Hôm nay,  

Đọc Ngô Thì Nhậm: Thần Thông và Tu Tâm

26/06/202509:16:00(Xem: 314)
blank 

Đọc Ngô Thì Nhậm: Thần Thông và Tu Tâm
 

Nguyên Giác
 

Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Lấy tu tâm làm chính, không bận tâm và không để mất thì giờ với chuyện thần thông. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.

Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư, và được nhiều vị sư tôn vinh là vị Tổ Thứ Tư của Dòng Thiền Trúc Lâm. Tất cả các vị sư khác trong sách đều nói trong tông phong này.  Nơi đây, chúng ta trích các đoạn đầu trang 373, nguyên văn như sau:

 blank

(Hải Lượng Đại thiền sư)

Hải Lượng Đại thiền sư nói rằng:

- Nước Nam cao tăng rất nhiều, danh Nho cũng rất nhiều. Nhưng các cao tăng thường thích làm những việc quái dị, bí hiểm, như bọn Không Lộ, Đại Điên, Đạo Hạnh, Vạn Hạnh, pháp thuật rất cao, nay còn truyền lại những việc như vết sét đánh ở cây gạo, dấu chân in ở đỉnh hang Sài Sơn, đều do các sư tự làm ra. Việc đó giống hệt với việc tượng đá Liễu Thăng dựng ngược ở Quỷ Môn Quan (*) là do Tiền triểu muốn dựng tượng vũ công mà làm ra.

Cái vạc Phổ Minh, cái tháp Báo Thiên, tượng Phật Quỳnh Lâm, cái chuông Phả Lại (**), đều là như thế cả. Những việc như thế, các bậc chân tu không làm. Chân tu như Trúc Lâm Tam tổ chưa hề làm điều gì quái gở truyền lại đời sau. Cho nên tu pháp không bằng tu đạo, tu thân không bằng tu tâm. Tu đạo tu tâm, nhà Nho gọi là "Tàng tu" (Tu giấu kín).” (hết trích)
 

Hai chỗ ghi chú nơi Quỷ Môn Quan và chuông Phả Lại là:

(*). Tương truyền ở Quỷ Môn Quan (Lạng Sơn) có tượng đá hình Liễu Thăng bị chém dựng ngược.

(**). Vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, tượng Phật Quỳnh Lâm, chuông Phả Lại: Gọi là An Nam tứ khí, nghĩa là "Bốn vật báu của nước Nam."
 

Bốn vị sư Không Lộ, Đại Điên, Đạo Hạnh, Vạn Hạnh đều là những vị sư có thần thông, làm nhiều điều khác thường, trái nghịch với các định luật vật lý mà chúng ta học trong sách khoa học và trong lẽ thường của nhân gian. Thực tế, chúng ta nhìn từ Nam ra Bắc, gần như nơi nào cũng nghe chuyện kỳ bí. Thậm chí, bạn có thể thấy các đền Tứ Phủ, các chuyện hầu đồng cầm kiếm xiên lình, đâm dao xuyên da thịt mà không chảy máu, hay chuyện bước đi trên than hồng mà không phỏng chân. Hay những trường hợp mượn chuyện kỳ bí để dạy đạo lý nhân quả, như các chuyện du ký địa ngục. Nghĩa là, với nhiều người, tôn giáo phải là thần thông, là chuyện khác đời thường.
 

Thực tế không phải như vậy. Các nhà sư trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh đã bác bỏ, nói rằng tu theo pháp luyện thần thông là sai lầm, là chưa hiểu đạo Phật.
 

Chúng ta thử suy nghĩ, nếu bạn có thần thông. Thí dụ, bạn đi xuyên qua tường nhà người khác, hay bạn bay lên mây. Bạn có thể dễ dàng khởi tâm, hoặc người khác nhìn thấy cũng sẽ dễ dàng khởi tâm, rằng có một tự ngã nào biết thần thông, siêu đẳng hơn những tự ngã khác. Không phải ai cũng chệch hướng tự cao hay thần thánh hóa người khác như thế, nhưng hiểm nguy đó là có. Tương tự, giả sử rằng bạn có tha tâm thông, bạn biết những người chung quanh suy nghĩ những gì. Than ôi, cuộc đời đâu còn vui nữa, bởi vì bạn sẽ đọc ra những rừng tham sân si trong tâm của người đối diện.
 

