Hôm nay,  

Sinh Hoạt Cộng Đồng: Lễ Phát Thưởng Của Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ Nsw

20/12/200900:00:00(Xem: 5438)

Sinh hoạt cộng đồng: Lễ Phát Thưởng của Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ NSW -Phạm Thanh Phương

SYDNEY: Trong chủ trương bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc tại hải ngoại, một buổi lễ phát thưởng 180 em học sinh xuất xắc thuộc Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ NSW được Ban Chấp Hành Liên Trường tổ chức tại Trung tâm Văn Hoá & Sinh Hoạt Cộng Đồng vào lúc 10 giờ sáng ngày 12-12-2009 với sự điều hành của thầy Nguyễn Toàn và cô Diễm Châu.
Trước khi đi vào chương trình, nghi thức chào cờ và phút mặc niệm được cử hành rất long trọng với hai cô giáo cầm hai lá đại kỳ Úc Việt giương cao giữa khán đài. Kế tiếp là tiết mục muá lân chào mừng quan khách, phụ huynh và các em họ sinh xuất xắc thuộc liên trường Việt ngữ, do các em Gia đình Phật tử Huyền Quang thực hiện.
Kế tiếp là phần giới thiệu chương trình Lễ Phát Thưởng và thành phần quan khách tham dự gồm: Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch CĐNVTD/NSW; Ts Nguyễn Văn Bon, Nhóm nghiên cứu văn hoá Đồng Nai- Cửu Long; Ts Huỳnh Long Vân, Hội ái Hữu trường Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và đồng hương Cần Thơ; Bà Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng trường Việt Ngữ Wollongong và cũng là thành viên của Ban Chấp Hành CĐNVTD/ Wollongong/ NSW; Ông Đặng Văn Hiền, Hội trưởng Hội Ái Hữu An Giang; Các thầy cô cùng khoảng gần 500 phụ huynh và học sinh thuộc 13 trường thuộc Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ NSW gồm: Trường Nhi Đồng I; Nhi Đồng II; Pháp Bảo; Chánh Pháp; Hưng Đạo; Đạo Đức, Dân Nhạc; Huyền Quang; Văn Lang; Hùng Vương và Liên Trường Bồ Đề I- II- III.
Để chính thức khai mạc buổi lễ phát thưởng cô Phạm Minh Lan, Phó chủ tịch Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ tại NSW ngỏ lời chào mừng phụ huynh và quan khách, và  trong diễn văn khai mạc, cô Minh Lan cũng thay mặt tất cả các thầy cô và các em học sinh thuộc Liên trường, cám ơn sự tham dự đông đảo của quan khách cùng phụ huynh để buổi lễ Phát thưởng được thêm phần long trọng và ý nghĩa. Sự tham dự đông đảo đó cũng là những khích lệ lớn lao trong lãnh vực duy trì và phát triển văn hoá truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại. Trong một giọng xúc động cô Minh Lan nhận định:
"Sau hơn ba mươi năm ly quốc, kể từ ngày CSVN cưỡng chiếm toàn thể đất nước, một thế hệ mới đã trưởng thành và đã làm vẻ vang dân Việt với những thành công trên khắp thế giới... Dù ra đi lúc còn nhỏ hay được sinh ra trên xứ người, nhưng giới trẻ hôm nay vẫn giữ được một phong thái Việt Nam và lưu loát ngôn ngữ của dân tộc. Từ những thành qủa này, chúng ta không thể phủ nhận đó là những cố gắng của các bậc phụ huynh và các thầy cô các trường Việt ngữ, đặc biệt là sự cố gắng và yêu mến tiếng Việt của các em học sinh... Đây chính là một cố gắng vượt bực trong một hoàn cảnh nghiệt ngã nơi tha hương, mà đa số thời gian đều được dành cho mưu sinh và hội nhập... Thầy trò chúng tôi, mỗi tuần cũng chỉ có được 3 tiếng để cùng dắt dìu nhau lội ngược dòng tìm về với cội nguồn dân tộc. Tuy gian truân về thời gian, khó khăn về tài chánh, nhưng Liên Hiệp các trường Việt Ngữ vẫn nỗ lực, miệt mài trong tinh thần đoàn kết của 13 trường với hơn 1000 học sinh và thầy cô giáo. Từ từng bước chập chững, chúng tôi đã cùng ngồi lại với nhau, chia sẽ những khó khăn, thống nhất đuợc một chương trình giảng dạy, đã soạn và in được bốn quyển sách giáo khoa dùng cho bốn trình độ khác nhau tại các trường... Hàng năm liên trường cũng mở các khoá tu nghiệp ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ thuật sư phạm, để công việc bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam mỗi ngày một hữu hiệu hơn. Ngoài ra, Liên trường cũng tổ chức một số sinh hoạt ngoài trời cùng một số đoàn thể trẻ để có thể giúp các em có sự nhận thức sống cùng và sống vì tha nhân...."
Nói về vị trí cuả tiếng Việt nơi xứ người, cô Minh Lan cho biết: "Theo thống kê của Bộ Giáo Dục & Huấn Nghệ chương trình Ngôn Ngữ Cộng Đồng, ngôn ngữ Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong 48 ngôn ngữ các quốc khác gia tại Úc, và số học sinh học tiếng Việt cũng được đánh đánh giá đông và cao. Trong các trường Việt Ngữ tại Úc, Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ là một Liên trường lớn nhất và cũng là tổ chức giảng dạy Việt Ngữ duy nhất trực thuộc CĐNVTD/NSW."


