Nguyệt Cầm (Lời Kỹ Nữ)

12/06/202212:08:00(Xem: 2722)

Nguyet Cam

 

Tôi phải cám ơn anh bạn nhạc sĩ Lê Vũ đã cho tôi cơ hội tái tạo Nguyệt Cầm trong khung của nghệ thuật Meta.  Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi nghệ thuật Meta là cái gì. Và có lẽ tôi sẽ trả lời rằng, đấy là trường phái, hay hiện tượng tự ám chỉ, tự ý thức, tự lập lại. Nghệ thuật Meta khai thác sự suy ngẫm về quá trình cũng như triết lý sáng tạo nghệ thuật, hơn là chính tác phẩm.  Nghệ thuật trở thành đề tài chính cho nghệ thuật.

Có lẽ bạn sẽ hỏi thêm, có gì Meta với ca khúc Nguyệt Cầm?

Để tôi nói trại đi một chút.  Nguyệt Cầm là một bài thơ khá ngắn của Xuân Diệu, viết trong thể thất ngôn, gồm 16 câu.  Bài này Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp thời bấy giờ, nhất là nhà thơ Baudelaire.  Bài thơ Nguyệt Cầm tạo ấn tượng bằng nhiều từ ngữ về âm nhạc, ánh sáng, và xúc giác, một mối tương giao giữa những giác quan và tín hiệu siêu hình.  Xúc cảm của người thi sĩ đã mở rộng cánh cửa cho âm nhạc đến với người thưởng thức bài thơ.

Một bài thơ khác của Xuân Diệu là Lời Kỹ Nữ, nói lên tâm sự của một cô gái làng chơi, đã đem lòng cảm mến một người khách giang hồ trong đêm khuya nàng cảm thấy quá cô đơn.  Bài thơ này cũng xuất hiện trong tập thơ “Gởi Hương Cho Gió” xuất bản năm 1945.

Và Xuân Diệu là một người đồng tính.

Nhạc sĩ Cung Tiến, một người chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển tây phương, đã tái tạo Nguyệt Cầm thành một ca khúc thật lộng lẫy, thích hợp cho một giàn hòa tấu, với đầy đủ cảm xúc và cao trào của trường phái lãng mạn âu châu.  Ca khúc nay Cung Tiến viết vào năm 1956.  Một bài nhạc về một bài thơ nói về âm nhạc.

Từ lâu, tôi có ý định “re-imagine” Nguyệt Cầm như là ca khúc của người kỹ nữ hát cho một khách làng chơi.  Bên dưới tiếng đàn, câu hát, là lời tâm sự mà nàng muốn nhưng không thể nào thố lộ, vì lý do thầm kín nào đó.

Bài nhạc này bạn đã phối theo dạng nhạc lounge, một loại nhạc hiện đại xuất xứ từ một số hộp đêm nổi tiếng như Buddha Bar và Hotel Coste.  Ở đấy cũng có nhiều những nỗi “sầu như biển lớn”, những “chớ để riêng em phải gặp lòng em”, những nỗi niềm rất… Xuân Diệu.  Nhạc lounge trọng về không khí của nhạc.

Bài Nguyệt Cầm được chuyển qua 4/4 để thấy rộng rãi hơn, và nền nhạc electronic trải rộng như sương khói trên mặt sông hồ.  Trong không gian đó, tiếng hát của người kỹ nữ để giải sầu, để mua vui cho người khách.  Thật lạc lõng, lẻ loi.  Và lời của nàng, bên giòng sông hờ hững trôi kia, đối với tôi, là tâm sự của Xuân Diệu như muốn gào lên cho người khách kia cảm nhận được nỗi cô đơn ông đang dấu sâu trong lòng. 


Bài nhạc này là lời tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến vừa ra đi.

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt

Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi

Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi

Gỡ tay vướng để theo lời gió nước

Xao xác tiếng gà.  Trăng ngà lạnh buốt

Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi

Du khách đi,

   du khách đã đi rồi…

(Xin nhấn vào nút dưới đây để nghe nhạc bài Nguyệt Cầm/Lời Kỹ Nữ, do Nguyễn Thảo trình bày).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng hát của Duy Trác vang ra từ những chiếc rađiô. Trời khô ráo, mát dịu. Bầu không khí đêm Noel ở Sàigòn thật là vui vẻ, nhộn nhịp. Thánh đường vang lên những lời kinh cầu, chào đón Chúa ra đời, lòng người lắng xuống, nhẹ nhàng, thư giãn. Ấy thế mà đã có một đêm Noel hết sức căng thẳng đối với tôi và một anh bạn. Kim đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút rồi mà chưa thấy anh ấy đâu. Tôi rất hồi hôp. Anh bạn hẹn ghé đón tôi lúc 10 giờ đêm ở Bàn Cờ rồi cùng nhau tới Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đó Ca đoàn đang nóng lòng chờ đợi.
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người xa, để lại hương đời / Giấc mơ chốn cũ hồn vời vợi trông / Bóng đa, cánh bướm, dòng sông / Mở trang nhạc cũ, ngút lòng ca dao...
Ấn bản in số đặc biệt TIễn Biệt Cung Tiến
Âm nhạc của Nhạc Sĩ Cung Tiến đã chinh phục cả hai, ba thế hệ người thưởng ngoạn, suốt từ thập niên 50 cho đến ngày nay; và có lẽ trong một tương lai rất lâu nữa, người ta vẫn nghe nhạc của ông. Tuy đã khá trọng tuổi, nhưng sự ra đi của ông mới đây vẫn là sự bất ngờ đến bàng hoàng đối với những người thân yêu và mến mộ ông. Nỗi niềm thương tiếc này được biểu hiện bằng đôi lời chia biệt với ông và gia đình từ khắp nơi. Việt Báo trích đăng lại. Cầu mong Ông yên nghỉ.
tàn. một mùa hè | chỉ còn xác. ve | nụ hôn. ngã vào. quá khứ | mùa thu. trang điểm vàng. khô | ngôn ngữ. ẩn mật lặng. câm
Cái chết làm nên đời sống của chúng ta. Cũng như mất mát làm nên âm nhạc. Cái chết của một người, một nghệ sĩ, một quê hương...
buổi chiều nào se lạnh / mưa đổ muộn xuống mùa hè miền đông bắc / như trận mưa ở saint paul năm nào / ngày thanh tâm tuyền chết./ buổi chiều tôi biết muộn / cái chết của cung tiến...
ở đâu | đôi. đôi bờ. tịch lặng |vẫn còn. tiếng hát |và hoài cảm. khôn nguôi
để dạy lắng nghe bên kia bờ để dạy lắng nghe bên kia tiếng nhạc khi anh buông tay đàn mỉm cười, nằm xuống, ngủ yên.