Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trí: TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA - Kỳ III (đã đính chánh tên tử sĩ số 42: Vũ Đình Quang, thay vì Nguyễn Đình Quang)

11/01/201400:00:00(Xem: 7713)

TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA - Kỳ III

Nguyễn Mạnh Trí

Các bản tin tức từ Đà Nẵng, quốc nội và hải ngoại về 40 năm tưởng niệm trận Hải chiến Hoàng Sa:

2014 

  1. TNO (2-1-2014): Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
  2. ĐNO (3-1-2014): 43 đồ án dự thi kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa.
  3. BVN (4-1-2014): Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó.
  4. BVN (5-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa, 40 năm nhìn lại.
  5. NTD.ORG (6-1-2014): Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa.
  6. TNO (6-1-2014): Nuôi chí giành lại Hoàng Sa.
  7. ĐVO (6-1-2014): Thiên đường Hoàng Sa.
  8. TTO (6-1-2014): Nhật Tảo nằm lại, không kích bất thành.
  9. RFA (6-1-2014): Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải.

10. SGTT (7-1-2014): Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011.

11. BBC (7-1-2014): Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?

12. NTD.ORG (7-1-2014): Vì sao Mỹ cố ý phớt lờ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa?

13. TNO (7-1-2014): Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’.

14. RFA (7-1-2014): Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

15. BVN (8-1-2014): Hai bà quả phụ Hoàng Sa.

16. BVN (8-1-2014): Nhịp cầu Hoàng Sa.

17. RFA (7-1-2014): Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974.

18. TNO (9-1-2014): Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

19. ĐNO (9-1-2014): Tâm huyết và tình yêu với Hoàng Sa.

20. PTT (9-1-2014): Trăn trở về Hoàng Sa 40 năm.

21. RFA (9-1-2014): Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa.

22. ĐNO (10-1-2014): Thắp sáng tình yêu biển đảo.

23. TNO (9-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa.

24. NVO (10-1-2014): Dân lập qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa”.

25. BBC (9-1-2014): 'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979.

26. RFA (1-1-2014): Sự thật về hải chiến Hoàng Sa.

27. BBC (9-1-2014): 'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979.

28. BBC (10-1-2014): Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'.

29. VOA (10-1-2014): Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?

30. NTD.ORG (11-1-2014): Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa.

31. NTD.ORG (11-1-2014): Công bố tư liệu chính quyền Sài Gòn về Hoàng Sa .

*****

Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974

Thanh Quang, phóng viên RFA - 2014-01-08

hoang-sa-01-bieu-tinh-content

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao

Hải chiến Hoàng Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?

Mọi người VN hy sinh bảo vệ đất nước đều phải ghi ơn

Trong thời gian gần đây, nhất là gần tới thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra trận hải chiến giữa hải quân VNCH và quân TQ xâm lược Hoàng Sa của VN, ngày càng có nhiếu ý kiến của người dân Việt trong và ngoài nước bày tỏ lòng cảm phục trước sự hy sinh cao cả của 74 chiến sĩ VNCH khi ra sức bảo vệ Hòang Sa hồi tháng Giêng năm 1974. Đồng thời, công luận cũng ngày càng thắc mắc về tình trạng giới cầm quyền VN, cho tới giờ, vẫn chưa thấy chính thức vinh danh những người con thân yêu ấy của đất nước, điều mà TS sử học Nguyễn Nhã từ Saigòn cảnh báo rằng “ chính phủ VN sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược phương Bắc”.

Trong xu hướng mong đợi của người dân Việt như vậy, thì những cựu chiến binh bộ đội của Hà Nội suy nghĩ như thế nào về 74 chiến sĩ VNCH ấy đã vị quốc vong thân ? Cựu đại tá quân đội Nhân dân VN, nhà văn Phạm Đình Trọng, từ Sài Gòn, lên tiếng:

Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn.

Cựu đại tá Phạm Đình Trọng

Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của những chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn. Và nhà nước thì phải ghi nhận, phải ghi ơn những người như thế. Nhưng cho tới giờ, nhà nước (VN này) chưa có làm được cái gì khiến mọi người VN thấy băn khoăn, thấy chưa phải đối với sự hy sinh cao cả đó.

hoang-sa-02-tai-lieu-content

Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH

Một cựu bộ đội VN đang ở Phú Quốc, ông Hùng, nhận xét như sau:

Rất tiếc vì 2 thể chế chính trị khác nhau. Chứ đến bây giờ, đáng lẽ người ta phải tôn trọng họ, bởi vì họ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ của VN. Theo quan điểm của tôi thì tất cả những người đó đều đáng được tôn trọng hết. Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau.

Từ Hà Nội, cựu đặc công của bộ đội VN, ông Phan Khang, khẳng định về hành động hy sinh của những người lính hải quân VNCH ấy khiến tòan dân Việt kính nể:

Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau

Một cựu bộ đội VN

Những người hải quân đó của VNCH rất đáng khâm phục. Họ là những người đã xả thân vì đất nước, Tổ Quốc - đất nước đây là của chung – để chống xâm lược, thì mình rất kính phục, kính mến họ. Những người như Trung tá Ngụy Văn Thà… đã hy sinh trong tư thế rất dũng cảm. Hành động đó đã làm cho nhân dân, dân tộc ta kính nể.

Theo cựu bộ đội, ông Hùng, vừa nói, thì Hoàng Sa và cả Trường Sa đều là lãnh thổ của VN ngày xưa cũng như VN bây giờ. Ông nhấn mạnh rằng hai nhà nước VNCH và Bắc Việt, dù thế nào đi nữa, thì đó cũng là lãnh thổ của VN. Ông Hùng cho biết tiếp:

hoang-sa-03-bieu-tinh-nv-tha-content

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 đều có nhắc đếntrận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. danlambao

Chế độ trước (Saigòn) bảo vệ lãnh thổ VN thì chế độ bây giờ cũng phải bảo vệ lãnh thổ VN. Đó là điều bất di bất dịch. Ngày xưa, do ý thức hệ của 2 bên, nhưng người VN đã bảo vệ lãnh thổ của VN, tức là Hòang Sa và Trường Sa. Bất cứ kẻ nào lấn chiếm thì hành động đó là xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của VN. Quân đội cũng là người con của VN để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia VN.

Ông Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng

Cựu Đại tá Phạm Đình Trọng

Sự mù quáng của ý thức hệ cộng sản

Nhắc đến hành động Bắc Kinh cưỡng chiếm biển đảo của VN, cựu đặc công Phan Khang lưu ý rằng:

Tôi cho là TQ từ xưa nay, cả nghìn năm Bắc thuộc là họ đã thể hiện ý đồ và hành động xâm lược VN rồi. Nhưng mà về phía bằng chứng lịch sử thì họ không thể nào có bằng cớ bằng VN hết. Vấn đề là họ ỷ thế nước lớn để thực hiện mưu tính bá quyền. Cho nên lúc nào họ cũng phát triển mưu đồ xâm lược VN. Thời nào cũng vậy, kể cả thời ông Hồ Chí Minh, họ tìm mọi cách để xâm chiếm, bành trướng. Người Hán thì không phải riêngVN, họ có ý định làm bá chủ cả thế giới.

Theo cựu Đại tá Phạm Đình Trọng thì Phương Bắc chiếm được Hoàng Sa của VN bởi vì họ đã triệt để lợi dụng chiến tranh ý thức hệ vào thời điểm diễn ra cuộc “buôn bán”, sự mặc cả giữa Mỹ và TQ. Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định rằng nếu như Mỹ không thỏa thuận cho TQ đánh chiếm Hòang Sa thì TQ không thể đánh chiếm được. Nhưng hai siêu cường đã thỏa thuận “đi đêm” với nhau để Mỹ đứng ngoài cuộc. Đại tá Phạm Đình Trọng cho biết tiếp:

TQ thực hiện được âm mưu chiếm Hoàng Sa của VN. Đây chính là sự mặc cả, buôn bán nhau giữa 2 nước lớn, và họ đã hy sinh quyền lợi của nước nhỏ là VN. Nếu không có cuộc chiến tranh ý thức hệ thì TQ không khi nào có thể chiếm được Hoàng Sa. Công Hàm Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nhất cái ý thức hệ đó. Lúc đó, ông Phạm Văn Đồng hoàn toàn đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hoàn toàn không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng.

Và, khi nhắc tới cái Công hàm Phạm Văn Đồng, nhà Văn Phạm Đình Trọng không quên nhấn mạnh rằng nó đã phản lại quê hương, dân tộc, mang lại hậu quả vô cùng tai hại cho quyền lợi của dân tộc, cho đất đai của dân tộc. Và điều này cũng thể hiện rõ nhất sự mù quáng của ý thức hệ CS.

*****

Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974

Thanh Niên Online - 09/01/2014

Thanh Niên Onlinexin cung cấp tới bạn đọc danh sách 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

hoang-sa-04-6-quan-nhan-content

6 quân nhân trong số 74 người đã ngã xuống trongtrận chiến bảo vệ Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng nghiệp mới biết và tưởng nhớ họ.

Vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng trong danh sách dưới đây (khuyết họ, chức vụ…), rất mong bạn đọc giúp chúng tôi bổ sung thông tin, hoàn chỉnh danh sách để, dẫu muộn, chúng ta có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trước những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

Thanh Niên Onlinexin cảm ơn kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) và cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San (Mỹ) đã cung cấp và giúp chúng tôi điều chỉnh các thông tin trong danh sách.