Tiếp lời cô Minh Lan, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch CĐNVTD/NSW chào mừng quan khách và chia sẻ: "Điều mà ai trong chúng ta cũng hiểu, tiếng Việt còn thì nước Việt còn, điều này rất quan trọng và càng quan trọng hơn nữa đối với chúng ta trong hoàn cảnh lưu vong. Chúng ta may mắn có được tổ chức Cộng Đồng và càng may mắn hơn nữa là chúng ta có được những thầy cô đã và đang trang trải tâm huyết trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt trong cộng đồng. Riêng tại hải ngoại, giữ gìn và bảo vệ cộng đồng có nhiều cách và nhiều lãnh vực, nhưng quan trọng nhất vẫn là bảo toàn và phát huy nền tảng văn hoá Việt Nam qua việc bảo vệ và phát huy tiếng Việt, vì tiếng Việt còn thì cộng đồng còn...". Nói về sự quan trọng của ngôn ngữ Việt nơi hải ngoại, ông Thanh cho biết: "Trong một dịp tiếp xúc với đức Đạt Lai Lạt Ma tại Sydney vào ngày 02-12-2009 mới đây, Ngài cũng có chia sẻ một số kinh nghiệm sống lưu vong của ngài, và ngài đã khuyên người Việt chúng ta hãy cố gắng giữ gìn văn hoá của mình và đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc..." Nhìn nhận những khó khăn tại xứ người, ông Thanh cũng chia sẻ: "Trong hoàn cảnh khó khăn chung nơi xứ người, các thầy cô cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Nhưng tôi tin một điều, là khi nhìn thấy con cháu của chúng ta nói được tiếng Việt một cách trôi chảy, lưu loát, chắc chắn các thầy cô sẽ có một niềm vui và cũng là một sự khích lệ lớn lao trong công việc của mình."
Đề cập đến trách nhiệm của Cộng Đồng, ông Thanh cho biết: "Trong chương trình làm việc của Cộng Đồng trong hai năm tới, chúng tôi sẽ dành một ngân khoản nhỏ để đóng góp, hỗ trợ cho các sinh hoạt của các trường Việt ngữ." Chia sẻ với các em học sinh Việt ngữ, ông Thanh ân cần nhắn nhủ: "Biết thành thạo thêm một ngôn ngữ là như thêm được một người, các em giỏi tiếng Anh, các em đã là một người, nhưng nếu các em thông thạo tiếng Việt, các em sẽ có thêm một người nữa. Ngày nay, người Việt chúng ta đang cư ngụ tại hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Nếu tất cả các em đều nói giỏi được tiếng Việt, thì một ngày nào đó tiếng Việt của chúng ta sẽ được dùng rộng rãi như tiếng Anh trong hiện tại." Bằng một giọng xúc động, ông Thanh tâm tình: "Bất cứ một ngôn ngữ nào, đều phản ảnh nét văn hóa đặc thù của dân tộc ấy. Do đó, học tiếng Việt là đi về với cội nguồn để phát huy nền  tảng văn hoá của dân tộc mình. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các em đã và đang cố gắng giữ gìn văn hoá dân tộc qua việc học tiếng Việt".
