Hôm nay,  

Diễm Xưa

01/05/202411:57:00(Xem: 4442)
Truyện

ARVN

Thằng Tường uống một ngụm bia, bọt bia trắng viền trên miệng nó thành một viền tròn. Nó đã bắt đầu ngà ngà say. Để chiếc ly xuống bàn chuếnh choáng, nó vung tay nói:
    –  Mày ở nước ngoài về mày có muốn ăn chơi, mày hỏi thằng anh mày đây nầy. Sang trọng, kín đáo, thì dùng đường dây sex tour ở các khách sạn từ ba đến bốn, năm sao. Ở đó an toàn nhưng rất hao địa. Xuống cấp thấp hơn một chút, mầy có thể đi ngủ khách sạn, rồi kêu em tới. Còn mầy sợ sida thì mầy đi phố Diễm Xưa. Ở đây có con phố mang tên giang hồ là phố Diễm Xưa, chứa toàn là những em nhỏ tuổi, xinh đẹp, thổi kèn hết ý.
    Thằng Hạn chen vào:
    –  Thằng Tường là thổ địa ở đây. Nó là kỹ sư cầu đường nên nó rành đường đi nước bước của thành phố nầy lắm. Mày tin nó đi Niệm. Nó dẫn dắt mầy đi chơi thì hết sẫy đó.
    Niệm không phát biểu, anh ngồi im lặng uống bia. Bia Heineken ở đây rẻ, uống được. Không đậm lắm nhưng không nhạt như Tiger hay Sài Gòn. Về thăm quê sau 5 năm ở Mỹ, anh kêu mấy thằng bạn ngày trước cùng học chung một trường trung học, đi nhậu chơi. Niệm thích uống bia, ngồi tán gẫu với bạn bè, nhưng ở Mỹ anh không thỏa mản được điều đó. Anh sợ lái xe mà có mùi bia mà cảnh sát stop lại là tàn đời trai, nên anh chỉ uống bia ở nhà, mà uống ở nhà, ngồi nhìn khoảng trắng bốn bức tường thì chán chết. Ngồi uống bia có người rót, có người đưa khăn lau mặt và nhìn thiên hạ qua lại, anh vẫn thích hơn.
     Thằng Tường và thằng Hạn đều tốt nghiệp kỹ sư ở Phú Thọ ra, nhưng bây giờ thằng nào cũng xuống cấp thấy rõ. Thằng Tường ngày xưa là thằng học giỏi nhất lớp, thi đậu hạng ưu, hạng bình, Tú Tài 1 và Tú Tài 2, học MGP rồi thi đậu vào trường Kỹ Thuật Phú Thọ. Ra trường được mấy năm thì Sài Gòn thất thủ, nó đi vượt biên mấy lần bị bắt ở tù. Nó chán không vượt biên nữa. Nay trên năm mươi tuổi, nó an phận thủ thường ở lại. Nó ăn chơi nhậu nhẹt từ lúc nào không ai hay.
    Niệm muốn mời hai bạn đi uống bia để ôn lại một vài hình ảnh cũ hồi còn trung học. Hình như những hình ảnh đó cứ bám chặt vào anh khi anh ở nước ngoài. Anh muốn biết tin những thằng bạn đã thất tán từ ngày đứt phìm. Nhưng Niệm thất vọng. Hạn và Tường hình như rành các quán xá, như làng nướng Nam Bộ, quán rắn Tri Kỷ, quán vịt Thanh Đa hay các quán bia ôm, các khách sạn có em út, hơn là địa chỉ của những thằng bạn cùng lớp, cùng trường hồi còn trung học.
    Câu nói của thằng Tường đã đánh động tâm hồn Niệm. Không phải vì anh muốn đến một nơi ăn chơi mà thằng Tường vừa kể, mà anh nghe đến tiếng ''phố Diễm Xưa''. Anh nghĩ đến một con phố đẹp, lịch sự, tao nhã. Ở đó sẽ có những cô gái tóc dài, mặc áo dài đủ màu sắc thật dễ thương, sẽ hát những tình khúc mà anh yêu thích, nhất là bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, mà đã có một thời mê hoặc anh bằng mớ ngôn ngữ tuyệt vời đó. Và một người con gái hát bản nhạc đầu tiên ấy trong tâm hồn Niệm.
 
