Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Hãy Cẩn Thận Với Một Tương Lai Mà Hoa Kỳ ‘Nói Không Ai Nghe, Đe Không Ai Sợ’

12/04/202400:00:00(Xem: 723)

tuong lai
Nếu cẩn thận suy nghĩ và phân tích, chủ nghĩa biệt lập “Nước Mỹ trên hết” (America First) thật ra không hề giúp bảo vệ Hoa Kỳ tránh xa những căng thẳng và xung đột, mà chỉ càng làm tăng thêm những nguy cơ hạt nhân mà đất nước phải đối mặt. (Nguồn: istock.com. Hình Hoa Kỳ Capitol Building của Perry Spring)

Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
 
Khi NATO đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký kết Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong tuần này, thầm cảm ớn sự “răn đe mở rộng” đầy hào phóng, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ che chở cho các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á dưới ‘ô dù hạt nhân’ của mình. Một phần của cam kết này là để kiềm chế cả các đối thủ lẫn những bằng hữu như Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc không ấp ôm mộng tưởng tự phát triển vũ khí hạt nhân.
 
Và trong thời điểm cán cân hạt nhân của thế giới ngày càng bất ổn, việc Donald Trump ngồi lại vào chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ có thể sẽ khiến tình hình càng thêm hỗn loạn. Trump từng đe dọa rằng nếu các đồng minh NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng, ông sẽ cho phép Nga “làm bất cứ điều gì mà họ muốn.” Lời đe dọa này khiến cho niềm tin giữa các đồng minh bị lung lay. Và khi không còn tin tưởng vào sự che chở của Hoa Kỳ, họ có thể tự tìm các biện pháp riêng để tự bảo vệ mình, dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc “đại chiến hạt nhân.” Đây là cơn ác mộng mà Hoa Kỳ luôn đau đáu lo sợ và tìm mọi cách ngăn chặn.
 
Là cường quốc hạt nhân đầu tiên trên thế giới, Hoa Kỳ vẫn luôn cố gắng ngăn chặn các quốc gia khác phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân. Dân trong ngành gọi đó là “vấn đề quốc gia thứ n” (nth-country problem), nghĩa là càng có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thì lại càng thêm nhiều quốc gia khác muốn có “cho bằng chị bằng em.” Điều này tạo ra một chuỗi phản ứng khiến nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng ngoài tầm kiểm soát tăng cao, đồng thời hạn chế sức mạnh của Hoa Kỳ và cũng làm tăng nguy cơ Hoa Kỳ bị tấn công hạt nhân. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, sự răn đe hạt nhân giữa hai siêu cường quốc đã đủ đáng sợ; và khi ngày càng có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, vấn đề có thể trở nên phức tạp khôn lường.
 
Do đó, Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua một chiến lược thường không được công khai rõ ràng, nhưng có tác động sâu rộng, được gọi là “chiến lược kiềm chế” (strategy of inhibition). Chiến lược này dựa trên ba trụ cột chính: thúc đẩy các quy tắc và hiệp ước (như Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân, Nuclear Non-Proliferation Treaty, năm 1968); kiềm chế thông qua các biện pháp ngoại giao, trừng phạt kinh tế, và đe dọa hành động quân sự; trấn an thông qua các liên minh quân sự và cam kết an ninh.
 
Răn đe mở rộng là phản trực giác, ở chỗ Hoa Kỳ dám mạo hiểm an ninh của chính mình để bảo vệ lợi ích của đồng minh. Cam kết của Hoa Kỳ, về việc sử dụng sức mạnh hạt nhân để ngăn chặn các mối đe dọa từ Điện Kremlin, luôn vấp phải một số ngờ vực. Để củng cố lòng tin, Hoa Kỳ đã thực hiện các biện pháp như triển khai quân đội và vũ khí hạt nhân ở Châu Âu, đồng thời cho một số đồng minh tham gia vào các sứ mệnh hạt nhân.
 
Trong mắt Donald Trump, người đang ngang tài ngang sức với Joe Biden trong các cuộc thăm dò dư luận, các đồng minh là gánh nặng chứ không phải tài sản chiến lược của Hoa Kỳ. Quan điểm xem thường đồng minh này của Trump chưa gây ra tác động gì đáng kể trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, khi mà thế giới còn tương đối bình yên (Trump thậm chí còn tự hào rằng thời kỳ hòa bình đó là nhờ vào công lao lãnh đạo của mình). Giờ đây, Hoa Kỳ đang dấn thân sâu vào các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, cũng như những căng thẳng đang bủa vây lấy Đài Loan. Một cuộc đua hạt nhân đang dần hiện hữu khi Nga và Trung Quốc đều đang tăng cường xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình.
 
Không ai biết được Trump sẽ làm gì; thậm chí chính bản thân ông có khi cũng chẳng biết sẽ làm gì, dù đã lớn tiếng huênh hoang về việc sẽ kết thúc cuộc chiến Ukraine trong một ngày. Nhưng những tuyên bố của Trump, những thông tin từ các cựu cố vấn của Trump về mong muốn rời khỏi NATO, và cả những đề nghị ‘hoang đường’ của những kẻ đứng sau Trump, đều nhen nhóm cho người ta suy nghĩ rằng ‘Hoa Kỳ sẽ lật lọng’ với các đồng minh của mình. Và việc các DB Cộng Hòa trong Quốc Hội ‘dây dưa mặc cả’ các gói viện trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan hàng tháng trời là một điềm xấu.
 
Các đồng minh của Hoa Kỳ có thể sẽ cầu mong rằng, giống như trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, sẽ có những viên chức ‘sáng suốt’ trong chính quyền tìm cách giúp hạn chế thiệt hại. Nhưng một số nhân vật thuộc ‘thế giới Trump’ lại ủng hộ quan điểm rằng những quốc gia thuộc NATO mà không chi tiêu đủ 2% GDP cho quốc phòng thì không đáng được bảo vệ theo cam kết ‘một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.’ Những người khác đề nghị ý tưởng về một NATO “ngủ yên,” Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Châu Âu nhưng vẫn bảo đảm ‘ô dù hạt nhân.’ Nhưng những ý tưởng kiểu này thật vô nghĩa! Hoa Kỳ sẽ không thể bảo vệ vùng quân sự phía đông Châu Âu nếu không nắm vững các tuyến tiếp tế qua phía tây. Và liệu Trump có sẵn lòng chấp nhận để các thành phố của Hoa Kỳ trở thành mục tiêu bị tấn công hạt nhân để giúp các đồng minh Châu Âu mà ông vẫn luôn xem nhẹ hay không?
 
Các chính phủ Châu Âu đang bắt đầu nghĩ về những điều từng được cho là không tưởng. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ không tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, các đồng minh có thể bắt đầu nghĩ đến việc tự phát triển “chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình.” Nhiều chính trị gia từ Đức đến Hàn Quốc cũng đưa ra những cảnh báo tương tự. Một số khác thì đưa ra ý tưởng “Châu Âu hóa” NATO và thay thế vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ bằng vũ khí của Anh và Pháp, mặc dù số lượng vũ khí hạt nhân của họ cộng hết lại còn chưa bằng 1/10 kho vũ khí của Nga, và chiến lược bảo vệ phần còn lại của Châu Âu vẫn còn đang nằm trên giấy. Các đồng minh Châu Âu cũng đang chuẩn bị ‘gánh’ Ukraine nhiều hơn, với hy vọng ‘không phải lụy Trump’ trong tương lai.
 
Nhưng không gì trong số những điều trên có thể thay thế được khả năng răn đe mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Và nếu không ai còn e dè trước sức mạnh của Washington, thì đó là lúc thế giới này trở nên nguy hiểm cho chính Hoa Kỳ. Vì sao? Các quốc gia đối địch như Nga và Trung Quốc sẽ hành động bạo hơn; còn các đồng minh lâu năm thì không còn tin tưởng và quay lưng tìm ‘bằng hữu’ khác. Chủ nghĩa biệt lập “Nước Mỹ trên hết” (America First) thật ra không hề giúp bảo vệ Hoa Kỳ tránh xa những căng thẳng và xung đột, mà chỉ càng làm tăng thêm những nguy cơ hạt nhân mà đất nước chúng ta phải đối mặt.

Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “Beware a world without American power” được đăng trên trang Economist.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
26/04/202400:00:00
Mới nghe qua thì tưởng chỉ đơn thuần là mấy lời bông phèng với chuyện gái trai thế nhưng, thực sự, câu ca dao hiện đại hậu tháng Tư 1975 này là lời gan ruột của những thành phần tinh hoa ở miền Nam, giới khoa bảng thiên tả và ngụy hòa, sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với niềm hy vọng “chờ nhìn quê hương sáng chói”, đã cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một thứ Thị Nở, cái kẻ không chỉ “xấu ma chê quỷ hờn” mà còn khiến đất nước ngày càng tăm tối hơn.
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.