Hôm nay,  

Quốc Tế: Kinh tế Vn Cơ Nguy Phá Sản

20/03/201100:00:00(Xem: 32476)

Quốc Tế: Kinh tế Vn Cơ Nguy Phá Sản

S&P: Hệ thống ngân hàng VN trên đà xáo trộn

SINGAPORE (VB) -- Theo các con số kinh tế, có vẻ như là chính phủ Việt Nam có thể sắp phá sản.

Đó là phân tích của David Koh, nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu Đông Nam Á -- Institute of Southeast Asian Studies.

Bài viết của Koh xuất hiện trên tạp chí Chính Sách Ngoại Giao, nói rằng nợ nước ngoài của VN vào lúc đầu tháng 3-2011 là 29 tỉ đô, trên 42% tổng sản lượng quốc dân thường niên.

Với tình hình VN thâm thủng cả 2 phương diện -- thương mại và ngân sách chính phủ -- VN có vẻ như có thể phá sản sớm.

VN có thể cần phảỉ vay tiền gấp, sau khi tính cả tiền từ người Việt hải ngoaị gửi về và từ các khoản giaỉ ngân của các dự án đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI).

GS Koh nói rằng, nếu trữ lượng ngoaị tệ của chính phủ VN dưới thấp hơn 4 tỉ đô cần thiết để trả lãi suất hàng năm, điều gì sẽ xảy ra" Hiện thời trữ kim ngoaị tệ VN sụt giảm liên tục kể từ khi khủng hoảng tài chánh ở VN năm 2008, trước khi khủng hoảng tài chánh toàn cầu bùng nổ. GS Koh viết thêm, “Điều gì sẽ có tác dụng toàn cầu nếu VN trở thành một nước Iceland hay Hy Lạp của Đông Nam Á"”

Cần nhắc rằng, Iceland và Hy Lạp 2 nước đã phá sản trong thời kỳ 2008-2010.

Đặc biệt, bản tin đài VOA cho biết rằng hệ thống mhâng hàng VN sắp thê thảm. Bản tin nhan đề “S&P: Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp khó khăn” đăng ngày 14-3-2011 viết như sau.

Hãng tin Reuters trích dẫn Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor nói rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều xáo trộn trong thời gian tới.

Nguồn tin này nói rằng tình trạng lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

S&P nói rằng mặc dù các ngân hàng Việt Nam không bị tác động vì cuộc khủng hoảng xảy ra tại các nền kinh tế tiên tiến hơn, sức ép của lạm phát, các khoản nợ tăng cao, cùng với chi phí vay vốn cao trong nhiều năm qua, đang đe dọa chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam.

Ba ngân hàng được Standard & Poor đánh giá gồm có Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, và Ngân Hàng Thương Mại và Công Nghệ đều bị xếp hạng BB-, dựa trên những yếu tố mà công ty S &P vừa liệt kê.

Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor đề cập tới tỷ lệ lạm phát vượt quá 12% so với cùng kỳ năm ngoái hồi tháng Giêng năm 2011, quyết định của nhà nước Việt Nam nới rộng chính sách tiền tệ vào nửa cuối của năm 2010 để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng đã đóng góp đưa tỷ lệ nạn lạm phát tăng vọt. Nếu tỷ lệ lạm phạt duy trì ở mức này, thì chi phí kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ nần của người đi vay.

Nhưng ngược lại, các biện pháp mạnh tay của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát có thể gây bất ổn và làm mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, điều đã xảy ra hồi năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng tới 28%.

S & P cũng nhắc đến khoản cho vay dành cho các công ty quốc doanh, kể cả tập đoàn đóng tàu Vinashin, đã ảnh hưởng tới thứ hạng tín dụng của Việt Nam.

Standard & Poor nói công ty này tin rằng chính phủ Việt Nam sẽ đặt ưu tiên cho việc ổn định hóa kinh tế, so với phát triển kinh tế trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho năm 2011, kể cả cố gắng kiềm chế lạm phát.

Công ty đánh giá tín dụng này nói trong khi các biện pháp hữu hiệu của chính phủ có thể giảm thiểu tác động do lạm phát và chi phí vay nợ cao gây ra, nhưng chủ yếu các ngân hàng sẽ phải cải thiện tiêu chuẩn để củng cố hệ thống ngân hàng hầu có thể đối phó với những chấn động từ bên ngoài.

