Hôm nay,  

Người Mỹ Gốc Châu Á - Thái Bình Dương Cùng Tham Gia Vào Buổi Biểu Tình Trực Tuyến Cho Dự Luật 16

18/08/202015:15:00(Xem: 2173)

Nhằm thu hút sự ủng hộ cho Dự Luật 16, Người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương (AAPI) đã tổ chức một buổi vận động trực tuyến vào thứ Tư tuần trước, ngày 12/8, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo tiêu biểu của AAPI đến từ khắp California. Diễn giả bao gồm dân biểu David Chiu, dân biểu Ash Kalra, và ba tham luận viên: Tracy La, Giám Đốc Điều Hành của VietRise, Shikha Bhatnagar, Giám Đốc Điều Hành của South Asian Network, và ủy viên Manufou Liaiga-Anoa’i từ Ủy ban về Quyền Phụ Nữ của hạt San Mateo. 

 

Nhóm các Nhà Lập Pháp gốc châu Á - Thái Bình Dương (AAPI) bao gồm các đại diện lập pháp tiểu bang của AAPI để tăng vai trò và tính đại diện của AAPI trên mọi cấp bậc của chính quyền. Nhóm lập pháp API tích cực hỗ trợ Dự Luật 16 và tham dự một liên minh rộng lớn bao gồm trên 500 nhóm, tổ chức cộng đồng, hội tín ngưỡng, công chức nhà nước và các nhà lãnh đạo của API trên toàn California. 

 

Chủ tịch nhóm lập pháp API, dân biểu David Chiu, khai mạc buổi vận động đã phát biểu rằng “Với việc quan tâm đến vấn đề chủng tộc, chúng ta sẽ đạt được một xã hội công bằng cho tất cả mọi người dân.” Không chỉ quan tâm đến số liệu để chứng thực điều này, dân biểu Chiu còn biết rõ vấn đề từ chính kinh nghiệm bản thân. “Chính tôi,” ông phát biểu, “Tôi sẽ không thể được bầu vào chính quyền hay các chức vụ xã hội hoặc chính trị nếu không phải vì chính sách đặc cách  vào năm tôi 19 tuổi đã khuyến khích thanh niên, sinh viên da màu tham dự vào sự nghiệp chính trị.”  

 

Dân biểu Ash Kalra đồng tính với ý kiến này và tâm sự, “Tôi trăn trở vấn đề này dưới góc độ làm sao để đảm bảo cho tất cả chúng ta đều có cơ hội, làm sao để tất cả trẻ em đều có cơ hội. “ Đối với ông, Dự Luật 16 tạo nên một California công bằng và “sẽ xóa đi được bao nhiêu năm kìm hãm cơ hội và tiềm năng của chúng ta.” 

 

Hội thảo trực tuyến được góp mặt bởi ba người phụ nữ AAPI đầy quyền lực để phát biểu về các tác động tích cực mà Prop 16 sẽ có trên toàn bộ cộng đồng người Mỹ gốc Á. 

 

“Bây giờ chính là lúc hơn bao giờ hết cần đến sự đoàn kết và đồng lòng dựa trên nỗ lực bản thân của cộng đồng chúng ta,” Tracy La phát biểu và chỉ ra rằng có một quan niệm sai lầm là chính sách đặc cách gây hại cho cộng đồng AAPI. Bà cho biết, “Có một lời đồn thổi là không có đủ nguồn tài nguyên để người dân được thành công. Thực ra là, có quá nhiều nguồn tài nguyên sẵn có.” 

 

Shikha Bhatnagar, đến từ South Asian Network, đồng ý và phát biểu rằng “Sự thật là chúng ta bị kỳ thị và là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc, và Dự Luật 16 sẽ giúp giải quyết vấn đề này vì chủng tộc thật sự có ý nghĩa.” Quan điểm này cũng phổ biến trong những người tham dự và họ thấy được tầm quan trọng của cộng đồng AAPI cần đứng lên để chống lại hàng thế kỷ phân biệt chủng tộc. Manufou Liaiga-Anoa’i đến từ Ủy Ban Phụ Nữ của San Mateo đưa ra nhận định rằng “Khi chúng ta đánh giá giá trị của một hệ thống bị vấy đục bởi nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong nhiều năm, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không tạo ra một xã hội mà chúng ta có thể thuộc về”. 

 

Vincent Pan, đồng chủ tịch của chiến dịch Bỏ Phiếu Có Cho 16, hoan nghênh sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo nữ của AAPI, “Các câu chuyện xúc động và kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo nữ tái khẳng định sự cần thiết phải đảm bảo công bằng và cơ hội đồng đều cho tất cả người dân California. Không có bất kỳ lý do nào mà phụ nữ không thể được hưởng các cơ hội mà nam giới được nhận để phát triển. Tất cả chúng ta, không quan trọng hình thức hay gốc gác, đều đáng được hưởng cơ hội công bằng để tiến lên. Với việc cùng tham dự để ủng hộ Dự Luật 16, chúng ta sẽ có thể mang đến cơ hội có được việc làm tốt, lương cao và trường học tốt cho tất cả mọi người”. 

Buổi biểu tình trực tuyến được tham dự bởi hơn 200 thành viên thiết tha mong học hỏi cách để họ có thể tạo nên được sự thay đổi ở trong chính cộng đồng người gốc châu Á - Thái Bình Dương. Sự ủng hộ của các nhà lập pháp, nhà giáo dục và lãnh đạo cộng đồng AAPI đã mở ra một cuộc tranh luận đầy ý nghĩa về sự cần thiết của phong trào Dự Luật 16. Vì chỉ còn chưa đến 80 ngày là tới Ngày Bầu Cử, sự ủng hộ của tất cả các cộng đồng là vô cùng cần thiết để đảm bảo công bằng tại California. 

Những người ủng hộ cho Dự Luật 16 đại diện cho một liên minh bao gồm trên 200 tổ chức AAPI, các nhà lãnh đạo, các hội, nhóm, lãnh đạo cộng đồng sẵn sàng phục vụ cho sự công bằng, cơ hội đồng đều và một tiểu bang California công bằng. 

Hãy theo dõi buổi biểu tình trực tuyến tại đây. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.