Hôm nay,  

Ủng hộ toàn diện hay phản kháng âm thầm: Cuộc chiến ở Ukraine chia rẽ Phật tử Nga

17/01/202508:27:00(Xem: 1566)
blank 

Ủng hộ toàn diện hay phản kháng âm thầm: Cuộc chiến ở Ukraine chia rẽ Phật tử Nga
 

Bài viết của báo The Moscow Times
 

Vào một ngày tháng 11 tại vùng Viễn Đông của Nga, cư dân vùng ngoại ô thủ đô Ulan-Ude của Cộng Hòa Buryatia (trong Liên bang Nga) đã tụ tập cùng các quan chức địa phương để tỏ lòng thành kính lần cuối với Lama Bair Darmaev, một nhà sư Phật giáo đã tử trận trên chiến trường Ukraine.
 

"Ông đã đứng lên bảo vệ quê hương không chút do dự. Sau khi ký hợp đồng [nhập ngũ], ông đã hy sinh trong cương vị một anh hùng chơn thực", theo lời Svetlana Garmaeva, một đại biểu quốc hội khu vực Khural của Buryatia, nói từ một bục tạm thời được dựng trên mặt đất phủ đầy tuyết.
 

Năm người lính mặc quân phục mùa đông đứng sau chiếc quan tài đóng kín với thi thể của Darmaev, mang theo chân dung của ông, một vòng hoa và hai khẩu súng trường.
 

“Ông đã hy sinh mạng sống của mình vì bầu trời hòa bình của chúng ta và để bảo đảm rằng không ai dám tấn công đất nước chúng ta. Chúng ta phải biết ơn những người trấn giữ tuyến đầu và làm mọi thứ có thể để đưa chiến thắng đến gần hơn”, Garmaeva nói thêm.
 

Darmaev, 49 tuổi, đã cư trú tại Đền thờ Nữ thần Yanzhima ở thung lũng Barguzin đẹp như tranh vẽ của Buryatia trong gần 15 năm cho đến khi ông nhập ngũ làm tình nguyện quân cho quân đội Nga vào mùa xuân năm ngoái.
 

Vị Lạt ma chuyển sang làm chiến binh đã qua đời chỉ vài tháng sau khi nhập ngũ khi đang chiến đấu trong Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 5 của Nga tại vùng Donetsk, miền đông Ukraine.

Darmaev không phải là nhà sư Phật giáo đầu tiên tử trận khi chiến đấu cho [chính phủ] Moscow ở Ukraine. Vào tháng 2/2023, Lạt ma Khyshikto Tsybikov đã tử nạn do trúng mảnh đạn ở Ukraine. Ông đã bị đưa ra tiền tuyến trong đợt động viên "một phần" năm 2022 của Nga.
 

Cam kết bất bạo động nằm ở trung tâm triết lý Phật giáo, vì đây là giới luật đầu tiên trong năm giới cơ bản của đạo đức Phật giáo.
 

Tuy nhiên, nhiều nhà sư Phật giáo từ Nga đã ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, hỗ trợ các chiến binh bằng tiền quyên góp và lời cầu nguyện, thậm chí còn cầm vũ khí như quý thầy Darmaev và Tsybikov.

Ngài Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev, Pháp chủ Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga — và là bạn của Tổng thống Vladimir Putin — đã ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine ngay từ đầu. Sau đó, ngài còn nói rằng những người theo đạo Phật Nga “đang chiến đấu vì thế giới Nga và thế giới nói tiếng Slav” ở Ukraine vì mục đích “cứu thế giới Mông Cổ của họ”.
 

[Phật giáo là] tôn giáo ‘không được Nga mong muốn’
Do Ayusheev đứng đầu, Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga có trú xứ chính tại Buryatia, một trong ba tiền đồn Phật giáo ở Nga cùng với nước Cộng hòa lân cận Tyva và nước Cộng hòa Kalmykia ở phía tây nam.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 4/2022 của Trung tâm Levada Center, viện thăm dò ý kiến độc lập lớn cuối cùng của Nga, ít nhất 1% dân số Nga tự nhận mình là Phật tử.
 

“Chính quyền Nga…gần như luôn tiếp cận Phật giáo với một mức độ thận trọng nhất định”, theo Nikolai Tsyrempilov, sử gia về Phật giáo tại Đại học Nazarbayev University của Kazakhstan, nói với chương trình phát thanh podcast Republic Speaking.