Sau đây là danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT

Chức vụ

Họ tên

Đơn vị

1

Trung sĩ Cơ khí

Trần Văn Ba

HQ-10

2

Hạ sĩ Cơ khí

Phạm Văn Ba

HQ-10

3

Hải quân đại úy

Vũ Văn Bang

HQ-10

4

Hạ sĩ Cơ khí

Trần Văn Bảy

HQ-10

5

Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo

Châu

HQ-10

6

Trung sĩ nhất Vô tuyến

Phan Tiến Chung

HQ-10

7

Hạ sĩ Giám lộ

Nguyễn Xuân Cường

HQ-10

8

Hạ sĩ Điện khí

Trần Văn Cường

HQ-10

9

Trung sĩ Bí thư

Trần Văn Đàm

HQ-10

10

Hạ sĩ nhất Vận chuyển

Nguyễn Thành Danh

HQ-4

11

Hạ sĩ Vận chuyển

Trương Hồng Đào

HQ-10

12

Hạ sĩ nhất đoàn viên

Trần Văn Định

HQ-10

13

Trung úy Người nhái

Lê Văn Đơn

Người nhái

14

Hạ sĩ Cơ khí

Nguyễn Văn Đông

HQ-10

15

Hải quân trung úy

Phạm Văn Đồng

HQ-10

16

Hải quân trung úy

Nguyễn Văn Đồng

HQ-5

17

Trung sĩ Trọng pháo

Đức

HQ-10

18

Thủy thủ nhất Trọng pháo

Nguyễn Văn Đức

HQ-10

19

Trung sĩ Thám xuất

Lê Anh Dũng

HQ-10

20

Hạ sĩ Quản kho

Nguyễn Văn Duyên

HQ-16

21

Thượng sĩ Ðiện tử

Nguyễn Phú Hảo

HQ-5

22

Hạ sĩ Ðiện khí

Nguyễn Ngọc Hòa

HQ-10

23

Hạ sĩ Giám lộ

Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)

HQ-10

24

Hải quân trung úy Cơ khí

Vũ Ðình Huân

HQ-10

25

Hạ sĩ Trọng pháo

Phan Văn Hùng

HQ-10

26

Thượng sĩ nhất Ðiện khí

Võ Thế Kiệt

HQ-10

27

Thượng sĩ Vận chuyển

Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất)

HQ-10

28

Thủy thủ nhất Thám xuất

Phạm Văn Lèo

HQ-10

29

Thượng sĩ nhất Cơ khí

Phan Tấn Liêng

HQ-10

30

Hạ sĩ Trọng pháo

Nguyễn Văn Lợi

HQ-10

31

Thủy thủ nhất Cơ khí

Dương Văn Lợi

HQ-10

32

Hạ sĩ Người nhái

Ðỗ Văn Long

Người nhái

33

Trung sĩ Ðiện khí

Lai Viết Luận

HQ-10

34

Hạ sĩ nhất Cơ khí

Ðinh Hoàng Mai

HQ-10

35

Hạ sĩ nhất Trọng pháo

Nguyễn Quang Mến

HQ-10

36

Hạ sĩ nhất Cơ khí

Trần Văn Mộng

HQ-10

37

Trung sĩ Trọng pháo

Nam

HQ-10

38

Thủy thủ nhất Trọng pháo

Nguyễn Văn Nghĩa

HQ-10

39

Trung sĩ Giám lộ

Ngô Văn Ơn

HQ-10

40

Hạ sĩ Phòng tai

Nguyễn Văn Phương

HQ-10

41

Thủy thủ nhất Phòng tai

Nguyễn Hữu Phương

HQ-10

42

Thượng sĩ nhất Trọng pháo

Vũ Ðình Quang

HQ-5

43

Thủy thủ nhất Trọng pháo

Lý Phùng Quy

HQ-10

44

Trung sĩ Cơ khí

Phạm Văn Quý

HQ-10

45

Trung sĩ Trọng pháo

Huỳnh Kim Sang

HQ-10

46

Hạ sĩ nhất Vận chuyển

Ngô Sáu

HQ-10

47

Trung sĩ Cơ khí

Nguyễn Tấn Sĩ

HQ-10

48

Thủy thủ Trọng pháo

Thi Văn Sinh

HQ-10

49

Trung sĩ Vận chuyển

Ngô Tấn Sơn

HQ-10

50

Hạ sĩ nhất Vận chuyển

Lê Văn Tây

HQ-10

51

Hải quân thiếu tá - Hạm trưởng (truy phong trung tá)

Ngụy Văn Thà

HQ-10

52

Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền

Huỳnh Duy Thạch

HQ-10

53

Hạ sĩ Trọng pháo

Nguyễn Văn Thân

HQ-10

54

Thủy thủ Điện tử

Thanh

HQ-10

55

Hải quân trung úy

Ngô Chí Thành

HQ-10

56

Hạ sĩ Phòng tai

Trần Văn Thêm

HQ-10

57

Hạ sĩ Phòng tai

Phan Văn Thép

HQ-10

58

Hạ sĩ nhất Vận chuyển

Lương Thanh Thi

HQ-10

59

Thượng sĩ Điện tử

Thọ

HQ-10

60

Thủy thủ nhất Vô tuyến

Phạm Văn Thu

HQ-10

61

Thủy thủ nhất Điện tử

Ðinh Văn Thục

HQ-10

62

Trung sĩ Giám lộ

Vương Thương

HQ-10

63

Thủy thủ (?) Người nhái

Nguyễn Văn Tiến

Người nhái

64

Hải quân thiếu tá – Hạm phó

Nguyễn Thành Trí

HQ-10

65

Trung sĩ Trọng pháo

Nguyễn Thành Trọng

HQ-10

66

Hạ sĩ Vận chuyển

Huỳnh Công Trứ

HQ-10

67

Thượng sĩ Người nhái

Ðinh Hữu Từ

Người nhái

68

Trung sĩ Quản kho

Nguyễn Văn Tuân

HQ-10

69

Thủy thủ nhất Cơ khí

Châu Túy Tuấn

HQ-10

70

Biệt hải

Nguyễn Văn Vượng

HQ-4

71

Hải quân trung úy

Nguyễn Phúc Xá

HQ-10

72

Trung sĩ Trọng pháo

Nguyễn Vĩnh Xuân

HQ-10

73

Trung sĩ Ðiện tử

Nguyễn Quang Xuân

HQ-10

74

Trung sĩ Điện khí

Xuân

HQ-16

Thanh Niên Online

*****

Tâm huyết và tình yêu với Hoàng Sa

Đà Nẵng Online - Thứ Năm, 09/01/2014

Sáng 8-1, Hội đồng tuyển chọn đồ án thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa tiến hành chấm điểm 43 đồ án thiết kế được các tác giả trong và ngoài nước gửi dự thi. Hầu hết các đồ án thiết kế được đầu tư chuyên môn rất cao, có đồ án rất công phu thể hiện cả tư tưởng triết học. Điều này cho thấy sự nghiêm túc, tâm huyết và tình yêu của các tác giả đối với Hoàng Sa.

hoang-sa-05-toa-nha-content

Một trong những thiết kế được Hội đồng tuyển chọn đánh giá cao - Ảnh: S.TRUNG

Đồ án hợp lòng dân nhất sẽ được chọn

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, 9 thành viên của Hội đồng tiến hành chấm điểm các đồ án thiết kế. Qua hai vòng chấm điểm, chọn ra 10 đồ án thiết kế cao điểm nhất theo cơ cấu 10 giải thưởng. Qua vòng thứ ba chọn ra 5 đồ án thiết kế để chấm chọn phương án đoạt giải nhất, nhì, ba. Để bảo đảm việc chấm điểm khách quan, công bằng, hồ sơ dự thi của các tác giả đều được đánh dấu mã số theo nguyên tắc ẩn danh. Việc công bố tên cá nhân, tổ chức đoạt giải chỉ thực hiện sau khi Hội đồng tuyển chọn hoàn thành chấm điểm, đánh giá.

Trong 43 đồ án kiến trúc dự thi, 16 đồ án của các tổ chức, cá nhân ở thành phố Đà Nẵng, 19 đồ án đến từ thành phố Hồ Chí Minh, 7 đồ án đến từ Hà Nội, đặc biệt có 1 đồ án đến từ Nhật Bản của Công ty Raito Sekkei.

Trong 10 đồ án được chọn để trao giải đều có tính biểu trưng rất đặc sắc thể hiện được tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Những đồ án được đánh giá cao như: Thiết kế dựa trên ý tưởng cột mốc chủ quyền và con dấu trên sắc chỉ của vua Minh Mạng vào năm 1835 về việc lập Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; thiết kế lấy ý tưởng hình ảnh con thuyền cổ từ thế kỷ 16-17 đạp sóng dữ ra Hoàng Sa trấn giữ lãnh thổ; thiết kế lấy cảm hứng từ cây phong ba trên quần đảo Trường Sa tỏa bóng vững chãi trước gió biển; hình khối vuông của nhà giàn DK sừng sững giữa biển trời Tổ quốc cũng được thể hiện sinh động thành thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa; thiết kế với hình tượng mũi con thuyền đè sóng ra Hoàng Sa, nhìn từ trên cao cũng là kim la bàn chỉ thẳng hướng Hoàng Sa.

Theo ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, nhiều tác phẩm có chất lượng rất cao, có đặc trưng riêng nên rất khó khăn cho Hội đồng để chấm chọn đồ án đạt giải. Ông Ngữ cho hay 10 đồ án cao điểm nhất sẽ công bố trao giải được trưng bày tại triển lãm Hoàng Sa nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa sắp đến. Các đồ án này cũng được công bố trên trang thông tin điện tử của huyện Hoàng Sa để lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Đồ án hợp lòng dân nhất sẽ được chọn để triển khai xây dựng công trình.

