Hôm nay,  

Song ngữ: A Monastic, a Temple Priest, or a Ritual Master? // Thầy tu, thầy chùa, hay thầy cúng

15/12/202319:39:00(Xem: 3009)
blank 

Thầy tu, thầy chùa, hay thầy cúng

 

Tâm Diệu

  

Thuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy ChùaThầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một.  Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa. Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác?

 

1. Thầy tu có nghĩa là một người sống nghiêm túc theo những giáo lý và luật lệ quy định của một tôn giáo (nào đó) như đạo Phật chẳng hạn. Họ sống và tu hành ở chùa hay trong tu viện hoặc thiền viện, chuyên tâm vào việc học và hành để đạt mục đích giác ngộ giải thoát, ra khỏi sinh tử luân hồi. Còn từ ngữ “thầy chùa” thì đó là tiếng gọi của giới bình dân. Từ ngữ này đã không chính xác lại thiếu tính cách tôn trọng bậc tu hành. Người Phật Tử không nên dùng từ ngữ này. Người chuyên dạy các pháp môn tu luyện tâm gọi là Thiền Sư, còn người chuyên dạy giáo lý Phật gọi là (Phật tử Nam Tông) hay là Thầy (Phật tử Bắc tông).

 

2. Riêng từ “Thầy CúngTự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Trong Phật giáo không hề có danh từ “Thầy Cúng”, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính từ bi, dung hoà, giản dị và nhất là vì “tùy duyên phương tiện độ chúng sinh”, và dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin; Phật giáo đã dễ dàng chấp nhận những hình thức cúng bái hình tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.

 

Từ đó thầy cúng đội lốt hình thức một tín ngưỡng bản địa, hay của một tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Các thầy cúng này từ xưa đến nay làm ăn khấm khá do nhu cầu của quần chúng, do đầu óc mê tín của người dân và càng ngày càng phát triển gây tác hại cho xã hội và làm mất uy tín cho đạo Phật.  Không riêng gì Việt Nam mà ngay cả các nước khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Hồng Kông hay Singapore cũng có thầy cúng. Trong số thầy cúng ở nước ngoài này có người mặc những trang phục đắt tiền như lụa là gấm vóc, trụ trì chùa to, sở hữu chủ động sản và bất động sản nhiều triệu Mỹ Kim. Không khéo Việt Nam mai sau này cũng có một bộ phận trá hình Phật Giáo chuyên làm thầy cúng tạo nên giới tư bản riêng, có cơ sở, có sức mạnh về tiền bạc và dĩ nhiên biết đâu có quyền lực trong xã hội.

 

Theo báo chí cho biết sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng hiện đã lên cao. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự và họ cho đó là một pháp hành trong muôn pháp của đạo Phật. Họ lợi dụng kinh điển của Phật giáo là “Phật sự siêu độ người chết”. Tuy nhiên họ không biết những việc siêu độ vong linh này không phải của Phật Giáo mà được du nhập từ Trung Quốc. Hòa thượng Tịnh Không, một vị cao tăng nổi tiếng đương thời, trong một buổi thuyết giảng tại Đài Bắc đã nói rõ Phật sự không phải là đi độ đám mà là giúp đỡ dậy dỗ tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Ngài cũng cho biết những việc siêu độ vong linh người chết ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ. Thời xưa (Phật Giáo) ở Ấn Độ không có.  Khi Phật giáo được truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có.

 

3. Còn các danh từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Ngày nay, theo hiến chương giáo hội: (1) Đại đức: có tuổi đạo 4 năm và tuổi đời trên 20 tuổi, (2) Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm và tuổi đời trên 45 tuổi. (3) Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm và tuổi đời trên 60 tuổi.

 

4. Đối với danh xưng Đạo Sư trong Phật Giáo thường ám chỉ vị trí của đức Phật. Ngài là một vị ‘Đạo sư’ hay là một vị ‘Lương y’. Trách nhiệm của bậc Đạo sư chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường đi đến giác ngộ giải thoát và con đường nào là con đường dẫn đến khổ đau. Ngày nay danh từ Đạo Sư bị lạm dụng, có tình trạng nhiều vị tự xưng là đạo sư hay vô thượng sư, tự xưng là người đã chứng ngộ này nọ. Thời Phật còn tại thế, Ngài cấm đệ tử tuyên bố cho công chúng biết những gì mà mình đã chứng ngộ được. Đức Phật muốn đệ tử của Ngài khiêm tốn và chân thành.

 

Nói tóm lại danh từ thầy tu là để chỉ chung những vị tu hành chân chính.  Trong đạo Phật chúng ta có thể gọi những vị này là Thầy hay Sư, nếu là Thầy hay Sư chuyên dạy pháp hành Thiền thì gọi là Thiền Sư.  Không nên gọi là thầy chùa. Nếu như biết rõ phẩm vị của vị Thầy trong tổ chức giáo hội thì nên gọi bằng chính phẩm vị của vị thầy đó, như Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức…Còn danh từ Đạo Sư, thiết tưởng không nên dùng vì cao to quá.  Người viết được biết hiện nay Phật Giáo Việt Nam chưa có ai được tôn là Đạo Sư và Phật Giáo thế giới cũng vậy, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng chưa có ai tôn ngài là Đạo Sư và chính ngài cũng không tự nhận mình là Đạo Sư. Ngài khiêm tốn và chân thành chỉ nói ngài là một thầy tu đơn giản.