“Họ coi các cộng đồng tôn giáo có trụ sở tâm linh bên ngoài nước Nga là những kẻ phát tán ảnh hưởng [nước ngoài] không mong muốn… Bao gồm Hồi giáo, Công giáo và cả Phật giáo,” Tsyrempilov nói với Republic Speaking.
 

Ông ghi nhận rằng Buryatia dường như là một trường hợp đặc biệt có vấn đề đối với chính quyền Nga vì cư dân bản địa của nơi này vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Mông Cổ, bao gồm cả các cuộc hành hương thường xuyên qua biên giới.
 

Để ngăn chặn mối đe dọa can thiệp của nước ngoài, chính quyền thời đế quốc Nga đã thành lập một cộng đồng Phật giáo tự trị với một hệ thống quyền lực hàng dọc nghiêm ngặt và người đứng đầu được bầu riêng.

“Tất cả các Lạt ma Khambo đều tuyên thệ trung thành với Sa hoàng Nga trong thời kỳ đế quốc. Nếu không, các ngài không thể được bầu lên. Trong cuộc bầu cử, họ phải đọc lời tuyên thệ trung thành [với quốc vương Nga]”, theo lời Lạt ma Buryat Baldan Bazarov, người đã rời khỏi Nga vì phản đối cuộc chiến ở Ukraine.


 

Damba Ayusheev cũng đã tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước Nga khi ngài được bầu làm Khambo Lama thứ 24 vào năm 1995.

“Ông đã giữ lời thề đó vì phá vỡ nó sẽ không được coi là danh dự. Ngay cả trong Phật giáo, người ta phải giữ đúng lời hứa và lời thề của mình,” Bazarov trả lời tờ The Moscow Times khi được hỏi tại sao Ayusheev lại ủng hộ chiến tranh.

Tăng đoàn Phật giáo Nga không phải là tổ chức đầu tiên dường như mâu thuẫn với các giáo lý cơ bản của đức tin bằng cách ủng hộ hành động quân sự.

Ở Nhật Bản thời Thế chiến II — cũng giống như ở Nga ngày nay — giới lãnh đạo cấp cao của hầu hết các giáo phái Phật giáo đã tích cực khuyến khích Phật tử nhập ngũ, hỗ trợ các tổ hợp công nghiệp-quân sự của đất nước bằng các khoản quyên góp và ủng hộ hình ảnh thiêng liêng của hoàng đế.
 

Cộng đồng ở phía nam
Mặc dù Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga tự coi mình là tổ chức Phật giáo hàng đầu của đất nước Nga, các cộng đồng tôn giáo ở Tyva và Kalmykia phần lớn hoạt động độc lập.

“Miền Trung Khurul của Kalmykia được cộng đồng tu sĩ và Phật tử hỗ trợ và quyên góp. Vùng Khurul chưa bao giờ lệ thuộc vào ngân sách nhà nước của Nga”, theo lời Arslan Edgeev, cựu thư ký báo chí của Miền Trung Khurul của Kalmykia hiện đang lưu vong, cho biết. “Đó là lý do tại sao cộng đồng Phật giáo Kalmyk có thể chống lại Moscow”.

Vào tháng 1/2023, chính quyền Nga đã chụp mũ ngài Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadykow), Đức Lạt ma tối cao của Cộng Hòa Kalmykia và là đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga và tại các quốc gia hậu Xô Viết, là "điệp viên nước ngoài", buộc ngài [Telo] phải từ chức.

Việc chỉ định này được đưa ra vài tháng sau khi Rinpoche — người đã rời Nga đến Mông Cổ sau cuộc xâm lược [Ukraine] để giúp đỡ hàng nghìn người Kalmyk đã một mình và cùng gia đình chạy trốn khỏi đất nước để tránh nghĩa vụ quân sự — đã trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo cấp cao đầu tiên ở Nga lên án cuộc xâm lược.

“Sự phản đối Moscow này không bắt đầu từ cuộc chiến”, Edgeev giải thích. “Vào thời Liên Xô, tất cả các vị Lạt ma tối cao khác của Kalmykia đều phải chịu sự đàn áp chính trị. Họ phải đối mặt với sự đàn áp hình sự, bị đưa đến các trại lao động và thậm chí bị hành quyết. Sau khi Liên Xô sụp đổ, điều đó dường như đã trở thành dĩ vãng, nhưng không phải thế”.