Công trình mang tình cảm của nhân dân cả nước

Trong quá trình chấm điểm, các thành viên Hội đồng tuyển chọn đều có ý kiến bình luận. Nhà trưng bày Hoàng Sa phải là một công trình văn hóa, một địa điểm tham quan phục vụ khách du lịch cả trong và ngoài nước. Do đó công trình này phải thực sự tạo được cảm xúc cho người xem, để lại ấn tượng cho du khách sau khi rời khỏi.

Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố, Nhà trưng bày Hoàng Sa phải là một điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước đến Đà Nẵng. Vì vậy, thiết kế phải làm sao du khách đến đây ai cũng muốn chụp ảnh kỷ niệm mình đã đến Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ông Vinh đề nghị sau khi Nhà trưng bày Hoàng Sa đưa vào sử dụng nên tổ chức làm huy hiệu có biểu tượng Hoàng Sa tặng du khách và làm con dấu Hoàng Sa để đóng dấu vào hộ chiếu cho du khách nước ngoài muốn có kỷ niệm với Hoàng Sa. Làm sao để sau khi đi rồi, Hoàng Sa vẫn còn đọng lại trong lòng du khách

Tuy nhiên, ông Ngữ băn khoăn diện tích để xây dựng công trình quá nhỏ hẹp (685m² - PV). “Đây không phải là công trình cho huyện Hoàng Sa mà nó có ý nghĩa là một không gian văn hóa-lịch sử, một địa điểm du lịch, lại vừa có chức năng tuyên truyền bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa cả trong và ngoài nước. Nếu thành phố cho thêm đất hoặc đổi sang vị trí khác có diện tích lớn hơn trên đường Hoàng Sa thì tốt hơn”, ông Ngữ nói. Ông Bùi Xuân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, cũng đồng tình với ý kiến của ông Ngữ về diện tích xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa quá nhỏ hẹp. Nếu xây dựng trên diện tích này thì chưa xứng tầm là một địa điểm du lịch cho các khách quốc tế. Hơn nữa, đó còn là tình cảm của nhân dân cả nước đối với Hoàng Sa.

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng tuyển chọn, hầu hết các thiết kế đều bám sát các yêu cầu về tiêu chí thiết kế của Ban tổ chức: Ấn tượng về hình thức kiến trúc, mang ý nghĩa biểu trưng; tuân thủ cơ bản tiêu chí kiến trúc xanh do Hội Kiến trúc sư Việt Nam quy định; tổ chức không gian bảo đảm khả năng khai thác hiệu quả, phục vụ mục đích chính trị và góp phần tạo điểm đến thú vị cho mục tiêu phát triển du lịch của địa phương; sân vườn ngoài trời thể hiện được mô hình quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; bảo đảm tính kinh tế trong xây dựng và khai thác; mật độ xây dựng từ 20 - 40%; tầng cao xây dựng từ 2-3 tầng (có thể có tầng hầm hoặc bán hầm).

Sơn Trung

*****

Trăn trở về Hoàng Sa 40 năm

Petrotimes -09/01/2014

Hoàng Sa đã trở thành nỗi đau mất mát day dứt ám ảnh không thể nguôi ngoai trong lòng mỗi người dân Việt khi nhìn những bức ảnh về quần đảo Hoàng Sa hiện tại đăng tải trên báo chí ... Trung Quốc dưới đây.

Quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta gìn giữ, quản lý. Nhưng cách đây đúng 40 năm, Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực trong một trận Hải chiến bị cả thế giới lên án.

Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn khăng khăng rằng, đây là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời từ chối những nỗ lực đa phương nhằm giải quyết tình hình.

Ngày 21/6/2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngang nhiên tự cho rằng, đơn vị hành chính phi pháp này sẽ quản hạt cả khu vực biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Kể từ đó, Bắc Kinh liên tục có những động thái trái luật liên quan đến thành phố này khi quyết định cho thành lập cơ quan hành chính, bầu cán bộ của cơ quan này và thậm chí còn cho quân đồn trú, đưa dân ra sinh sống trái phép ở thành phố Tam Sa, cụ thể là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

hoang-sa-06-don-tru-trai-phep-content

Trung Quốc đưa quân đồn trú trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

hoang-sa-07-sieu-thi-b-content

Trung Quốc đã mở siêu thị trái phép...

hoang-sa-08-xay-ha-tang-lau-content

...và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép

hoang-sa-09-y-bac-sy-content

... cũng như điều động luân phiên cán bộ, y bác sỹ ra làm việc trái phép trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam

Hiện Bắc Kinh đã mở tour du lịch bằng tàu biển đưa trái phép khách du lịch lục địa Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa và đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phép) trên cái gọi là "thành phố Tam Sa", cụ thể là quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc cho hay, chính quyền cái gọi là “thành phố Tam Sa” vừa phát hành trái phép trang web và tờ báo đầu tiên của đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc đơn phương thành lập từ tháng 7/2012, nhằm quản hạt trái phép cả khu vực Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo đó, trang web của cái gọi là “chính quyền thành phố Tam Sa” có nội dung giới thiệu lịch sử hình thành (trái phép - PV), đồng thời “khoe khoang” về sự phát triển của “thành phố” phi pháp này.

Bên cạnh đó, Tân Hoa xã cũng rêu rao về việc trung tâm báo chí “thành phố Tam Sa” đã phát hành tờ báo “Tin tức Tam Sa” trong ngày đầu năm mới 2014 để làm phong phú thêm đời sống văn hóa của các cư dân đang sinh sống bất hợp pháp tại nơi này.

Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương Liên hiệp quốc, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa trong 40 năm qua, dù Bắc Kinh ra sức rêu rao, lừa dối nhân dân Trung Quốc và nước ngoài cũng như đổ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép ở nơi đây nhưng Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam.

Minh Châu (tổng hợp)

*****

Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa

Việt Hà, phóng viên RFA - 2014-01-09

hoang-sa-10-xay-thanh-pho-content

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng thành phố Tam Sa trên một hòn đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Ảnh chụp hôm 27/7/2012 - AFP photo

Từ ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974, Trung Quốc ngang nhiên tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam kiểm soát. 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc hải chiến đẫm máu khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận, quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc dù Việt nam không ngừng lên tiếng đòi chủ quyền. Không những thế những ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển truyền thống cũng không ngừng bị đe dọa, tấn công. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu trong vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa và điều hòa căng thẳng tại đây.

Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn

Theo các nhà nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam, các nhà nước Việt Nam trong lịch sử từ thế kỷ thứ 17 đã thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên kể từ năm 1909, Trung Quốc đã nhiều lần đánh chiếm quần đảo này từ phía Việt Nam, lần cuối cùng là vào tháng giêng năm 1974 khi quần đảo đang nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Kể từ đó, cuộc chiến không tiếng súng, tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đã bắt đầu. Theo các chuyên gia quốc tế, tình hình ở đây còn khó khăn hơn cả tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về lịch sử chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án công lý quốc tế (ICJ).

Ông Đinh Kim Phúc

Tiến sĩ Jonathan London thuộc trường đại học Hong Kong, người đã có nhiều nghiên cứu về Việt Nam, nhận xét:

Tình trạng của Việt Nam khó xử hơn, ít khả năng hơn để xử lý một cách có thể làm được mọi người dân Việt Nam hài lòng vì Trung Quốc đã kiểm soát các hòn đảo rồi.

Cũng chính bởi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn vùng quần đảo này, từ năm 1999, nước này bắt đầu áp đặt lệnh đánh bắt cá đơn phương trên một vùng rộng thuộc biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, bất chấp những phản đối từ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá này được Trung Quốc đưa ra là nhằm để bảo vệ nguồn cá. Nhưng đồng nghĩa với nó là những vụ tấn công của các tàu kiểm ngư Trung Quốc đối với các tàu cá Việt Nam. Ngoài thời gian hiệu lực của lệnh cấm đánh bắt cá, các tàu cá của Việt nam cũng liên tục bị lực lượng kiểm ngư và hải giám của Trung Quốc tấn công, đập phá và tịch thu đồ đạc, mà gần đây nhất là vụ tàu QNg 95739-TS ở Quảng Ngãi hôm 3 tháng 1 vừa qua. Chưa hết, vào hồi đầu năm ngoái, Trung Quốc còn tuyên bố cho du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hành động khiêu khích của nước này nhắm vào Việt Nam. Từ đầu tháng này Trung Quốc cũng có lệnh mới bắt buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc khi hoạt động trong vùng biển do nước này kiểm soát.