***
 
Đó là những ngày sau Tết Mậu Thân. Thị xã nơi Niệm dạy học đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng của chiến tranh. Đêm tối mịt mùng của những ngày Tết với tiếng đạn AK xé trời. Tiếng hô xung phong của địch khi tiến vào Toà Hành Chánh tỉnh, vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Tiếng đạn phòng thủ bắn trả lại mãnh liệt. Địch không làm chủ được tình hình và sau đó đã phải rút về hướng bờ sông, khu có những hàng phi lao rậm rạp, mong che chắn tầm truy kích của không quân. Trực thăng gunship của quân đội cộng hòa đã bay lên và tiêu diệt. Lần thứ nhất trong đời Niệm nhìn thấy xác chết của địch  nằm la liệt.
     Đó là cuộc Tổng Công Kích của địch trên toàn quốc. Giới nghiêm trăm phần trăm. Sau đó một thời gian, trường anh dạy mở cửa lại, và công tác đầu tiên của trường là tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ để lấy ngân quỹ cứu trợ nạn nhân chiến cuộc trong trận Mậu Thân vừa qua. Niệm là giáo sư trưởng ban văn nghệ toàn trường, trường anh sẽ đóng góp một số tiết mục trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, cùng chung với các trường trung học khác trong quận. Và hôm đó anh đã gặp Diễm Xưa.
    Cô giáo viên tiểu học có mái tóc dài xoả dài trên vai và lưng. Trông nàng giống như một nữ sinh hơn là một cô giáo. Khi Niệm dẫn các học sinh tham gia văn nghệ vào hậu trường để chuẩn bị trình diễn thì anh thấy nàng. Cái nhìn đầu tiên cho anh cái cảm giác rờn rợn. Nàng mong manh quá. Chiếc áo màu vàng nàng mặc quá nhẹ. Anh nghĩ nếu có một cơn gió nào đó thổi, sẽ hất tung nàng lên. Đôi mắt lớn, đẹp và buồn. Sao cô gái nào có đôi mắt lớn, anh đều có cảm tưởng rằng nàng buồn lắm. Mái tóc buồn theo đôi mắt, mới gặp lần đầu nàng đã làm anh choáng váng. Anh tự trấn tỉnh mình, hãy bình tỉnh lại đi Niệm.
    Đầu tiên của đêm văn nghệ là vũ khúc Tiếng Hát Mường Luông do các học sinh trường trung học Lý Tín biểu diễn. Cô Kim Yên hát rất hay lời bản nhạc trên để làm nền, đệm theo điệu vũ. Hình ảnh những cô sơn nữ bận xà rông, những chàng sơn nam mang gùi làm những động tác của dân sơn cước, làm hội trường rộn ràng hẳn lên. Tiếng hát ''Đây Mường Luông, dốc cao thác ghềnh cheo leo, bóng ai lưng chừng lưng đèo...'' vang vang trong hội trường làm không khí buổi văn nghệ thật sôi động. Tiếng vỗ tay cổ vũ rào rào. Đến khi chương trình của trường Niệm lên trình diễn,  nữ sinh Xuân Thu lên hát bản Cánh Hoa Thời Loạn cũng rất tới. Tiếng vỗ tay rồn rập cả hội trường.
 