Sau phần phát biểu của Chủ tịch CĐNVTD/NSW, các quan khách lần lượt được mời trao phần thưởng cho 180 em học sinh xuất sắc của Liên trường. Trong lúc trao phần thưởng, chương trình cũng được xen kẽ bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em học sinh Liên trường thực hiện. Đặc biệt trong phần văn nghệ, các em mầm non trong y phục rực rỡ với những chiếc áo dài Việt Nam đã trình diễn hoạt cảnh bài "Má má ơi" tạo cho bầu không khí thên phần vui tươi và hy vọng. Ngoài ra tiết mục hoạt cảnh "Qua cầu gió bay" của trường Nhi Đồng, với ý phục nam, nữ cổ truyền rất lộng lẫy và đượm thấm hình ảnh văn hóa dân tộc cũng đã gởi đến cử toạ như một lời xác định nền tảng văn hoá của mành đang tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây, "Qua cầu gió bay" là một tác phẩm dân ca mà hầu như đại đa số người Việt Nam đều đã từng nhiều lần nghe qua từ trước năm 1975. Vì vậy, hoạt cảnh này không chỉ nói lên cái nét đẹp đặc thù của văn hoá dân tộc, mà còn nói lên được cả tâm huyết của các thầy cô khi huấn luyện các em. Cũng trong chương trình, một sự ngạc nhiên đến xúc động đã đến với cử toạ khi em Phan Thị Thu Thảo, lớp bảy thuộc trường Hưng Đạo thay mặt tất cả học sinh của liên trường nói lời cảm tạ đến phụ huynh và các thầy cô. Dù là một người rất trẻ, thuộc lứa tuổi thiếu niên, nhưng với một giọng nói lưu loát và phát âm rất chuẩn, em Thảo phát biểu: "Cũng nhờ học tiếng Việt, chúng em đã biết được phong tục, tập quán của người Việt Nam, biết nguồn gốc của mình, biết tổ quốc của mình là nước Việt Nam hình cong chữ S, trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, và cũng biết được vì sao mà mình có mặt trên nước Úc này." Trước khi dứt lời, em Thảo cũng đại diện học sinh của Liên trường ngỏ lời: "Chúng em vô cùng biết ơn các vị ân nhân của trường, các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ. Bên cạnh đó, chúng em cũng thành kính tri ân các bậc cha mẹ đã tạo điều kiện và không ngại nắng mưa đưa đón các em đi học tiếng Việt vào những ngày cuối tuần và giúp chúng em làm bài tại nhà. Thay mặt toàn thể học sinh liên trường, chúng em xin hứa sẽ luôn là những học sinh giỏi trong trường, là những đưá con ngoan trong gia đình và là những công dân tốt trong xã hội."
Chương trình được tiếp nối với cuộc sổ số vui chơi và bế mạc vào lúc 12.30 cùng ngày trong không khí vui tương chất chứa một tương lai hy vọng của những thế hệ rường cột cho tổ quốc VN, góp phần không nhỏ trong việc quét sạch bóng ma CS trên quê hương VN thân yêu. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.