Cần tiếp tục đấu tranh pháp lý

Theo Tiến sĩ Jonathan London, bất chấp những khó khăn như vậy, chính phủ Việt Nam vẫn cần phải kiên quyết theo đuổi lập trường của mình trong việc đòi chủ quyền tại đây và tìm cách điều hòa căng thẳng. Ông nói tiếp:

Việt Nam vẫn phải tiếp tục, vì nếu tất cả các nước đều đầu hàng tình trạng như vậy thì nó có nghĩa là chúng ta có chấp nhận luật rừng giữa biên hải. Tôi không nghĩ có ai ở Việt Nam hay nước nào khác chấp nhận luật rừng trên biên hải. Chính vì thế dù tình trạng có hứa hẹn hay không, nhưng vì có những quyền chính đáng thì việt Nam vẫn phải nỗ lực để có được trật tự quốc tế, thực sự đưa vào các biện pháp về pháp luật quốc tế.

hoang-sa-11-tau-tuan-tra-content

Tàu tuần tra Trung Quốc neo đậu tại bến tàu ở thành phố Tam Sa,theo cách gọi của TQ, hôm 27/7/2012 - AFP photo

Theo nhà nghiên cứu biển Đông, Đinh Kim Phúc, Việt Nam có thể xem xét việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để duy trì tính liên tục trong việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Ông giải thích:

Đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về lịch sử chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án công lý quốc tế (ICJ). Nhưng nhiều lần Trung Quốc lên tiếng cho rằng vấn đề Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Họ phản đối bất cứ phân xử nào của các tổ chức quốc tế. Cho dù Trung Quốc không đồng ý, nhưng Việt Nam vẫn phải kiện Trung Quốc để duy tì tính liên tục trong việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, hồ sơ pháp lý của Việt Nam sẽ đánh động dư luận quốc tế về tính phi nghĩa của Trung Quốc trong chính sách bành trướng của họ.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông, của Việt Nam, vụ kiện này có những khó khăn nhất định, khác xa với vụ kiện của Philippines với Trung Quốc được bắt đầu vào tháng 1 năm ngoái. Ông giải thích:

Hoàng Sa khó kiện vì nếu kiện đã kiện rồi. Thứ nhất Hoàng Sa là một tranh chấp về lãnh thổ. Tranh chấp lãnh thổ thì có một số tòa để giải quyết. Thứ nhất là có thể đưa ra tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án trọng tài thường trực quốc tế. Những tòa này đều có tiêu chuẩn đầu tiên là các quốc gia đang tranh chấp phải cùng đồng thuận để đưa vấn đề ra tòa thì tòa mới có thẩm quyền. Trung quốc luôn từ chối và họ đâu có sợ biện pháp ra tòa. Cho nên biện pháp ra tòa là biện pháp cho đến giờ là chưa thể. Trong trường hợp của Philippines vừa liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, vừa liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều khoản các công ước về luật biển, nên Philippines đã dùng cách đó. Trong công ước về luật biển quy định là nếu các bên giải quyết rồi mà không được, thì sẽ được tự động đưa ra các tòa mà theo phụ lục bảy là tòa được thành lập theo phụ lục 7, tức là thủ tục tự động dẫn tới đó mà không cần phải có sự đồng ý của bên kia.

Điều hòa căng thẳng tại Hoàng Sa

Trong khi vấn đề tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa còn nhiều khó khăn như vậy, người ta cũng có thể đặt câu hỏi về khả năng điều hòa căng thẳng để ít nhất duy trì ổn định tại khu vực này, giảm thiểu những rủi ro cho các ngư dân Việt Nam.

Thời gian qua, Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập những đường dây nóng với mục đích giải quyết nhanh chóng và ngay tức khắc các sự việc nảy sinh trên biển. Nhưng trên thực tế, những vụ tấn công, trấn áp tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục. Theo Tiến sĩ Jonathan London, đây là một trong các biện pháp mà Trung Quốc thực hiện để tránh đạt được một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), nhằm giúp điều hòa căng thẳng giữa các bên.

Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai sẽ tiếp tục chỉ muốn đàm phán song phương thôi, vì thế mà họ đề nghị các biện pháp như đường dây nóng hay thảo luận song phương. Mục tiêu cơ bản là tránh một COC ở biển Đông.

Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai sẽ tiếp tục chỉ muốn đàm phán song phương thôi, vì thế mà họ đề nghị các biện pháp như đường dây nóng hay thảo luận song phương. Mục tiêu cơ bản là tránh một COC ở biển Đông.

TS. Jonathan London

COC hiện tại là một bế tắc giữa ASEAN và Trung Quốc trong suốt 10 năm qua. Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng, Hoàng Sa là một trong những trở ngại có liên quan:

Chắc chắn nó là một thách thức lớn, COC có liên quan đến Hoàng Sa, nên một trong những lý do mà COC dậm chân cũng là vì nó có liên quan đến Hoàng Sa. Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn bộ biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng Hoàng Sa là một lãnh thổ của Trung Quốc và không có gì phải đàm phán cả, chỉ có thể đưa ra COC cho vùng Trường Sa thôi. Cho nên nếu nói đó là một trở ngại thì đúng, nó là một thách thức rất lớn.

Đã có những học giả quốc tế thậm chí còn cho rằng Việt Nam nên bỏ vấn đề Hoàng Sa ra ngoài COC để đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên theo Thạc sĩ Hoàng Việt thì điều này là không thể vì nó liên quan đến vấn đề lịch sử, truyền thống của Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn chính là nếu Việt Nam chấp nhận điều này, nó sẽ là tiền lệ cho những vùng tranh chấp khác.

Người ta cũng có thể đặt câu hỏi về lập trường gác tranh chấp cùng khai thác mà Trung Quốc đã đề ra, có thể được thực hiện ở Hoàng Sa hay không? Theo Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thì điều này cũng không thể bởi chủ trương của Trung Quốc là chỉ gác tranh chấp tại các vùng thuộc chủ quyền của nước khác và nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc, mà không áp dụng với những vùng do Trung Quốc kiểm soát, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Cho đến lúc này tranh chấp về chủ quyền tại Hoàng Sa và điều hòa căng thẳng tại đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn bởi quan điểm giữa Trung Quốc và Việt nam cùng các nước ASEAN là quá khác xa nhau. Hy vọng về việc lấy lại Hoàng Sa của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, cũng không phải là lớn. Nhưng nói như thạc sĩ Hoàng Việt thì người ta vẫn phải tiếp tục hy vọng.

*****

Thắp sáng tình yêu biển đảo

Đà Nẵng Online - Thứ Sáu, 10/01/2014 

Sẽ công bố thêm nhiều tư liệu mới về Hoàng Sa, Trường Sa

Hơn 50 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, trong đó có 12 tư liệu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam” là những chứng cứ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

hoang-sa-12-da-nang-content

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết xem các hiện vật, tư liệu được trưng bày tại triển lãm

Triển lãm do Sở Ngoại vụ phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Đông Á tổ chức ngày 9-1 thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Trách nhiệm và tình cảm với biển đảo

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết nêu rõ, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thời gian qua, các nhà khoa học, kiều bào ở nước ngoài đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý khẳng định quá trình cha ông, tổ tiên chúng ta đã phát hiện, khai phá, xác lập, thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hiện nay tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đòi hỏi sự tham gia toàn diện của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và nhân dân, trong đó lực lượng thanh niên, đặc biệt học sinh, sinh viên là nòng cốt. Thực tiễn hiện nay đòi hỏi thanh niên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ông Phùng Tấn Viết cũng đề nghị Ban giám hiệu Trường ĐH Ngoại ngữ quan tâm khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ, tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, ý chí và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng các phương thức hợp pháp, thông minh, sáng tạo và bình tĩnh. Đây vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện tình cảm của mỗi người con đất Việt hướng về biển đảo, mảnh đất thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc Việt Nam.

Trong buổi sáng diễn ra triển lãm, lần đầu tiên nhìn thấy những tư liệu, bản đồ quốc tế, trong nước có giá trị về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều sinh viên đã say mê tìm hiểu. Nguyễn Hoàng Hà, sinh viên khoa tiếng Anh nhận xét: “Lần đầu tiên em nhìn thấy những tư liệu quý giá này. Đây là những chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời là của Việt Nam”. Còn Nguyễn Thị Hồng, sinh viên khoa tiếng Trung cho rằng, triển lãm này có ý nghĩa rất lớn, rất bổ ích đối với các bạn trẻ…

Không chỉ sinh viên Việt Nam, mà sinh viên quốc tế như Trung Quốc, Lào, Thái Lan … cũng có điều kiện được tiếp cận với nguồn tư việc quý giá để có cái nhìn toàn diện về vấn đề chủ quyền không thể chối cãi đối với đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Khơi dậy lòng yêu nước

PGS, TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ nhận xét: Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam” thực sự đem đến cho cán bộ, viên chức và sinh viên nhà trường nói riêng, ĐH Đà Nẵng nói chung cơ hội được tham quan, tìm hiểu, làm giàu thêm hiểu biết và nâng cao nhận thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đó, mỗi cán bộ, viên chức và sinh viên sẽ càng thấy rõ trách nhiệm công dân trong việc phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, bằng những hành động thiết thực, cụ thể góp phần cùng thành phố Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ.

“Như cơ thể con người, một phần cơ thể bị dày xéo là đau đớn toàn thân, nhức buốt cả tim gan. Suốt 40 năm qua, kể từ ngày Hoàng Sa, địa phận của thành phố Đà Nẵng, một phần máu thịt của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, thì nỗi đau còn lắng sâu không thể nào chịu nổi”, PGS, TS Phan Văn Hòa xúc động nói thêm.

Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cho biết, triển lãm này là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động được tổ chức tại Đà Nẵng nhân 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép (19-1-1974 - 19-1-2014). “Triển lãm lần này khơi gợi tinh thần dân tộc để chúng ta vươn lên, tìm một phương pháp nào đó để đòi lại cho được quần đảo Hoàng Sa. Trách nhiệm này của cộng đồng, của chúng tôi hôm nay, của các bạn sinh viên ngày mai và của thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Chúng ta phải đấu tranh bền bỉ và kiên cường để xác lập lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng công lý, bằng luật pháp quốc tế”, ông Đặng Công Ngữ nói.

