BRUSSELS - Các nhà lãnh đạo châu Âu tranh luận trong 7 giờ về phương thức tiếp nhận 40,000 người Syria và Eritrea tìm kiếm quy chế tị nạn đã đến Italy và Hy Lạp và 20,000 người khác đã đến bên ngoài khối Liên Âu.
Qua sáng Thứ Sáu, các nhà lãnh đạo Liên Âu đã loan báo đồng ý chia sẻ gánh nặng thuyền nhân trốn tránh chiến tranh và nghèo khó.
Trong gần 6 tháng qua, khoảng 100,000 di dân đã tới châu Âu, với 2000 người bỏ mạng trên đuờng vượt biển từ bờ nam Địa Trung Hải - đa số đến Italy và Hy Lạp, là 2 nước chịu gánh nặng của khủng hoảng.
40,000 người tạm trú tại Italy và Hy Lạp sẽ đuợc tái định cư trong 2 năm. 20,000 người khác bên ngoài Liên Âu cần đuợc bảo vệ cũng sẽ đuợc tái định cư.
Italy đã nhanh chóng phản ứng, chỉ trích Liên Âu không tìm kiếm định mức tiếp nhận cưỡng chế với các nước.
Hôm Thứ Ba, Hungary đã đình chỉ vô hạn định 1 quy định về tị nạn của Liên Âu. Theo kế hoạch đuợc hội nghị Brussels thỏa thuận, di dân xét thấy không cần đuợc bảo vệ sẽ bị hồi hương về nước bản quán để làm nản chí những người khác không vưọt biên.
Thủ Tướng Angela Merkel mô tả cuộc tranh luận tại Brussels là vô cùng sôi nổi, và xác nhận khủng hoảng di trú là thách thức lớn chưa từng thấy.
Chủ tịch Jean-Claude Juncker tỏ ý hoang mang qua lời phát biểu tại hội nghị rằng kế hoạch nhất thời là “tham vọng khiêm tốn” – trong buổi họp báo sáng Thứ Sáu, ông Juncker tuyên bố “Chúng ta phải tìm biết hệ thống này có hiệu quả hay không – vấn đề không là tự nguyện hay cưỡng bách mà là có thể giúp 60,000 người hay không”.
Trong bữa ăn tối của hội nghị, Thủ Tướng Matteo Renzi của Italy chỉ trích sự miễn cưỡng của các nước trong việc hậu thuẫn 1 kế hoạch khẩn cấp đáp ứng 2000 tử vong giữa biển.
Kế hoạch đuợc công bố sáng Thứ Sáu là 1 khai thông, nhưng việc thực hành đối diện nhiều khó khăn vì các yếu tố kích thuớc kinh tế và dân số của mỗi nước.
1 nhà ngoại giao báo truớc: còn nhiều tranh luận. Ý kiến về định mức bị Ba Lan, Hungary, Slovakia, Czech và các nước Đông Âu chống đối vì nền kinh tế hậu CS của họ không đủ sức cáng đáng.
Qua sáng Thứ Sáu, các nhà lãnh đạo Liên Âu đã loan báo đồng ý chia sẻ gánh nặng thuyền nhân trốn tránh chiến tranh và nghèo khó.
Trong gần 6 tháng qua, khoảng 100,000 di dân đã tới châu Âu, với 2000 người bỏ mạng trên đuờng vượt biển từ bờ nam Địa Trung Hải - đa số đến Italy và Hy Lạp, là 2 nước chịu gánh nặng của khủng hoảng.
40,000 người tạm trú tại Italy và Hy Lạp sẽ đuợc tái định cư trong 2 năm. 20,000 người khác bên ngoài Liên Âu cần đuợc bảo vệ cũng sẽ đuợc tái định cư.
Italy đã nhanh chóng phản ứng, chỉ trích Liên Âu không tìm kiếm định mức tiếp nhận cưỡng chế với các nước.
Hôm Thứ Ba, Hungary đã đình chỉ vô hạn định 1 quy định về tị nạn của Liên Âu. Theo kế hoạch đuợc hội nghị Brussels thỏa thuận, di dân xét thấy không cần đuợc bảo vệ sẽ bị hồi hương về nước bản quán để làm nản chí những người khác không vưọt biên.
Thủ Tướng Angela Merkel mô tả cuộc tranh luận tại Brussels là vô cùng sôi nổi, và xác nhận khủng hoảng di trú là thách thức lớn chưa từng thấy.
Chủ tịch Jean-Claude Juncker tỏ ý hoang mang qua lời phát biểu tại hội nghị rằng kế hoạch nhất thời là “tham vọng khiêm tốn” – trong buổi họp báo sáng Thứ Sáu, ông Juncker tuyên bố “Chúng ta phải tìm biết hệ thống này có hiệu quả hay không – vấn đề không là tự nguyện hay cưỡng bách mà là có thể giúp 60,000 người hay không”.
Trong bữa ăn tối của hội nghị, Thủ Tướng Matteo Renzi của Italy chỉ trích sự miễn cưỡng của các nước trong việc hậu thuẫn 1 kế hoạch khẩn cấp đáp ứng 2000 tử vong giữa biển.
Kế hoạch đuợc công bố sáng Thứ Sáu là 1 khai thông, nhưng việc thực hành đối diện nhiều khó khăn vì các yếu tố kích thuớc kinh tế và dân số của mỗi nước.
1 nhà ngoại giao báo truớc: còn nhiều tranh luận. Ý kiến về định mức bị Ba Lan, Hungary, Slovakia, Czech và các nước Đông Âu chống đối vì nền kinh tế hậu CS của họ không đủ sức cáng đáng.
Gửi ý kiến của bạn