***
 
Nhưng đến khi xướng ngôn viên giới thiệu cô giáo Diễm Xưa sẽ lên trình bày nhạc phẩm Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, lúc nầy hội trường mới như vỡ ra, tiếng vỗ tay ào ào đồng loạt rồi im phắc. Chỉ còn lại tiếng nhạc đệm. Tiếng trống, tiếng trompette rít lên nho nhỏ. Diễm Xưa bước ra sân khấu với áo dài vàng. Tóc dài phủ cả một vạt lưng. Đèn trong hội trường tắt bớt tạo nên một không khí mờ ảo.
    Niệm đứng phía dưới nhìn lên sân khấu, ngó nàng đăm đăm. Anh muốn ghi hình ảnh có một không hai nầy. Tâm hồn anh chao động vô cùng. Nàng cúi đầu chào khán giả rồi bắt đầu cất tiếng ca: Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao. Tiếng hát cất lên như từ một không gian nào đó, lắng đọng, tràn ngập, òa vỡ. Như từ một cõi huyền hoặc nào đó, tuôn tràn vào từng li ti những huyết quản làm mọi người rung động bàng hoàng. Chiều nay còn mưa, sao em không lại, nhớ mãi trong cơn đau vùi làm sao có nhau hằn lên nổi đau, bước chân em đi về mau. Mưa vẫn mưa bay cho đời biển động... Tiếng hát vang vang êm nhẹ len vào trái tim anh, thành hình những giấc mơ, những mộng tưởng huyền hoặc.
    Khi nàng ngưng hát. Phải một chặp lâu, khoảng ba mươi giây đến một phút cũng nên, im lặng. Rồi sau đó là một tràn pháo tay dồn dập, dài, không ngớt. Diễm Xưa cúi đầu chào khán giả và đi vào phía trong cánh gà sân khấu.
    Diễm Xưa là tên nàng hay nàng muốn làm cho người ta chú ý mà nàng tự đặt cho mình tên Diễm Xưa, cùng tên ca khúc. Anh bàng hoàng trong những ý nghĩ bâng khuâng đó.
    Những ngày tiếp theo, Niệm đã trầy lên, trật xuống với những mộng tưởng yêu người tuyệt vọng. Anh đã mua bao nhiêu bản nhạc của Trịnh Công Sơn, của Từ Công Phụng, của Vũ Thành An để biếu nàng. Và anh còn làm thơ nữa. Làm thơ với cả tâm tình anh, cả tấm lòng anh. Nhưng Niệm không chen chân vào được trái tim nàng. Đến một hôm, anh đang ngồi uống cà phê ở quán Đợi. Anh thấy nàng ngồi trên chiếc xe jeep với một chàng sĩ quan trên vai gắn hai hoa mai đen. Anh ngó lơ không nhìn nàng nữa, không gặp nàng nữa, nhưng vẫn quên không được hình ảnh của nàng.
    Thằng Tường kêu thêm hai món nhậu. Tôm nướng và cua rang me. Hai món nhậu nầy bắt lắm. Niệm kêu thêm mấy chai Heineken. Khi cô tiếp viên bận cái robe màu xanh da trời thật ngắn, để lộ cặp đùi trắng nỏn, trông ngon lành, đến rót bia vào ly cho Niệm, cô gái đứng thật gần anh, cặp đùi cô cạ sát vào đùi anh. Niệm nghe nhột nhạt và nóng người lên hôi hổi. Anh đưa ly bia lên nói:
    – Này Hạn, Tường, ba đứa mình uống hết mấy chai bia nầy, rồi mày chở tau đến phố Diễm Xưa. Tau bao trọn gói.
    Tường cũng nâng ly bia lên, giọng lè nhè:
    – Việt kiều số một, number one.