Trong Kinh DN 11, Đức Phật nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha:

"Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: “Này các Tỷ-kheo các Ngươi hãy thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa cho các cư sĩ áo trắng”...

... Này Kevaddha, có ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông....

... - Này Kevaddha chính vì ta thấy sự nguy hiểm trong sự biến hóa thần thông mà ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ biến hóa thần thông....

...  Này Kevaddha chính Ta thấy sự nguy hiểm trong sự tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ tha tâm thần thông. Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có Tỷ-kheo giáo hóa như sau: “Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia”. Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.” (hết trích)
 

Như thế, Đức Phật chỉ khuyến tấn giáo hóa thần thông. Nếu bạn khuyên được người khác làm theo lời Phật dạy, đó là giáo hóa thần thông. Tuyệt vời vô cùng, vì lời khuyên đó sẽ giúp người khác tu giải thoát.
 

Tương tự, trong Kinh DA 24, Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:
 

Phật nói với Kiên Cố: “Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.”..." (hết trích)
 

Thần thông trong Thiền Tông là gì? Đó là sống đời hàng ngày, chẻ củi, gánh nước mà thuận theo tự tánh, không còn dấy lên chút tâm tham sân si nào nữa. Một điển hình là Cư Sĩ Bàng Long Uẩn (740-808), một cư sĩ Thiền tông, ngộ đạo nổi tiếng trong Phật giáo thời nhà Đường, đời thứ ba sau Lục Tổ Huệ Năng.
 

Thầy Thanh Từ ghi lại trong sách Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng, tập 1, trích:

"Đời Đường niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu (785 TL), ông đến yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu, hỏi:

- Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?

Thạch Đầu lấy tay bụm miệng ông. Ông bỗng nhiên tỉnh ngộ....

... Một hôm Thạch Đầu hỏi:

- Từ ngày thấy Lão tăng đến nay, hằng ngày ông làm việc gì?

Ông thưa:

- Nếu hỏi việc làm hằng ngày tức không có chỗ mở miệng.

Ông liền trình một bài kệ:

Hằng ngày không việc khác,

Chỉ tôi tự biết hay.

Vật vật chẳng bỏ lấy,

Chỗ chỗ nào trái bày.

Đỏ tía gì làm hiệu,

Núi gò bặt trần ai.

Thần thông cùng diệu dụng,

Gánh nước bửa củi tài." (ngưng trích)

 

Trước tiên, chúng ta lặp lại câu hỏi của ngài Thạch Đầu: Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì? Than ôi, câu này hay vô cùng. Vậy thì, “muôn pháp” là gì?
 

Kinh SN 35.23, còn gọi là Kinh Tất Cả, bản dịch Thầy Minh Châu như sau:
 

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.

Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!” (hết trích)
 

Khi người tu không còn làm bạn với, không còn lân la với, không còn dính chút gì với mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cái được chạm xúc, ý và cái được suy nghĩ tư lường... thì đã tự bước ra khỏi ba cõi sáu đường rồi. Đó là giải thoát. 
 

Đó cũng là ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh khi người tu thấy tất cả các pháp đều không có tự tánh. Bát Nhã Tâm Kinh viết về chẳng cùng muôn pháp làm bạn là, trích:
 

"Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt." (ngưng trích)
 

Như thế, đối với tất cả các pháp, ngài Bàng Uẩn không buông bỏ, mà cũng không nắm giữ hay dính vào. Và như thế, chẻ củi, gánh nước đều là thần thông.

Đó cũng là tông chỉ của Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh vậy.
 

THAM KHẢO:

. Kinh DN 11, Đức Phật không dạy thần thông. Bản dịch Thầy Minh Châu:

https://suttacentral.net/dn11/vi/minh_chau

. Kinh DA 24: Phật nói, chỉ dạy trầm tư về đạo. Bản dịch Thầy Tuệ Sỹ:

https://suttacentral.net/da24/vi/tue_sy

. Cư sĩ Bàng Long Uẩn. Bản dịch Thầy Thanh Từ:

http://thuongchieu.net/index.php/phapthoai/suphu/4782-banguan

. Kinh SN 35.23. Kinh tất cả. Bản dịch Thầy Minh Châu:

https://suttacentral.net/sn35.23/vi/minh_chau

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/06/202500:00:00
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2025, thành phố Istanbul một lần nữa trở thành sân khấu cho các nỗ lực ngoại giao khi phái đoàn Ukraine và Nga có cuộc gặp thứ hai trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trên bàn đàm phán cấp cao, hai chiếc ghế quan trọng nhất vẫn bị bỏ trống. Cả Putin và Zelenskyy lại một lần nữa vắng mặt. Trước đó, vào giữa tháng 5, một tia hy vọng mong manh đã lóe lên về viễn cảnh hai nhà lãnh đạo sẽ cùng xuất hiện tại Istanbul, ngồi lại trong cùng một phòng để đối thoại trực tiếp. Nhưng rồi hy vọng đó nhanh chóng vụt tắt. Putin đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Zelenskyy; và với nhiều nhà quan sát, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
10/06/202510:11:00
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
08/06/202514:03:00
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
06/06/202506:01:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
06/06/202500:36:37
“Nếu không có tôi, Trump đã thua cuộc bầu cử, Đảng Dân Chủ đã kiểm soát Hạ Viện và Thượng Viện với tỷ lệ 51-49. Thật là vô ơn.” Musk tức giận và kiêu ngạo. Tức giận vì số tiền đầu tư quá lớn ($275 triệu) đã không thể mang lại cho Musk điều ông ta muốn từ Donald Trump. Đáp lại, Donald Trump gửi ra: “Cách dễ nhất để tiết kiệm tiền trong ngân sách của chúng ta, hàng $tỷ đô-la, là chấm dứt các khoản trợ cấp và hợp đồng mà chính phủ dành cho Elon.”
02/06/202507:38:00
Có một thiền ngữ nổi tiếng, thường được nhắc tới trong nhà thiền. Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín đời Tống nói: “Hồi 30 năm trước, khi lão tăng còn chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Về sau, gặp được thiện tri thức, có chỗ hội nhập, thấy núi không là núi, thấy sông không là sông. Bây giờ được chỗ dứt sạch, thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.”
27/05/202510:00:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: qua sông, bỏ bè, thấy thường trực không Phật, không ta, không người. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796.
23/05/202500:32:00
Cuộc tấn công gần như toàn diện của chính quyền Donald Trump vào khoa học và học thuật của Hoa Kỳ, không chỉ Harvard còn vào ít nhất chín trường đại học tư thục khác, như Columbia và Johns Hopkins, và các trường công lập, chẳng hạn như University of Minnesota và U.C.L.A. Một bản dự thảo bị rò rỉ cho truyền thông hồi tháng 4 vừa qua cho thấy ngân sách y tế dân sinh năm 2026 của Trump đề xuất cắt giảm thêm 40% tại N.I.H. và tại C.D.C. Các trường đại học trên toàn quốc hiện đang cắt giảm hoặc thậm chí hủy bỏ việc tuyển sinh sau đại học. Scott Weinhold, một viên chức cao cấp của Cục Văn hóa Giáo dục thuộc Bộ Ngoại Giao nói với IIE: “Kinh nghiệm học tập tại Hoa Kỳ không chỉ định hình cuộc sống của các cá nhân, mà còn định hình tương lai thế giới gắn kết của chúng ta. Mối quan hệ giữa sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế ngày nay là cơ sở của các mối quan hệ cho các mối quan hệ kinh doanh và thương mại trong tương lai, khoa học và đổi mới, và cả các mối quan hệ chính phủ.”
21/05/202510:11:00
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người làm cách mạng. Cuốn Hồi Ký của ông là hồi ký của một người làm cách mạng. Ông là cán bộ Duy Dân Cách Mạng Đảng, dấn thân vào con đường làm cách mạng do kế thừa tinh thần và tấm gương của thân phụ ông là cụ Lang Nhân.
19/05/202508:45:00
Tóm gọn lại, lời hướng dẫn của quý ngài Trúc Lâm nêu trên có thể tóm tắt là: lòng tắt, nhập định, yên định cái tình (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ), trong tịch lặng nhìn vào cái triệu của các pháp (khi niệm chưa dậy lên), ly dục sạch làu, ý riêng sạch làu (vô niệm, vô tâm), sẽ thấy hiện ra bản tánh, tỏ rõ được cái tâm của chính mình, nơi đó là vạn pháp bình đẳng (trong gương tâm) và đó chính là sức hư không (Tánh Không) thì tham sân si vắng bặt. Đó là giải thoát.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.