Sau triển lãm tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức, hun đúc lòng yêu nước trong sinh viên. TS Huỳnh Minh Sơn, Trưởng Ban công tác học sinh, sinh viên ĐH Đà Nẵng, cho biết trên cơ sở những tư liệu, chứng cứ pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, ĐH Đà Nẵng sẽ nhân bản nguồn tư liệu ở thư viện các trường thành viên, đồng thời thành lập website để phổ biến thông tin rộng rãi đến sinh viên; qua đó định hướng, giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn, toàn diện, cũng như giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với thế hệ trẻ.

Sẽ công bố thêm nhiều tư liệu mới

Bảo tàng Đà Nẵng cho hay: Trong phạm vi các hoạt động nhân sự kiện tròn 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 25-1-2014.

Triển lãm gồm 3 nội dung chính:

1) Giới thiệu phiên bản một số văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do các nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, trong đó có 19 châu bản triều Nguyễn. Các tư liệu khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay.

2) Giới thiệu tập bản đồ và tư liệu của Việt Nam và các nước khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Giới thiệu các bản đồ cổ của Việt Nam, bản đồ của Trung Quốc, bản đồ của một số nước phương Tây vẽ thế kỷ 16,17,18; tuyển chọn những phần liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này trong 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây trong các thế kỷ 18 - 19 ; 4 cuốn Atlas là những bản đồ được xuất bản ở các nước, khu vực: Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong khoảng thời gian từ năm 1626 - 1980, trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, nhóm bản đồ thương mại và bản đồ hàng hải châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

3) Giới thiệu tư liệu “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954-1975)”. Hệ thống tư liệu này phản ánh sự hiện diện thường xuyên của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa và vùng biển phụ cận. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa liên tiếp ban hành những văn bản chính sách về Hoàng Sa, thực thi hàng loạt những hoạt động kinh tế, khoa học tại quần đảo Hoàng Sa; luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trong quan hệ quốc tế, hoạt động ngoại giao…

Ngoài các nội dung nêu trên đã trưng bày tại các cuộc triển lãm trước, triển lãm lần này có bổ sung thêm khoảng 50% các nguồn tư liệu do TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng mới sưu tầm tại Mỹ, Nhật và các nước châu Âu; nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Việt Nam Cộng Hòa (là kết quả đề tài nghiên cứu do Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng vừa thực hiện); một số tư liệu do các nhân chứng đã từng làm việc và chiến đấu ở Hoàng Sa trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng và một số bản đồ do kỹ sư Trần Thắng mới sưu tầm.

Đây là hoạt động tiếp theo các cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Đắc Lắc được dư luận đánh giá cao và sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

S.TRUNG

Bài và ảnh: NGỌC ĐOAN

*****

Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa

TNO - 10/01/2014

Trận hải chiến kết thúc vào trưa 19.1.1974. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lập tức lên kế hoạch sử dụng máy bay để tái chiếm quần đảo thuộc chủ quyền của mình.

hoang-sa-13-nt-trung-content

Đại tá Nguyễn Thành Trung đang kể về kế hoạchkhông kích giành lại Hoàng Sa vào năm 1974 - Ảnh: Tấn Tú

Đại tá Nguyễn Thành Trung, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, là phi công được “Việt Cộng” cài vào Không quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh. Lâu nay người ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh Độc Lập, cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết thúc chiến tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không quân cũng như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình. Nhưng bên cạnh những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn có một bí mật để kể.

Trong căn nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua, từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.

“Với phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”

Sẵn sàng không kích

“Quay lại thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô sản xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các anh không bay xa, bay lên đánh được hay không được khi hết thời gian là phải về, nếu bay quần nữa là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu. Đó là tôi chưa nói đến phi công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể bay biển được, phi công của mình ngoài Bắc cũng thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả một vấn đề, môi trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa trời và biển rất lẫn lộn, phi công rất dễ thao tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi công vũ trụ, bay ra biển đâm xuống biển. Anh (Hoàng Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh xong bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm Hoàng Sa.

Sau khi bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng. Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”, phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.

hoang-sa-14-phi-co-content

Phi công Nguyễn Thành Trung giới thiệu về hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ F-5 - Ảnh: Tấn Tú

Vào thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.

“Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì”


“Khi ra đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng Sa và trước nhất muốn đánh là phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông Trung nhớ lại. Trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá Nguyễn Văn Sỹ làm Không đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng Nguyễn Văn Tường, còn gọi là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ huy.

Theo phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và F-5E, loại có bình xăng phụ.

“Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5 vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung kể.

Sau khi các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc. Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn, tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.

“Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết”

“Nhấn hết xuống biển”

Các phi công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn, trách nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.

“Ví như ô của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển, không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển mà đánh là trong tầm tay”.

Theo trí nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ, chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công kỳ cựu lặp lại.

Lúc bấy giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.

Lúc bấy giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.

hoang-sa-15-f5-jet-content

Chiến đấu cơ F-5 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu

“Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”.


Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”.

Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.

Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Đối với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.

“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.

Đỗ Hùng - Tấn Tú

*****

Dân lập qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa”

Người Việt Online - Friday, January 10, 2014

SÀI GÒN (NV) -Trong 24 giờ đầu tiên kể từ khi bắt đầu phát động chiến dịch nhận quyên góp, qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa” đã nhận được 73 triệu đồng.

vo-con-ham-pho-nguyen-thanh-tri-content

Vợ và con gái của cố Thiếu tá Nguyễn Thành Trí – Hạm phó HQ 10. Tuy cả gia đình sống rất chật vật nhưng con gái cố Thiếu tá Trí bảo rằng cô không muốn “dựa vào tên tuổi của cha mình”. Người ta gọi đó là “sự kiêu hãnh của con gái một anh hùng”. Hình: Blogger Osin – Huy Đức

Mục tiêu của qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa” nhằm “làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua”.

Cách nay 40 năm, trong ba ngày từ 17 tháng 1 năm 1974 đến 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công, xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Có 74 quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đền nợ nước trong hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Kể từ khi miền Nam rơi vào tay CSVN, sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các nỗ lực của Việt Nam Cộng Hòa và sự hy sinh của những quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Hoàng Sa đã bị chế độ Hà Nội ém nhẹm.

Mãi tới gần đây, do Trung Quốc không ngừng gia tăng áp lực để cưỡng chiếm gần như toàn bộ biển Đông, những câu chuyện liên quan tới Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa (các nỗ lực bảo vệ chủ quyền, hải chiến tháng 1 năm 1974, sự hy sinh của các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa) mới được nhiều người xới lại. 

Công bố những sự thật liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, ghi công, tưởng niệm các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành đòi hỏi của công chúng Việt Nam. Đó cũng là một trong những phương thức nhằm xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Cũng vì vậy, trong vài năm gần đây, một số tờ báo CSVN bắt đầu công bố các sự kiện liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa - quần đảo Hoàng Sa. Gần nhất là loạt bài về Việt Nam Cộng Hòa – quần đảo Hoàng Sa của ông Trần Công Trục, cựu Trưởng Ban Biên giới của chính phủ CSVN trên tờ Giáo dục Việt Nam. 

Từ nhu cầu của công chúng, một số người như: ông Đỗ Thái Bình (Kỹ sư - Chi hội trưởng Hoàng Sa – Trường Sa của Hội Khoa học Kinh tế Biển Việt Nam), ông Lữ Công Bảy (cựu thượng sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa, giám lộ trên tàu HQ 4, tham chiến trận hải chiến Hoàng Sa 1974), ông Trương Huy San (cựu nhà báo với bút danh Huy Đức, tác giả “Bên thắng cuộc”), bà Vũ Kim Hạnh (cựu Tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ), bà Nguyễn Thế Thanh (cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM) tự đứng ra vận động dân chúng đóng góp cho quỹ “Nhịp cầu Hoàng Sa”.

Trong thông báo vận động đóng cho qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa”, những người khởi xướng cho rằng, “đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm nay trước anh linh của những thế hệ cha anh vệ quốc vong thân”.

Ngoài việc kêu gọi đóng góp để hỗ trợ thân nhân tử sĩ và những quân nhân tham chiến ở Hoàng Sa năm 1974 như một cách để tri ân, những người khởi xướng còn kêu gọi công chúng cung cấp thêm chi tiết về gia đình của các tử sĩ và thông tin về những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã từng tham chiến bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đặc biệt là những gia đình, cá nhân đang cần giúp đỡ.

Đến nay, họ mới chỉ biết địa chỉ để liên lạc với gia đình của ba trong số 74 tử sĩ (Trung tá Hải quân Ngụy văn Thà, Thiếu tá Hải quân Nguyễn Thành Trí, Trung sĩ Vương Thương) và một số quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tham chiến: Trung úy Phạm Ngọc Roa (tàu HQ 4, cư ngụ tại Đức Trọng, Lâm Đồng), Trung úy Nguyễn Đình Long (tàu HQ 4, cư ngụ tại Đà Lạt, Lâm Đồng), Trung úy Ngô Thế Long (cư ngụ tại Cam Lâm, Khánh Hòa), Thượng sĩ nhất Trần Dục (tàu HQ 4, cư ngụ tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế), Thượng sĩ Lữ Công Bảy (tàu HQ 4, cư ngụ tại Thủ Đức, Sài Gòn), Trung sĩ Vũ Văn Chu (tàu HQ 4, cư ngụ tại quận 6, Sài Gòn), Trung sĩ Đỗ Văn Thọ (tàu HQ 4, cư ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn), Trung sĩ Vũ Đình Thung (tàu HQ 4, cư ngụ tại Tuy Phong, Bình Thuận), quân nhân Trần Văn Hà (tàu HQ 10, cư ngụ tại Giá Rai, Bạc Liêu).

Lời kêu gọi người Việt hôm nay “bày tỏ thái độ trước anh linh của những thế hệ cha anh vệ quốc vong thân” của qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa” đã được hàng ngàn facebooker, blogger đưa lại trên các diễn đàn điện tử, trang blog, trang facebook.

(G.Đ)

*****

'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979'

Quốc Phương - BBC Việt ngữ - Thứ năm, 9 tháng 1, 2014

hoang-sa-17-tt-sang-content

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh dấu 35 năm cuộc can thiệp vào Campuchia

Việt Nam có thể không tổ chức kỷ niệm quy mô đánh dấu 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc chống Trung Quốc (17/2/1979), nhưng nên để người dân, các thân nhân nạn nhân chiến tranh tưởng niệm nhân dịp này, theo ý kiến một sử gia từ Mỹ.

Về sự kiện 40 năm Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Việt Nam không chỉ nên công nhận 'liệt sỹ' với các binh sỹ chính quyền Sài Gòn đã thiệt mạng trong trận hải chiến 01/1974, mà còn nên thiết thực lập hồ sơ 'kiện Trung Quốc' ra tòa án quốc tế, vẫn theo nhà nghiên cứu Ngô Vĩnh Long.

Đầu năm 2014, chính quyền VN vừa tổ chức kỷ niệm 35 năm sự kiện "Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia" (7/1/1979), đánh dấu cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng do Pol Pot lãnh đạo.

"Nếu thật sự ông Hun Sen có “cầu viện” Việt Nam đi nữa thì tôi không nghĩ ra được việc gì cụ thể Việt Nam có thể giúp Campuchia trong thời điểm này. Giúp chống lại các cuộc biểu tình hay các áp lực chống đối bằng bất cứ một hình thức nào cũng bất khả thi"

Tuy nhiên, năm nay cũng là năm tròn 40 năm sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (17/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc mở cuộc xâm lược Việt Nam (17/2/1979) ở biên giới phía Bắc, mở màn một thập niên thù địch, căng thẳng trong quân hệ giữa hai láng giềng cộng sản cùng ý thức hệ.

Liệu chính quyền Việt Nam sẽ tổ chức chính thức và quy mô các cuộc xung đột trên với Trung Quốc như với sự kiện ở Campuchia hơn ba mươi năm về trước, hay sẽ chịu áp lực phải im lặng, gia giảm quy mô vì bị ràng buộc bởi thời tiết chính trị và tình hình bang giao với Trung Quốc?

Nhân dịp này, BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư sử học thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ.

Trước hết, sử gia bình luận về liên hệ giữa các chuyến thăm 'tri ân quân tình nguyện Việt Nam' của Thủ tướng Campuchia ông Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội ông Heng Samrin tới Hà Nội với nội tình chính trị của Campuchia, cũng như nhận xét ý nghĩa của các chuyến thăm này với quan hệ Phnom Penh - Hà Nội.

hoang-sa-18-hun-sen-content

Thủ tướng Campuchia Hun Sen gặp gỡ và tri ân cựu cán bộ, binh sỹ 'quân tình nguyện Việt Nam' tại Hà Nội

GS Ngô Vĩnh Long:Việc sang thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin và những tuyên bố của hai ông ấy là việc làm can đảm. Dùng từ “quân tình nguyện Việt Nam” thì có thể hơi quá đáng vì nhiều người không phải là tình nguyện mà là bị bắt lính đưa qua bên Campuchia “làm nghĩa vụ quốc tế.”

Nhưng, phải công bình mà nói, không có việc lật đổ chế độ diệt chủng của Pol Pot thì có thể còn nhiều người Khmer và nhiều người Việt Nam sẽ bị giết hơn nữa. Do đó, việc cám ơn những người Việt Nam đã hy sinh, dù tự ý tình nguyện hay không, là một việc làm có ơn có nghĩa.

Nếu thật sự ông Hun Sen có “cầu viện” Việt Nam đi nữa thì tôi không nghĩ ra được việc gì cụ thể Việt Nam có thể giúp Campuchia trong thời điểm này. Giúp chống lại các cuộc biểu tình hay các áp lực chống đối bằng bất cứ một hình thức nào cũng bất khả thi. Vả lại việc làm này có khả thi đi nữa thì cũng sẽ xoáy sâu thêm vết thương giữa hai dân tộc.

'Hữu hảo đột ngột'

"Tôi nghĩ đối với việc Trung Quốc xâm chiếm và tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc thì khó có thể tổ chức rầm rộ vì nhiều lý do. Nhưng ít ra nhân dân các tỉnh bị tàn phá và thân quyến của các người đã hy sinh cũng nên được tự do tổ chức các cuộc tưởng niệm để giúp những nỗi niềm uất ức được siêu thoát"

BBC:Hành động này của ông Hun Sen liệu có thể bị các phái đối lập chống lại ông có cớ bài xích rằng ông 'thân Việt Nam' và 'cầu viện' ngoại binh khi bị bức bách?

Chính trị gia nào cũng cơ hội, nếu không cho đất nước thì cho chính mình. Chính trị gia nào không biết nắm cơ hội và đóng kịch tài tình thì không phải là chính trị gia giỏi và thông minh.

Ông Hun Sen là người rất thông minh và điềm tĩnh, theo nhận xét của tôi từ những lần ngồi chung với ông ấy trong những buổi họp bàn về vấn đề an ninh cho Đông Nam Á tại Hoa Thịnh Đốn.

Là người thông minh, ông ấy đã phải có những phân tích và đánh giá kỹ càng, chứ không phải đột ngột, về quan hệ với Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Lẽ dĩ nhiên lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia nhiều khi có những mâu thuẫn khó cân bằng.

BBC:Việt Nam kỷ niệm 35 năm cuộc can thiệp vào Campuchia tháng 1/1979 khá rầm rộ, liệu Việt Nam sẽ tổ chức tương tự sự kiện 35 năm cuộc chiến Biên giới ở phía Bắc vào ngày 17/2/1979?

hoang-sa-19-nv-long-content

GS Ngô Vĩnh Long cho rằng Việt Nam nên chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Hoàng Sa

Tổ chức việc “làm nghĩa vụ quốc tế” và giúp “nước bạn” Campuchia tái lập an ninh và tái thiết sau 35 năm là điều đáng mừng cho hai dân tộc.

Tôi nghĩ đối với việc Trung Quốc xâm chiếm và tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc thì khó có thể tổ chức rầm rộ vì nhiều lý do.

Nhưng ít ra nhân dân các tỉnh bị tàn phá và thân quyến của các người đã hy sinh cũng nên được tự do tổ chức các cuộc tưởng niệm để giúp những nỗi niềm uất ức được siêu thoát.

BBC:Tương tự, chính quyền Việt Nam có thể tổ chức chính thức đánh dấu sự kiện 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn chiếm hay không? Việt Nam sẽ né tránh sự kiện này hay sẽ chỉ tổ chức theo một cách thức nào đó để tránh làm ‘mếch lòng’ Trung Quốc, trong khi tìm cách ‘xoa dịu’ dư luận trong nước?

Tôi thấy chính phủ Việt Nam không cần tổ chức chính thức, một phần vì đó là một hình thức thách thức không đem đến hiệu quả gì cho đất nước.

Tốt hơn hết là chính phủ để cho người dân có cơ hội học hỏi và phân tích hậu quả của sự kiện này cho an ninh và phát triển của nước Việt Nam, nói riêng, và của các nước trong khu vực và ngoài khu vực, nói chung.

'Lập hồ sơ kiện'

"Chính phủ Việt Nam cũng có thể lập hồ sơ pháp lý và lịch sử đàng hoàng để đem việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra các toà án quốc tế xét xử"

BBC:Chính quyền Việt Nam có nên công nhận các binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng 1/1974 hay không, hay họ cũng sẽ tìm cách né tránh việc này, và nếu có thì vì sao?

Tôi thấy có một số bài báo trong nước đã nói đến trận hải chiến Hoàng Sa và đã công nhận sự hy sinh của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt là các bài phỏng vấn với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam.

Tôi nghĩ việc làm tốt nhất hiện nay không chỉ công nhận như trên mà là tạo bất cứ cơ hội nào có thể có được để làm áp lực đưa Trung Quốc ra trước công luận thế giới.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể lập hồ sơ pháp lý và lịch sử đàng hoàng để đem việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra các tòa án quốc tế xét xử.

BBC:Trung Quốc với tân lãnh đạo Tập Cận Bình có thay đổi gì không về chính sách, chiến lược mở rộng cương thổ, biển đảo của họ, đặc biệt ở Biển Đông? Nếu TQ tiếp tục duy trì điều bị chỉ trích là não trạng 'bành trướng nước lớn’, họ có thể tiếp tục chiến lược này ra sao?

hoang-sa-20-tc-binh-content

Ông Tập Cận Bình mở rộng chính sách bành trướng?

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, chính sách bành trướng của Trung Quốc lại càng được củng cố. Sau khi Tập Cận Bình thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012, ông ta lập tức lấy chức vị Chủ Tịch Quân Uỷ Trung ương. Với vị thế Chủ tịch nước, ông Tập cũng đã thường đi thanh tra các căn cứ hải quân, các trung tâm chỉ huy, các viện nghiên cứu chiến lược, và các viện công nghệ quân sự.