 

(Trích từ sách Phật Pháp Trong Đời Sống, Nhà xuất bản Hồng Đức 2014)

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p22a21706/12-thay-tu-thay-chua-hay-thay-cung

 

.... o ....

  

A Monastic, a Temple Priest, or a Ritual Master

 

Author: Tâm Diệu

Translated by Nguyên Giác

 

When I was young and living in a northern village, I didn't know if the temple keeper was vegetarian or non-vegetarian, if he had a wife and children, or if he was single. At that time, I only knew that he was the temple custodian who occasionally visited people's houses to perform rituals, chant sutras, and strike the gong. The children in the village often referred to him as the Temple Priest because they frequently saw him at the temple and observed him taking care of it. They also observed him occasionally performing religious rituals, so some refer to him as the Ritual Master. Many people nowadays, just as others did decades ago, still confuse the three following roles: monastic, temple priest, or ritual master. They don't know how to differentiate between those positions, thinking the three are the same. Now we have a better understanding of the terms Reverend, Venerable, Most Venerable, Buddhist Master, and Zen Master. So, what is the difference between these titles? If you want to talk about the priests at the temple, what word should you use?

 

1. A monastic is an individual who earnestly lives according to the teachings and rules of a specific religion, such as Buddhism. They reside and train in temples, monasteries, or meditation centers, dedicated to learning and practicing in pursuit of enlightenment and liberation, seeking to break free from the cycle of birth and death. The term "temple priest" is the title used by the common people. This term is inaccurate and disrespectful to religious practitioners. Buddhists should refrain from using this word. A person who specializes in teaching methods to cultivate the mind should be called a meditation master, and a person who specializes in teaching Buddhist scriptures should be called a (in Southern Buddhism) or Thầy (in Northern Buddhism).

 

2. The term "Ritual Master" is explained in the book Tự Điển Việt Nam (Vietnamese Dictionary) by author Le Ngoc Tru as "an ironic designation for temple priests who specialize in performing rituals for financial gain, without regard for Buddhist scriptures or teachings." In Buddhism, the term "Ritual Master" does not exist. However, as Buddhism spread to new regions, rituals were conducted to promote compassion, harmony, and simplicity, and to gradually impart the Dharma to others, despite Buddhism's non-advocacy of worship or prayer. Therefore, Buddhism readily embraced local forms of image worship and rituals, which gradually took root to meet social needs.

  

From then on, the ritual master adopted the appearance of indigenous beliefs or other religions, including Buddhism. These ritual masters have thrived since ancient times due to the needs of the masses and people's superstitious beliefs. However, their increasing influence is causing harm to society and tarnishing the reputation of Buddhism. Not only Vietnam, but also other countries such as China, Korea, Hong Kong, and Singapore, have ritual masters. Among these foreign ritual masters, many wear expensive clothing such as silk and brocade, serve as abbots of large temples, and possess millions of dollars in real estate and property. In the future, Vietnam may see a rise in covert Buddhists who specialize in rituals, contributing to the development of a capitalist society and wielding both economic and social influence.

  

Newspapers are reporting an increasing number of abusive activities by ritual masters. Performing worship rituals is considered a Buddhist or Dharma activity and is regarded as one of many Buddhist practices. They exploit the Buddhist scriptures, which state that "Buddhism can help elevate the deceased to a peaceful realm." However, they do not know that these ritual acts of saving are not Buddhist but were imported from China. During a lecture in Taipei, the renowned monk Venerable Tinh Khong emphasized that Buddhism is not solely about worship, but rather about assisting and instructing all sentient beings in overcoming their delusions, achieving enlightenment, and embracing a joyful life free from suffering. He also mentioned that the ritual work to aid the spirits of the deceased in Buddhism emerged very late. In ancient times, Buddhism in India did not have many rituals. When Buddhism was first introduced to China, it was not widely practiced.

  

3. The titles Reverend, Venerable, and Most Venerable are all expressions of respect bestowed upon a Buddhist monastic by others, rather than words used for self-promotion. According to the charter of the Buddhist Sangha of Vietnam, a reverend is defined as a person with a religious age of 4 years and over 20 years old. A venerable is a reverend with a religious age of at least 25 years and over 45 years old, while a most venerable is a venerable with a religious age of at least 40 years and over 60 years old.