Rinpoche đã lãnh đạo Phật tử Kalmyakia, tôn giáo chiếm đa số ở nước cộng hòa này, kể từ những năm 1990s. Ngài đã giúp khơi dậy sự hồi sinh của tôn giáo này sau khi nó bị chính quyền Liên Xô đẩy vào bí mật và đàn áp.

Ngoài việc giám sát việc xây dựng nhiều ngôi chùa và đào tạo các nhà sư mới, Rinpoche còn tích cực làm việc để xây dựng lại những cầu nối với Phật tử Mông Cổ và Tây Tạng.

“Tôi nghĩ di sản của Rinpoche là Kalmykia vẫn có một cộng đồng Phật tử tương đối độc lập. Tôi nghĩ đó là thành tựu lớn nhất của Thầy trong vai trò đó,” theo Edgeev nói với tờ The Moscow Times.

Tendzin Zhoydak (Mutul Ovyanov) đã thay thế Rinpoche làm Đức Lạt ma Tối cao của Kalmykia vào tháng 2/2023.

Mặc dù các nhà sư ở Kalmykia vẫn ủng hộ những người lính tìm kiếm lời cầu nguyện và sự hỗ trợ về mặt tinh thần, nhưng hầu hết các nhà sư đều "nói với Phật tử của họ trong các cuộc gặp riêng một thầy một trò rằng không có một ai trong các nhà sư ủng hộ cuộc chiến này", theo Edgeev.

Edgeev nói với tờ The Moscow Times rằng chính phủ Moscow đã nhiều lần cố gắng gây sức ép buộc Zhoydak lên tiếng ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine bằng cả lời đe dọa và lời hứa cúng tiền lớn lao để khôi phục các tu viện địa phương.

“Nhưng như chúng ta thấy, những nỗ lực này đều vô ích”, theo Edgeev nói. “Khi Moscow gây sức ép với [Zhoydak], nhà sư nói rằng Thầy sẽ không làm điều đó vì nó trái ngược với những gì Thầy đang rao giảng”.
(Nguyên Giác dịch)
 

Nguồn:
https://www.msn.com/en-us/politics/international-relations/full-support-or-quiet-resistance-ukraine-war-splits-russia-s-buddhists/ar-BB1rnpqq?ocid=BingNewsVerp 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ từ một mặt nước tĩnh lặng, trăng mới có thể soi chiếu và tỏa sáng. Chỉ từ một tâm bình thường, định tĩnh, những phiền não dục vọng mới có thể tan biến, hiển lộ trí tuệ siêu việt của bậc hiền nhân.
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba đã hối thúc Hamas (lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn) chấp thuận “đề nghị cuối cùng” về lệnh ngừng bắn 60 ngày với Israel tại Dải Gaza. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được Qatar và Ai Cập chuyển đến Hamas thông qua các viên chức ngoại giao của họ.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Hôm thứ Ba, Thượng Viện Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo để gỡ bỏ lệnh cấm các tiểu bang ban hành quy định về trí tuệ nhân tạo (AI) trong mười năm; luật này từng được đưa vào dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu ngân sách của Tổng thống Trump.
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 04 tháng 04 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
(Hồng Kông, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Liên minh Dân chủ Xã hội (League of Social Democrats, LSD), tổ chức dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng Kông, hôm Chủ nhật cho biết sẽ chính thức giải thể, vì “áp lực chính trị ghê gớm” dưới làn sóng trấn áp an ninh trong suốt 5 năm qua. Kể từ nay, thành phố do TQ kiểm soát sẽ không còn bất kỳ đại diện chính thức nào của phe đối lập dân chủ.
(SEVILLE, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Giữa cái nắng gay gắt của miền nam Tây Ban Nha, hàng trăm người đã tuần hành qua thành phố Seville hôm Chủ Nhật, kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy công bằng về trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu. Hoạt động này diễn ra ngay trước khi hội nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tài trợ phát triển chính thức bắt đầu.
- Tỷ phú Elon Musk lặp lại: Dự luật lớn & đẹp Cộng Hòa thông qua là điên khủng, phá hoại, tự sát chính trị - Quận Los Angeles: 1 xe kem bỏ hoang giữa phố khi đặc vụ ICE bắt người bán kem được khu phố yêu thương - Chấm dứt Quy chế Bảo vệ Tạm thời TPS, sẽ trục xuất 350.000 người Haiti ra khỏi Mỹ từ đầu tháng 9
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.