Khẩu hiệu “Giấc Mơ Trung Quốc” của ông Tập được lấy từ tựa đề một cuốn sách của một sĩ quan diều hâu trong đó sĩ quan này kêu gọi quân đội phải tăng cường để đương đầu với Hoa Kỳ trong những thập kỷ mới.

'Kiểm soát Biển Đông'

Lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ đã quyết định ít nhất là trong Hội nghị Trung ương tháng 11 vừa qua. Hội nghị đó đã quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình là chủ tịch, tập trung tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát, quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, cục tuyên truyền, cục liên lạc và hợp tác quốc tế.

Các báo Trung Quốc, như tờ China Daily và South China Morning Post ngày 03/1/2014, cũng đăng tin là Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã cho biết sẽ thiết lập “một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp với đặc tính Trung Quốc.”

Đây là việc phối trí quân đội và sát nhập 7 quân khu hiện nay thành 5 quân khu. Trong những quân khu hiện nay, ba quân khu sẽ có các ban chỉ huy tổng hợp trong 5 năm tới là Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu để kiểm tra khu vực Hoàng Hải, Đông Hải, và Nam Hải. Hạm đội Bắc Hải được đặt dưới quyền chỉ huy của Quân Khu Tế Nam, Hạm đội Đông Hải dưới sự chỉ huy của Quân khu Nam Kinh, và Hạm đội Nam Hải dưới sự chỉ huy của Quảng Châu.

"Lẽ dĩ nhiên là Hoa Kỳ có mưu đồ riêng của mình, nhưng đến hiện nay là dùng sức mạnh hải quân của mình để bảo vệ lưu thông và an ninh trên biển. Khó mà lý giải cái lý của Trung Quốc trong việc thách thức các nước khác trong khu vực và trên thế giới"

Hạm đội Nam Hải hùng hậu nhất, có nhiều tàu chiến nhất, có tàu sân bay Liêu Ninh mà gần đây đã tập trận nhiều lần ở Biển Đông. Đặc biệt là hầu như toàn bộ thủy quân đánh bộ, trên 20.000 người, và các tàu đổ bộ là đang ở trong Hạm Đội Hải Nam và đóng quân ở đảo Hải Nam. Thành phố Tam Sa, được thiết lập năm 2013, là cơ quan đầu não kiểm soát các quần đảo trong Biển Đông.

'Tác chiến tấn công'

BBC:Các động thái ở Biển Đông và Biển Hoa Đông gần đây của Trung Quốc phải chăng cho thấy Bắc Kinh vừa muốn tiếp tục chính sách 'bá quyền', vừa muốn ngăn chặn không cho các đối thủ, như Hoa Kỳ triển khai sức mạnh và ưu thế ở khu vực?

Ông Lý Khánh Công, Phó Tổng thư ký Hội Đồng Nghiên Cứu Chính Sách An Ninh của Trung Quốc, cho biết là Trung Quốc sẽ chú trọng vào việc tăng cường các kho vũ khí công nghệ cao ở trên biển và trên không, cũng như đối với vũ khí hạt nhân.

hoang-sa-21-lieu-ninh-content

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập dượt ở Biển Đông

Ông Lý Khánh Công cho biết ưu tiên cao nhất là có thêm nhiều tàu sân bay và các hạm đội hùng mạnh hơn, vì theo lời của ông ta được các báo trích là “Trung Quốc đã thiết lập các pháo đài sắt thép ở các vùng biên giới trên đất liền, như vậy ưu tiên hiện nay là trên biển cả.”

Hiện nay Trung Quốc đã và đang tăng cường hải quân, không quân, và các quân chủng hoả tiển. Ưu tiên mà họ nhấn mạnh là “chiến tranh di động tổng hợp” và “tác chiến tấn công” để bành trướng hoạt động quân sự không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương mà còn xa hơn nữa.

Việc này lẽ dĩ nhiên đã và đang gây mất an ninh cho toàn khu vực và làm nhiều nước phải mua sắm thêm vũ khí để phòng vệ. Nhưng không có nước nào có chính sách “tác chiến tấn công” như Trung Quốc.

Hoa Kỳ có mưu đồ riêng của mình, nhưng ý định của họ hiện nay là dùng sức mạnh hải quân của mình để bảo vệ lưu thông và an ninh trên biển.

Khó mà lý giải cái lý của Trung Quốc trong việc thách thức các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

*****

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2014-01-01

Sơ đồ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 giữa VNCH-Trung Quốc - Wikipedia photo

Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam báo Giáo Dục đăng tải loạt bài về trận hải chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân Trung quốc diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng 1 năm 1974 do TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ nghiên cứu và biên tập.

Được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn

Mặc Lâm phỏng vấn ông để biết thêm chi tiết. Khi được hỏi động cơ đã khiến ông thực hiện việc này TS Trục cho biết:

TS Trần Công Trục: Thật ra mà nói việc mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc khiến tôi muốn cung cấp một số thông tin để cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và rõ ràng hơn về một sự kiện mà có lẽ không quên được trong quá trình đấu tranh của lịch sử để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn của đất nước.

Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay cũng có khá nhiều thông tin, nội dung của các học giả cũng như các nghiên cứu người ta đã trực tiếp hoặc là gián tiếp tham gia vào trận hải chiến này. Tôi là người có điều kiện tiếp cận khai thác một trong các kho lưu trữ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như một số nhân chứng tôi tập trung trên phương tiện truyền thông. Tôi đã tập hợp và đăng lại để cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tương đối khá chi tiết về sự kiện này.

Mặc Lâm: Qua nghiên cứu và trưng dẫn tài liệu về trận hải chiến này TS nhận xét thế nào về những người đã hy sinh trong các trận đánh ấy thưa ông?

Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước VN.

TS Trần Công Trục

TS Trần Công Trục: Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và như vậy cá nhân tôi, tôi đánh giá rất cao bởi vì ngoài việc họ là người Việt Nam họ có truyền thống bất khuất chống trả lại ngoại bang, đứng về pháp lý mà nói thì những người đó họ đại diện cho nhà nước Việt Nam trong quá trình bảo vệ và thực thi quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong quá trình lịch sử lâu dài bảo vệ chủ quyền của nhà nước này.

Mặc Lâm: Thưa TS nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa sắp tới theo ông nhà nước có nên tổ chức một lễ vinh danh 74 chiến sĩ hải quân của VNCH đã hy sinh tại Hà nội hay TP HCM hay không? Theo ông thì thời điểm 40 năm đã đủ chín cho một hoạt động như vậy hay chưa?

TS Trần Công Trục: Qua thông tin mà tôi được biết thì thành phố Đà Nẵng là nơi trực tiếp quản lý Hoàng Sa họ đang chuẩn bị tổ chức một lễ phát động kỷ niệm ngày mà Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung Quốc chiếm đóng.

Theo tôi điều quan trọng không phải là tổ chức những buổi lễ hoành tráng hay bằng nghi thức rất rầm rộ nhưng cái chính là làm sao cho dư luận trong lòng người dân Việt Nam trong và ngoài nước luôn luôn hướng về quần đảo Hoàng Sa. Cái mảnh đất thiêng liêng của cha ông Việt Nam từng đổ bao mồ hôi nước mắt để gìn giữ và bảo vệ nó. Mặc dù bây giờ cũng không còn cái gì trên thực tế nhưng về mặt ý chí, về mặt tinh thần, về mặt quyết tâm của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền đâu và luôn luôn nhắc nhớ rằng quần đảo Hoàng Sa mãi mại là lãnh thổ của nước Việt Nam.

hoang-sa-23-tau-hq4-contentChiến hạm HQ4 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 - File photo.

Mặc Lâm: Thưa TS nhà nước đã chấp nhận cho loạt bài này xuất hiện cũng là hình thức chấp nhận sự thật sau bao nhiêu năm, theo ông nhà nước có nên chính thức mang nó vào sách giáo khoa cho các thế hệ tiếp theo biết được sự kiện các trận hải chiến bảo vệ tổ quốc này hay không?

TS Trần Công Trục: Tất cả vấn đề giáo dục cho học sinh sinh viên, từ tiểu học đến trung học hay đại học, các cơ sở giáo dục khác thì đã có chủ trương của nhà nước là sẽ đưa các vấn đề này vào trong sách giáo khoa. Hiện nay thì Bộ Giáo dục đào tạo đang khẩn trương tiến hành việc đó.

Không phải chỉ nhân sự kiện này mà trong toàn bộ đều có cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Tôi là người đã được mời tham gia trong một số cuộc họp trao đổi, thảo luận chuẩn bị cho tài liệu giáo dục này cho Bộ Giáo dục đào tạo.

Kinh nghiệm đàm phán

Mặc Lâm: Ông là một viên chức có kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới, theo TS nhận xét thì những điểm mạnh hay yếu của họ là gì?

TS Trần Công Trục: Rõ ràng là trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên đất liền hay trên biển thì luôn luôn hết sức khó khăn phức tạp thậm chí kéo dài. Khi đã ngồi vào bàn đàm phán nói chuyện với nhau để tìm ra chân lý thì không phải là dễ, nó đòi hỏi thiện chí về mặt chính trị đồng thời xuất phát từ các thực tiễn khách quan đôi bên phải cầu thị để tìm ra đùng sự thật của nó.

Đương nhiên khi ngồi vào đàm phán thì mỗi anh đều phải khai thác điểm mạnh của mình, chân lý của mình và đồng thời tìm ra điểm yếu của đối phương để làm sao đó có thể chứng minh được quan điểm đứng đắn của mình trong quá trình đàm phán. Rõ ràng là Trung Quốc họ cũng có những điểm mạnh bởi vì họ là nước rất lớn, đã đàm phán rất nhiều với các nước có liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ trên biển.