Ý kiến bạn đọc
03/04/201103:03:55
Khách
nick kẻ chờ thời.Sao hiểu cuộc sống và kinh tế V.N quá vậy ...Đúng là như thế đó bởi vì tôi đang sống V.N mà...
24/03/201102:21:04
Khách
Viêt Nam nên gấp rút nhờ Mỹ giúp đở, nếu không thì mất nước vào tay Tàu Cộng. Nhưng cán bộ tỷ, triệu phú đâu có lo! Họ đã chạy theo cách , "các nước phương Tây mở cửa đó họ với số tiền vốn thương mãi chỉ 500 ngàn đô la. Mấy tháng vừa qua, hàng tháng có hơn 2,000 người Việt sang Úc Châu đầu tư làm ăn (định cư). Giá nhà cửa đang suy trầm bổng dưng phát mạnh, giá cao cở nào cũng có người mua. Toàn khách hàng từ Việt Nam. Bên MỸ giá nhà cửa trên đà lên giá cao nhưng vẫn bán được cho các tay thương mãi đến từ Việt Nam, họ dùng của cải chìm nổi để sang định cư với 500 ngàn đo la vốn. Chỉ tội cho dân nghèo bị tước đoạt trắng tay bây giờ đói rách.
Người dân quèn..
31/03/201101:11:00
Khách
Rất nhiều lý-do khiến cho Nhà nước VN bị thâm-hụt ngoại-tệ như dùng ngoại-tệ để nhập-cảng vào các hàng xa-xí phẩm như mỷ-phẩm, xe hơi đắc tiền, máy bay, du-thuyền, máy móc xa-xí. Nhất là các cơ-quan Nhà nước phung-phí ngoại-tệ nhiều nhất như đi công-du nước ngoài thường xuyên. Các thành-phố lớn ở VN xây-cất nhà nhiều tầng như nấm mọc. Tất cả mọi nơi đều là nhà mới, với trang-trí nội-thất loại đắc tiền đồ ngoại. Chưa tính đến các cơ-quan sản-xuất quốc-doanh vay ngoại-tệ để bỏ vào túi riêng, hay đầu-tư kinh-doanh vào việc khác. Nếu có lời thì thôi, còn lổ lã thì xù luôn, để cho Nhà Nước lảnh đạn, Cũng như tập-đoàn đóng tàu Vinashin, đã vay nợ hơn 5 tỷ USD, tiền lãi 60 triệu USD đã quá ngày đáo-hạn năm rồi cho đến nay vẩn chưa thanh-toán. Bây giờ Nhà Nước có muốn đổi tiền như hồi năm 1978 - 1979 cũng không còn tác-dụng nữa. Vì đa-số dân tư-bản toàn là các ông cán-cuốc thứ bự trong Nhà Nước, hay là gia-đình, bạn-bè cũa các ông ta. Nhà Nước cũng không thu-hoạch được như hồi trước nữa. Hiện nay, đâu có ai ngu-dốt mà dự-trử tiền VN. Họ trử toàn là vàng miếng, và ngoại-tệ là an-toàn nhất. Còn vàng nữ-trang đeo chơi, chứ các loại vàng đó pha đồng hơn 30%. Các loại vàng nữ-trang không phải là vàng nguyên-chất 100%. Còn vàng 18K ở VN như vàng 14K cũa Mỹ pha thau hơn 40%. Do đó, không có ai thích mua vàng nữ-trang để dự-trử. Nhà Nước VN biết vậy nên ra lệnh cấm giao-dịch vàng miếng, và trao-đổi ngoại-tệ ở thi-trường tự-do. Mục-đích Nhà nước VN muốn gom vàng, và ngoại-tệ vào một mối thay vì phải đổi tiền, mà không thu-hoạch được bao nhiêu.
15/03/201114:29:20
Khách
GS Koh nói rằng, nếu trữ lượng ngoaị tệ của chính phủ VN dưới thấp hơn 4 tỉ đô cần thiết để trả lãi suất hàng năm, điều gì sẽ xảy ra? Lâu nay, chính phủ VN chỉ trông chờ khoản 7tỉ đô la Việt kiều gửi về hằng năm để trã nợ.Nay nếu Việt kiều ngưng gửi hoặc gửi không đủ khoản 7 tỉ đô này thì VN sẽ phá sản như Hy Lạp hoặc Ireland mà thôi! Tầm quan trọng của khỏa tiền khúc ruột ngàn dặm lớn lao đến thế đấy bà con ơi!Không có tiền quí vị gửi về thì chính phủ trong nước sẽ phá sản thôi!
30/03/201117:06:27
Khách
Trã lời Nhatrang! Thực tình mà nói thì dù Hải ngoại có ngày đêm suy nghĩ cách thức nào đánh cho chế độ cộng sản sụp đỗ thì cũng không có sự nhất trí 100% được!Cứ xem trong diễn đàn này, có đến 20 /22 ý kiến đồng lòng ngưng gửi tiền về VN một thời gian ngắn.Lại có 2 ý kiến không đồng ý giải pháp này (trong đó có Nhatrang) cũng đủ làm nãn lòng những suy nghĩ thêm về các giải pháp khác rồi!Thêm vào đó,không hiểu bạn Nhatrang nào trong diễn đàn này ĐỒNG Ý không gửi tiền về VN vào ngày 17/3/2011 còn Nhatrang nào lại không đồng ý giải pháp này vào ngày 28/3/2011? Chỉ có 1 Nhatrang thôi mà "khi nắng khi mưa" như vậy huống chi là cả 4 triệu Việt kiều thì khó mà thống nhất ý kiến lắm phải không Nhatrang? Tuy nhiên cũng cám ơn Nhatrang với tấm lòng quyết chống cộng đến cùng!
15/03/201114:39:01
Khách
Thưa bà con Việt kiều! Hiện nay chính phủ trong nước đang thiếu ngoại tệ trầm trọng để trã nợ vay đáo hạn của nước ngoài .Tiền vay nước ngoài từ trước đến nay nằm trong túi cán bộ cả .Chính phủ ban hành luật cấm mua bán và trao đổi ngoại tệ trong nhân dân để nhà nước thu mua theo giá hời của tự chính phủ đặt ra.Tuy vậy,cán bộ đảng viên vẫn chuyễn ngân bằng đô la cho con du học sinh mỗi năm 15000đô/1 người.Với chỉ 4000 du học sinh là tiêu mất 8 tỉ đô ngoại tệ của quốc gia.Vì sự bất công này,ý kiến tôi là bà con Việt kiều đồng lòng tạm ngưng gửi tiền về VN chừng 3 tháng để tránh phiền phức cho thân nhân mình trong nước khỏi vi phạm luật cấm mua bán và trao đổi ngoại tệ!
16/03/201105:57:53
Khách
Tối ngày cứ chống, chống mãi. Đời người sống được bao lâu mà tối ngày cứ chống cộng
16/03/201103:48:34
Khách
mấy tháng cán bộ tham ô tham nhũng, nói thế nhung chế độ cộng sản thì rất tốt. đề nghị phải học tập các ưu điểm của nền kinh tế Tư bản và khắc phục ngay các khuyết điểm bằng hình thức cụ thể không toàn dân ăn cứt cũng không đủ, cứ đưa kế hoạch mà có thực hiện đâu. phải có chế độ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển về đầu tư xây dựng, học ngay các bài học của thằng trung quốc, cứ kiểu bán đất ăn dần thì quang ngay
16/03/201101:48:42
Khách
Da den luc cong san phai tra no cho nhan dan Viet Nam, lu ban nuoc cho cong san trung quoc. thiet la mot lu dot nat, va ngu si. Chung ta se xuong duong bieu tinh trong nay mai de xua duoi che do cong san ra khoi bo coi. Toan dan Viet Nam da dau kho qua nhieu duoi che do cong san. Vung len anh em oi.
15/03/201122:33:53
Khách
chang nhung khong goi tien ma con bieu tinh duoi bon cong san khoi nuoc VN nhu cac nuoc khac cong san va doc la khong the ton tai
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Moskau/Kiew (dpa) (dpa) – Với việc xâm lược quốc gia láng giềng của mình, Nga đã gây ra phản ứng lớn từ phương Tây. Ukraine gồng mình chống lại những kẻ tấn công.
Hầu như ai cũng biết “Sự kiện Đoàn Văn Vươn” đã làm rất nhiều người quan tâm. Ai nấy đều tỏ rõ sự bất bình và phẫn nộ về vụ cưỡng chế sai trái của UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
khi tàu đánh cá Việt Nam liên tục bị Hải Quân TQ gây áp lực trên biển Đông, tàu VN thường xuyên bị tàu của họ đâm chìm ngay trên lãnh thổ mình. Hải Quân TQ thường xuyên công khai vi phạm lãnh hải Việt Nam
Mỗi ngày liên tục có tàu cá Trung Quốc vào biển VN vơ vét cá tôm...
Có phải Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế tài chánh"
Chứng khoán VN chỉ còn 15-20% trị giá, xin cứu nguy khẩn cấp
Hôm Thứ Năm 26/05/2011, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch
Trong khi dân Việt Nam tìm việc khó khăn, nhiều nơi tỉ lệ thất nghiệp cao
Mit-Tinh Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam Và Biểu Tình Trước 'Villa Hanoi' Chống Bạo Quyền Cộng Sản Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.