 

4. The title "Master of the Path" in Buddhism often refers to the position of Buddha. He is a "Master of the Path" or a "compassionate physician." The responsibility of the Master of the Path is to guide us toward enlightenment and liberation, and to illuminate the courses that lead to suffering. Nowadays, the term "guru" (Master of the Path) is often misused. There are numerous individuals who label themselves as gurus or supreme masters, asserting to be enlightened in various aspects. When Buddha was still alive, he forbade his disciples from announcing to the public what they had realized. The Buddha desired his disciples to be humble and sincere.

  

In short, the term "monastic" generally refers to dedicated practitioners. In Buddhism, these individuals can be referred to as Thầy or Sư, and as meditation masters if they specialize in teaching meditation. You should not refer to them as temple priests. If you are familiar with the hierarchy of monastics in the sangha organization, you should address them by their respective titles, such as Most Venerable, Venerable, or Reverend. It is inappropriate to refer to anyone as a Master of the Path, as this title signifies a very elevated position. Currently, Vietnamese Buddhism does not have anyone respected as a Master of the Path (Guru), and this is also the case for Buddhism worldwide. Even though he is the most respected monk in the world, His Holiness the Dalai Lama is not referred to as the Master of the Path by any Buddhist, and he himself does not claim to be a Master of the Path. He humbly and sincerely said that he was only a simple monk.

 

(Excerpted from the book Live The Buddhist Teachings, Hồng Đức Publishing House, 2014)

 

.... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
07/11/202315:52:00
Vậy còn Phật giáo đối với vấn đề này như thế nào? Phật giáo lên án hôn nhân đồng tính? Hoàn toàn không. Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích (lên án) người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Thật hết sức bất công khi thấy trường hợp những người đồng tính luyến ái bị xã hội loại trừ, hoặc bị trừng phạt, hoặc bị đuổi khỏi sở làm hay bị kỳ thị đối xử. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng tính về phương diện đạo đức.
27/10/202318:28:00
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.
23/10/202320:58:00
Một ngày nọ có chàng trai trẻ vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi, "Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?" "Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua." "Thì nhà ngươi làm gì được? Ông ấy đã chết rồi, buồn khóc chẳng thể làm ông ấy sống lại." "Vâng, thưa ngài, con hiểu điều đó; buồn khóc chẳng thể làm cho cha con trở về với con. Nhưng con đến đây cầu xin ngài một điều: xin ngài hoan hỷ làm một điều gì đó cho người cha quá vãng của con!"
20/10/202300:00:00
Nhà văn Jon Fosse vừa đoạt giải Nobel Văn chương về kịch nghệ năm nay, 2023. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng trong lãnh vực thơ và truyện. Tác phẩm của ông được dịch ra khoảng 50 ngôn ngữ. Tìm hiểu về mục đích sáng tác, ông cho biết, “I hope they can find a kind of peace in, or from, my writing.” (Tôi hy vọng người đọc có thể tìm thấy sự bình an trong các tác phẩm của tôi.) Tác phẩm nổi tiếng với nội dung sâu đậm của ông là dãy “Septology”. Đây là một từ vựng mới, có ý nghĩa là một loạt bảy cuốn sách. Có lẽ, Septology phát xuất từ “Heptalogy” mà ví dụ rõ rệt nhất là dãy tác phẩm Harry Potter.
15/10/202313:12:00
Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Đây là câu chuyện tái sinh có thực đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi tìm con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ.
10/10/202320:18:00
Thật là một hạnh phúc lớn lao và một duyên lành đặc biệt cho đoàn hành hương chiêm bái các thánh tích Phật Giáo được vinh dự gặp đức Đạt Lai Lạt Ma và được ngài ban cho một bài pháp vô cùng tuyệt diệu. Hạnh phúc vì được nghe những lời pháp nhũ và có được duyên lành vì đoàn không hẹn trước mà lại được gặp ngài trong lúc ngài vô cùng bận rộn Phật sự lẫn chính sự.
06/10/202311:43:00
The term "Buddhism" is used by Westerners to refer to a religion based on the teachings of Buddha. In South Asian and Southeast Asian countries, the commonly used noun is "Buddha-Sasana," which refers to the teachings of the Buddha, Buddhadharma, or Buddhism./ Danh từ Đạo Phật "Buddhism" là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ thường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạy của Đức Phật, Phật pháp hay Phật Giáo.
30/09/202316:40:00
Nức lòng vạch cỏ rong tìm Non xa nước rộng đường chim mịt mù Sức cùng dạ mỏi tìm mô Rừng phong bóng ngả nghe hồ ve ngâm
26/09/202318:59:00
In literature as well as in reality, people often refer to autumn as the season of falling leaves. However, few people realize that in all four seasons, leaves actually fall.// Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
25/09/202318:17:00
Looking closely at yourself, you will notice that you rarely live in the present moment. Instead, you often find yourself reminiscing about the past or preoccupied with thoughts and calculations about the future.//Nếu chúng ta nhìn kỹ lại bản thân thì sẽ thấy là dường như chúng ta ít khi thực sự sống ngay trong giây phút hiện tại, mà thường để tâm trí hồi tưởng về những việc trong quá khứ hoặc suy nghĩ, tính toán tới những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai.