Hôm nay,  

EMS Họp Báo Giới Thiệu Các Tổ Chức Cộng Đồng Nhận Giải Thưởng James Irvine Foundation Năm 2024

29/03/202408:34:00(Xem: 755)

EMS briefing mar 26
SAN FRANCISCO, California (VB) – Vào trưa ngày Thứ Ba 26 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024. Những tổ chức được công nhận vì những đóng góp trong việc giải quyết những vấn đề lớn của California hiện nay.


James Irvine Foundation https://www.irvine.org/ là một tổ chức tư nhân, độc lập, được thành lập vào năm 1937. Mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức này là hướng tới một California nơi tất cả người lao động có thu nhập thấp đều có khả năng thăng tiến về mặt kinh tế. Tổ chức đã cung cấp khoản tài trợ $180.3 triệu trong năm 2023 cho các tổ chức hoạt động cộng đồng ở California.

Hàng năm, James Irvine Foundation trao giải thưởng cho những nhà lãnh đạo đưa ra những giải pháp hiệu quả cho những thách thức ảnh hưởng đến hàng triệu người dân California. Giải thưởng chứng minh rằng những sự thay đổi cần thiết đều có khả năng thực hiện được bất chấp vấn đề khó khăn đến cỡ nào.


Các diễn giả chính trong buổi họp báo:

-          Héctor Camacho Jr. và Elizabeth Baham của Reach University, trong lĩnh vực phát triển đội ngũ giáo viên.

-          Brian Poth và Nick Vargas của The Source LGBT + Center, trong lĩnh vực quyền của người đồng tính.

-          Manjusha Kulkarni của AAPI Equity Alliance, trong lĩnh vực quyền của người gốc Á.

-          Michele Siqueiros của Campaign for College Opportunity, trong lĩnh vực bình đẳng giáo dục.

-          Blanca Meléndrez và Amina Sheik Mohamed của UC San Diego ACTRI Center for Community Health, trong lĩnh vực quyền của người nhập cư.

-          Cindy Downing, đại diện The James Irvine Foundation


Trong phần trình bày của mình về Reach University, Héctor Camacho Jr. và Elizabeth Baham cho biết California đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giáo viên, đang tuyển dụng thêm 10,000 giáo viên, trong khi  20% thầy cô giáo dự định rời đi trong ba năm tới. Nhiều trường hiện phải sử dụng những giáo viên tạm thời.

Đối với bà Elizabeth, phải đến khi học đại học bà mới được dạy bởi một giáo sư người da đen như bà. Từ đó, bà nghĩ đến việc tạo điều kiện cho mọi sắc tộc đều có thể tham gia vào đội ngũ giáo viên. Năm 2015, bà tham gia Reach University, một tổ chức giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở California bằng cách hợp tác với các trường học để đào tạo giáo viên bằng những phương pháp linh động hơn.

Héctor Camacho Jr. thời còn trẻ từng thích nghề đi dạy, nhưng không biết làm sao để trả tiền học. Sau 9 năm và với hơn $100,000 tiền nợ sinh viên, cuối cùng ông cũng trở thành một giáo viên. Từ đó, ông quyết tâm hỗ trợ những người đi sau có cùng nguyện vọng vượt qua những rào cản tương tự. Ông tham gia Reach University vào năm 2022. Cùng với bà Elizabeth, ông Hector mở rộng phạm vi hoạt động của tổ chức trên toàn tiểu bang. Reach University nhận nguồn tài trợ của liên bang để duy trì các chương trình đào tạo giáo viên có giá cả phải chăng. Với chương trình đào tạo linh động, Reach University hướng tới đào tạo một đội ngũ giáo viên phản ánh sự đa dạng sắc tộc tại các trường học California.


Brian Poth và Nick Vargas của The Source LGBT + Center kể lại câu chuyện của chính bản thân mình. Họ là những người đồng tính, lớn lên ở thị trấn nông thôn Visalia miền Trung California; nhưng cả hai đều cảm thấy mình không được xã hội chấp nhận. Họ phải bỏ xứ ra đi, tìm đến sống ở những thành phố lớn như San Francisco để không bị kỳ thị.  

Cũng từ kinh nghiệm của cá nhân, Poth và Vargas quyết định hợp tác để giúp đỡ cộng đồng LGBT+ ở khu vực bảo thủ miền Trung California. Mục tiêu của họ là những người đồng tính tại đây phải được đối xử công bằng, vẫn có thể sống tại nơi mình lớn lên. Họ thành lập Trung Tâm LGBT+ The Source vào năm 2016, hiện nay là trung tâm LGBT lớn nhất ở khu vực miền Trung giữa Sacramento và Los Angeles. Trung tâm đã cung cấp dịch vụ cho hơn 24,000 người đồng tính chỉ riêng trong năm 2023; với hơn 30 chương trình trong đó có phòng ngừa và hỗ trợ HIV, các chương trình về văn hóa, cộng đồng…


Bà Manjusha Kulkarni của AAPI Equity Alliance kể lại câu chuyện của chính mình về lịch sử kỳ thị người gốc Á tại Mỹ. Cha mẹ của Manjusha Kulkarni, hai bác sĩ gốc Ấn Độ sống ở Alabama, đã từ Ấn Độ sang Mỹ sinh sống khi bà mới hai tuổi. Khi còn là một thiếu nữ, Kulkarni đã chứng kiến mẹ mình nộp đơn kiện tập thể, chống lại chính quyền tiểu bang về các chính sách phân biệt đối xử đối với các bác sĩ không phải người da trắng.

Kinh nghiệm này đã gieo mầm cho những hoạt động tích cực của Kulkarni nhằm chống lại tệ nạn kỳ thị sắc tộc. Bà theo đuổi ngành luật về quyền công dân. Bà bắt đầu trở thành lãnh đạo AAPI Equity Alliance từ năm 2017. Đây là một tổ chức liên minh gồm hơn 40 tổ chức, phục vụ 1.6 triệu người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương ở Los Angeles và các vùng phụ cận; giúp cư dân gốc Á đối mặt với sự phân biệt đối xử, cũng như hỗ trợ về sức khỏe tâm thần, thúc đẩy thay đổi chính sách và pháp lý.

Bà cũng là người đồng sáng lập của Stop AAPI Hate, một liên minh quốc gia thu thập dữ liệu và chống lại nạn phân biệt chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Á. Bà nhắc lại tệ nạn kỳ thị người gốc Á tăng mạnh trong thời ông Donald Trump là tổng thống Hoa Kỳ. Bà cũng nhắc lại những lời lẽ kỳ thị  mới đây của ông Trump, thí dụ như “di dân không phải là người”, hay “di dân đang đầu độc dòng máu của người Mỹ”… Bà cho rằng nếu ông Trump trở thành tổng thống vào cuối năm nay sẽ là một thảm họa đối với những cộng đồng di dân. Bà kêu gọi cử tri gốc Á hãy bảo vệ chính mình bằng lá phiếu cử tri.


Trong phần phát biểu của mình, bà Michele Siqueiros cho biết Campaign for College Opportunity chú trọng vào vấn đề bình đẳng trong giáo dục. Hồi còn nhỏ, bà chứng kiến người mẹ của mình là một người nhập cư làm nghề thợ may, phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế. Là người đầu tiên trong gia đình vào đại học, bà nhận ra rằng mình kiếm được nhiều tiền hơn cả cha mẹ mình cộng lại. Từ đó, bà tham gia vào nhiều hoạt động để khuyến khích người dân thuộc mọi thành phần sắc tộc cố gắng học để có được mảnh bằng cử nhân.

Trong 20 năm hoạt động với Campaign for College Opportunity, bà Michele đã ủng hộ các chính sách tạo điều kiện dễ dàng cho người dân Mỹ tốt nghiệp đại học. California sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 1.65 triệu người đi làm có bằng đại học vào năm 2030; do đó vai trò của tổ chức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tổ chức đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ cộng đồng người gốc Latin, người da đen, người Mỹ bản địa... để nâng cao tỉ lệ người dân tốt nghiệp đại học trong cộng đồng.


Blanca Meléndrez và Amina Sheik Mohamed của UC San Diego ACTRI Center For Community Health cho biết Quận Hạt San Diego là nơi sinh sống của rất nhiều người nhập cư và tị nạn từ gần 115 quốc gia. Tuy nhiên, những cộng đồng này đang phải đối mặt với sự chênh lệch đáng kể trong việc tiếp cận các cơ hội chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, nhà ở, giáo dục, việc làm… Tại Trung Tâm Y Tế Cộng Đồng của UC San Diego, Blanca và Amina trong vai trò lãnh đạo đã thúc đẩy những thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho những cộng đồng di dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tổ chức còn giúp đỡ cho khoảng 50,000 gia đình người nhập cư về vấn đề thực phẩm. Có nhiều gia đình di dân cha mẹ dù có việc làm toàn thời gian, nhưng vẫn không đủ để nuôi con, cho nên vẫn cần sự giúp đỡ. Vào năm 2017, Amina sáng lập tổ chức Refugee Health Unit nhằm hỗ trợ y tế cho các gia đình di dân. Tổ chức này cần có được sự hỗ trợ của cộng đồng cư dân địa phương để tiếp tục các dịch vụ giúp đỡ di dân của mình.


Bà Cindy Downing đại diện cho The James Irvine Foundation cảm ơn những cá nhân và tổ chức nhận giải thưởng trong năm nay, vì những cống hiến quí báu để phục vụ cho các cộng đồng cư dân California.


Một thông điệp chung được các diễn giả gởi đến mọi người dân Hoa Kỳ: năm nay là năm bầu cử. Nhiều giá trị truyền thống của quốc gia đang bị đe dọa, trong đó có nạn thù ghét di dân, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị giới tính... Mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ hãy tận dụng lá phiếu của mình để bảo vệ nền dân chủ và những giá trị tốt đẹp của nước Mỹ trong tương lai. (VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.