chỉ có một nghĩa. Ngoài lòng, bộ đồ lòng còn bao gồm tim, gan, bao tử, dồi trường. Dồi trường chỉ có ở heo nái. Tùy theo tuổi heo, dồi trường to hay nhỏ. Loại ngon nhất là dồi trường của heo nái đẻ hai hoặc ba lứa. Nhưng ít thực khách biết chuyện này nên cứ đòi dồi trường to, vừa đắt vừa không ngon.
Hãy tưởng tượng quý vị đang đứng ngay cạnh xác tàu Titanic huyền thoại, chậm rãi dạo quanh một vòng và chiêm ngưỡng kích thước đồ sộ của con tàu. Quý vị có thể ghé vào phòng chứa lò hơi (boiler rooms), ngắm nghía các bảng điều khiển, thậm chí nhìn thấy số ID 401 của tàu được khắc trên cánh chân vịt. Những dải nhũ xốp gỉ sét (rusticles) lặng lẽ bám quanh thân tàu. Rải rác trên mặt đất là những mảnh kim loại đã biến dạng và đồ đạc cá nhân của những nạn nhân xấu số trong thảm kịch năm xưa.
Hoa Thịnh Đốn là thủ đô chính trị quyền lực của nước Mỹ và cũng là của thế giới. Có đến Hoa Thịnh Đốn thì mới có thể hình dung được phần nào sức mạnh Hoa Kỳ. Nếu người Trung Quốc có câu: “Có đến Bắc Kinh thì mới biết chức quan của mình nhỏ như thế nào” thì bây giờ ta cũng có thể nói: “Chưa đến Hoa Thịnh Đốn thì chưa biết thế nào là Mỹ”. Quả thật như thế, thật sự choáng ngợp với những công trình kiến trúc thuộc các cơ quan đầu não trung ương của chính quyền Mỹ. Nếu tượng đài tưởng niệm Washington Monument (dân Việt thường gọi là tháp bút chì) làm trung tâm thì bốn hướng tỏa ra là những cơ quan trọng yếu như: Bạch Cung (White House), Tòa nhà quốc hội, tòa nhà bộ ngân khố, Tòa nhà làm việc của phó tổng thống…
Hôm nay gần lễ Phật Đản, chúng ta nghe thầt Đạt Ma Huy Bảo nói chuyện trong khóa tu một ngày, thầy kể vui lắm, về câu chuyện người dẫn đường hay nói rõ hơn là người chỉ đường. Bắt đầu là một cô phật tử, cũng là hình thức người dẫn đường, cô ngoan đạo, có nhiều tín tâm và từ tâm nên hay đi giúp những người vừa mất, họ họp thành một nhóm 7, 8 người, đi độ niệm cho người chết vừa chết, hướng dẫn vong linh cầu nguyện buông bỏ phiền toái thế gian, xin mau sớm gặp đức từ phụ A Di Đà tiếp dẫn…
Tuần này tôi đi tiễn một anh bạn đồng tuế vừa nằm xuống. Gọi là đồng tuế nhưng anh nhỉnh hơn tôi một tuổi. Thấy anh nằm thảnh thơi, bạn bè mừng cho anh. Mừng vì anh chỉ bị cảm có một tuần rồi nhẹ nhàng ra đi. Đi như vậy là phúc. Mấy ông bạn già ai cũng khen vậy. Cái chết hình như thân cận với những người đã quá luống tuổi. Họ đã nhờn với anh thần chết. Nhớ: Nguyễn Xuân Hoàng những ngày cuối của căn bệnh ung thư cột sống đã nhắn tin cho tôi: “Tao không sợ chết, chỉ sợ đau”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.