    Một tiếng đồng hồ sau, Niệm ngồi phía sau yên xe cho thằng Tường chở đi tìm phố Diễm Xưa. Con đường chạy dài từ lăng cha Cả, xuống Lê Văn Sĩ, quẹo trái đường Điện Biên Phủ một chiều, 2 chiếc xe Honda Dream của Hạn và Tường có lúc lạng qua lạng lại. Ngồi phía sau, ôm lấy bụng thằng Tường, Niệm thấy như mình đang đi giữa những cơn sóng lượn. Xe chạy ngập đường, đường phố đủ màu sắc. Niệm ôm quanh bụng Tường như ôm một cành cây khô, khẳng khiu, đã cạn đi nhựa sống. Cuộc sống của Tường, một người trí thức, học giỏi nhất lớp, nhất trường ngày trước, bây giờ do đâu mà Tường lại ăn chơi bạt mạng thế nầy. Nghe nói, Tường đi nhậu riết, vắng nhà riết, cuối cùng vợ con cũng đâm chán đi. Tường đi về lúc nào cũng mặc.
    Xe qua cầu Điện Biên Phủ, một khoảng đường rộng như xa lộ hiện ra trước mắt. Đây là khúc đường của xa lộ Sài Gòn Biên Hòa ngày trước, con đường được chia làm hai, ở giữa có con lươn sơn đỏ. Một luồng gió mát thổi từ bờ sông Thị Nghè tràn vào cơ thể Niệm, làm anh nghe như tỉnh rượu hẳn ra. Tường chạy xe chậm lại, quay mặt lại sau nói với Niệm qua tiếng gió rít:
    –  Đây là đường Điện Biên Phủ, đọan nầy có tên là phố Diễm Xưa. Bắt đầu từ đây có quán hớt tóc thanh nữ số một, lấy tên là Diễm Xưa, nên người ta gọi phố nầy là phố Diễm xưa cho tiện việc sổ sách. Tụi mình vào tiệm nầy nhé, mày cứ tự nhiên như người Hà Nội, hớt tóc chỉ là cái cớ. Mày cứ vào đây thư giản, có em út đấm bóp cho mày, lau mặt cho mầy, hát cho mầy nghe, và màn cuối cùng là chơi nhạc...
     Niệm hơi khựng người, anh hỏi lại:
    –  Sao có nhạc vào đây, chắc chiếu video ca nhạc hả?
     Tường quát vào tai Niệm:
     –  Cái thằng Việt kiều nhà quê. Đến bây giờ mà mầy không biết chơi nhạc là gì, thôi để vào trong sẽ biết.
     Hạn và Tường dừng xe lại trước của một quán có tên rất tình: Hớt Tóc Thanh Nữ Máy Lạnh, Diễm Xưa. Chữ được kẻ sắc nét, văn hoa và bay bướm. Cả ba xuống xe thì có 2 cậu thiếu niên từ trong tiệm chạy ra đón lấy xe dắt vào tiệm liền.
     Tường đi gần lại phía Niệm, nó nói nhỏ vào tai anh:
     –  Tau đến đây thường thôi, để tau nói cho mầy biết trước, một suất là một tiếng đồng hồ giá là sáu chục ngàn. Vào trong tiệm sẽ có cả một tá em đợi mầy, mầy muốn em nào thì gọi em đó. Nên nhớ xong cuộc, mầy ''bo" ít thôi, năm chục ngàn là vừa, đó là cái giá chung chung, có người kẹo chỉ bo có hai chục ngàn. Mày đừng làm ra vẻ Việt kiều, nhưng cũng đừng kẹo quá. Thế nào mầy cũng vừa lòng. Mày chi trước cho tau và thằng Hạn đi, để tau bo cho ghẹ.
     Niệm móc tiền đưa cho hai đứa bạn. Xong, cả ba bước vào tiệm.
Khoảng năm sáu đứa con gái, đứa nào cũng thật dễ thương, tròn lẳn, mặt hoa da phấn chạy ra đón khách. Thấy Tường, một đứa con gái la to:
     –  Anh Tường, hôm nay có gọi em không?
     Tường nói lớn, ra vẻ quen biết lắm:
     –   Hôm nay anh dẫn khách mới đến cho các em đây, anh bạn của anh, các em nhớ săn sóc bạn anh tốt nhé.
     Tường và Hạn đã chọn hai cô gái và đi vào phòng trong. Còn Niệm đứng lớ ngớ chưa biết chọn ai. Thật ra anh quá lạ với cuộc chơi nầy. Có thể, đời sống ở đất Mỹ là một đời sống bình an quá. Nó không ồn ào và muôn mặt như ở đây. Có đôi lần, anh vào xem showgirls cho biết, nhưng tất cả đâu ra đó, anh ngồi ở dưới nhìn lên, những đứa con gái đủ mọi dân tộc trên sân khấu nhún nhẩy và từ từ cởi bỏ áo quần. Anh chỉ nhìn và chỉ được nhìn thôi. Không được sàm sở, sờ mó bậy bạ. Đó là quy luật. Còn ở đây, thật là một cảnh như chợ trời.
     Một cô gái còn rất nhỏ, đến nói với Niệm:
     – Lần nầy đến tour em tiếp anh, anh vào trong với em đi.
     Nhìn lướt qua cô gái, cô gái còn bé quá, anh đoán chỉ khoảng mười bảy, mười tám tuổi là cùng. Anh noí:
     – Thôi được, tôi chọn cô.
     Khi Niệm theo cô gái bước vào phòng thì cánh cửa kính cũng tự động khép lại. Bên trong một dãy ghế dựa được kê ở thế nằm. Căn phòng rộng kê khoảng mười ghế, đàng xa kia có một người khách đang nằm trên ghế, một cô gái ngồi kế bên đang xoa bóp cho anh ta, người khách choàng tay qua lưng cô gái xoa xoa sờ mó. Niệm cũng nằm trên ghế, anh thấy thoải mái vì máy lạnh được chạy đều. Từ bên ngoài không khí nóng hừng hực, vào đây như thấy khoẻ hẳn ra. Cô gái cầm cái khăn lạnh đến bên người anh, cô đắp chiếc khăn trên trán anh và lấy hai tay chắp lại đánh đều đều trên trán. Tiếng chách chách nghe thật vui tai. Xong cô tựa sát vào người anh, nàng nói:
     – Anh thấy đở mệt chưa, em lau mặt anh nhé, xong em sẽ mát xa cho anh.
     Cô gái làm việc rất chí tình. Cô tự động kích thích anh. Niệm để mặc cho cô gái làm gì thì làm. Đến khoảng hai mươi phút sau, cô gái chỉ một căn phòng nhỏ kế bên:
     – Anh vào trong với em nghe.
     Niệm nghe rạo rực trong người và ngồi dậy bước theo cô gái. Đây là một cái giường chiếc, dùng cho khách sau khi hớt tóc xong sẽ vào đây gội đâu. Đó là một cách ngụy trang, không có hớt tóc thì làm gì có chuyện gội đầu. Niệm ngẩn ngơ không biết màn hai sẽ là màn gì sắp diễn ra, nhưng anh cũng nằm xuống. Anh nghĩ, cũng là một dịp để biết thêm những mới lạ, mình đàn ông đâu có gì phải sợ hãi. Cô gái đến gần anh, cô kéo cái robe để lộ bộ ngực trần thon tròn cạ trên mặt Niệm. Rồi cô xoay người, cúi xuống phía dưới. Một chốc, Niệm nấc lên.
     Một giờ sau, sau khi anh đã xong xuôi mọi chuyện, anh bo tiền cho cô gái và hôn nhẹ lên đôi mắt đẹp của cô ta, cô ôm anh, nũng nịu nói:
     – Anh hiền và ít nói quá, lần sau có ghé đây chơi, anh nhớ kêu em nghe, em là Mộng Hiền.
     Niệm gật đầu. Anh bước ra khỏi phòng, tiến đến quày trả tiền giờ. Người đàn bà đứng thâu tiền chợt ngước mắt lên. Niệm nhìn sững, A, cô giáo Diễm Xưa, người mà cách đây trên ba mươi năm anh đã từng say đắm. Đôi mắt kia anh không nhầm lẫn vào đâu được. Niệm trả tiền và nhìn trân vào khuôn mặt nàng một lần nữa. Người đàn bà vẫn vô tình, nở một nụ cười thật đẹp, nàng hỏi nhỏ:
     – Mấy em có làm vừa lòng anh không?
     Niệm gật đầu rồi leo lên xe thằng Tường đã rồ máy sẳn.

– Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.