Các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý.

TS Trần Công Trục

Lực lượng tham gia đàm phán và nghiên cứu của họ khá đông đảo và được đào tạo rất bài bản. Họ cũng có bước đi khá kỹ, tôi nghĩ đây là điểm mạnh của phía Trung Quốc.

Tôi không muốn nói là yếu nhưng tôi nghĩ rằng họ cũng có những vấn đề. Chẳng hạn họ lập luận chưa được cụ thể rõ ràng. Quan điểm về mặt pháp lý thì bằng chứng mà họ khẳng định những yêu sách của họ là đứng đắn thì rất yếu. Thí dụ cả cộng đồng quốc tế cũng như các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý, không căn cứ vào bất kỳ cơ sở pháp lý, bất kỳ tiêu chuẩn pháp lý nào của luật pháp quốc tế cả.

Đấy là một điểm rất yếu. Khi họ tìm cách khẳng định thực tế và tranh giành sự công nhận cái yêu sách vô lý đó và nếu như các bên có liên quan trực tiếp ngồi đàm phán không nhận rõ những điều đó để có những bước đấu tranh thích hợp trong bàn đàm phán có thể rất là khó khăn.

Hay là quyền thủ đắc lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay theo tôi được biết Trung Quốc hay đưa ra lập luận rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử vì người Trung Quốc đã phát triển, đã khai phá đã làm ăn từ lâu đời rồi… những điều đó có đúng với nguyên tắc luật pháp được áp dụng và được thế giới thừa nhận hay không lại là chuyện khác. Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra khác nhau nên chúng ta cần phải chuẩn bị để có thể chứng minh trong các cuộc đàm phán và đây là những điều mà tôi nghĩ là điểm yếu của họ.

Mặc Lâm: Thưa ông lịch sử cho thấy Mỹ đã quay lưng với Hoàng Sa vì những thỏa thuận của họ đối với Bắc Kinh trong năm 1974. Bây giờ họ lại quay lại Biển Đông trong mục tiêu trở lại châu Á-Thái Bình Dương nhằm tranh giành ảnh hưởng với lá chủ bài là bảo vệ các nước nhỏ và giám sát Trung Quốc. Theo ông thì Việt Nam nên làm gì để tránh vết xe đổ của lịch sử nhưng không mất đi cơ hội dựa vào Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc?

TS Trần Công Trục: Vâng, tôi nghĩ rằng quan điểm của nhà nước Việt Nam ta thì như các bạn đã biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù lúc thuận lợi hay lúc khó khăn nhất trong các cuộc đấu tranh thì Việt Nam luôn luôn kêu gọi sự đoàn kết đại dân tộc, luôn luôn kêu gọi tinh thần tự lực tự cường và tự bản thân người dân Việt Nam phải đoàn kết để bảo vệ lấy cái chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

hoang-sa-24-hai-chien-content

Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974 - File photo.

Đương nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam tự cô lập với thế giới. Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự ủng hộ đoàn kết của các quốc gia trên thế giới và đánh giá rất cao vai trò cường quốc của các nước lớn và Việt Nam sẵn sàng nhận những sự ủng hộ đó nếu những giúp đỡ ấy có tính chất vô tư, xây dựng và đúng ý nghĩa. Việt Nam sẽ có thể chấp nhận nhưng đồng thời qua đó Việt Nam có thể nhận ra được những ai, những người nào muốn lợi dụng điều này vì lợi ích của họ và thậm chí cũng có thể biết được họ có thỏa thuận trên lưng của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh gìn giữ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia hay không.

Tôi cho rằng trong các đường lối chủ trương mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng công bố như bài diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La thì Việt Nam đã nói rất rõ rằng đánh giá rất cao vai trò của các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái bình dương này, và muốn họ thể hiện vai trò đó trong hướng giúp đỡ cho các bên ngồi lại với nhau để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đó. Đừng để tranh chấp xảy ra trở thành một cuộc xung đột có thể dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

Việt Nam không muốn đứng về nước này mà chống nước kia. Tôi nghĩ rằng đấy là một chính sách đứng đắn và đấy là bản lĩnh của người Việt Nam và tôi cho rằng điếu đó là rất đúng. Riêng cá nhân chúng tôi cho rằng nhà nước nên tiếp tục con đường đó và chắc chắn con đường này sẽ được ủng hộ rất tích cực, rất có hiệu quả của các quốc gia đặc biệt là những nước lớn.

Tôi cũng thấy rằng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay việc Hoa Kỳ xoay trở lại khu vực này thì tôi nghĩ họ cũng đã nhận rõ ràng nguy cơ của sự mất cân bằng trong khu vực này và họ muốn tái lập sự cân bằng đó. Và chính sự cân bằng đó sẽ giúp cho việc giữ gìn sự ổn định trong khu vực và tạo cơ hội cho các bên có thể ngồi lại với nhau giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Mặc Lâm: Xin được đưa ra câu hỏi chót. Thưa TS sự xuất hiện loạt bài hải chiến Hoàng Sa lần đầu tiên trên cơ quan chính thống cho thấy có sự thay đổi lớn trong cách đối phó với vấn đề Biển Đông của nhà nước, theo TS thì bước kế tiếp Việt Nam cần phải làm gì thêm nữa?

TS Trần Công Trục: Với tấm lòng của một người Việt Nam chúng tôi muốn nêu lên sự thật lịch đó và vấn đề pháp lý có liên quan để mọi người chia sẻ. Tôi cũng muốn rằng qua loạt bài này tôi sẽ nhận được thêm rất nhiều những bộ phim của các học giả có tiếng tăm trong và ngoài nước đặc biệt là những chiến sĩ hải quân VNCH trước đây đã từng tham gia các trận đánh này có thể làm cho tư liệu đứng đắn hơn, xác thực và hoàn chỉnh hơn để ghi lại cho con cháu ngày sau biết rõ một sự kiện như vậy trong quá trình đấu tranh của dân tộc.

Đương nhiên tôi cho rằng sự quan tâm và đồng lòng đó làm tôi rất xúc động bởi vì được rất nhiều bạn đọc trong ngoài nước quan tâm. Đặc biệt là các học giả rất quan tâm họ cũng chia sẻ và động viên tôi. Tôi cho rằng muốn giải quyết hòa bình những vấn đề một cách cơ bản lâu dài thì không nên dùng ý chí chủ quan của các bên, mà phải trên cơ sở thông tin khoa học khách quan, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể ngồi được với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu tất cả mọi người chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ gặp nhau và sẽ khó có thể thuận lợi.

Công việc đầu tiên đối với chúng tôi là sẽ tiếp tục việc tập hợp những người học giả, những người nghiên cứu, những người đã từng có cống hiến, đóng góp vào những sự kiện lịch sử này để cùng nhau nghiên cứu, tìm cách bổ xung hơn nữa những tư liệu để phục vụ cho cuộc đấu tranh đặc biệt là những cuộc đàm phán trong tương lai.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

*****

Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'

Quốc Phương - BBC Việt ngữ - Thứ sáu, 10 tháng 1, 2014

hoang-sa-25-bieu-tinh-content

Người dân xuống đường ở Hà Nội phản đối động thái của Trung Quốc trên Biển Đông

Thời điểm để Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế nhằm đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông đã chín muồi, theo quan điểm của một luật gia và cựu quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Hà Nội đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền biển đảo đối với các vùng lãnh thổ nói trên ở Biển Đông và chỉ cần khẳng định bản lĩnh để đưa Bắc Kinh ra tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Hành động pháp lý này vẫn cần được tiến hành sớm nhất ngay cả khi Trung Quốc được dự báo sẽ có động thái đáp lại là bác bỏ, lẩn tránh tranh tụng tại các phiên tòa quốc tế và gây các áp lực chính trị với Việt Nam, ông Giao nói thêm.

"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc"

PGS. TS Hoàng Ngọc Giao

Vẫn theo quan chức này, Trung Quốc đang có những hành vi mang tính chất 'bành trướng và đế quốc mới', muốn 'lập lại trật tự khu vực' khi mới đây tuyên bố bắt buộc các tàu bè vào khu vực rộng hơn 2/3 Biển Đông phải xin phép, sau khi đã tuyên bố vùng cấm bay ở Biển Hoa Đông và chưa thu hồi bản đồ 'đường lưỡi bò' dù đã bị quốc tế, khu vực chỉ trích.

Về thời điểm của hành động pháp lý đòi chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mà năm nay sẽ đánh dâu tròn 40 năm sự kiện của cuộc cưỡng chiếm, một chuyên gia từng nghiên cứu về pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Việt Nam nên đưa hồ sơ đòi chủ quyền ra quốc tế 'càng sớm càng tốt.'

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói Việt Nam đã 'quá chậm' khi chưa trình hồ sơ lên Tòa án Quốc tế và cho rằng điều này là bất lợi cho Việt Nam, trong khi có lợi cho phía 'người chiếm hữu' vì theo ông càng "để lâu cứt trâu hóa bùn'".

'Nay là thời điểm'

Trước hết, hôm 10/1/2014, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC nay là thời điểm Việt Nam phải 'mạnh mẽ' hơn trong hành động pháp lý đòi chủ quyền.

Ông nói: "Chính quyền Việt Nam hiện nay, với nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa, tôi nghĩ thời điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải khẳng định cái bản lĩnh của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm bờ cõi Tổ tiên để lại,

"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc."

Ông Giao cho rằng về mặt các căn cứ để đòi chủ quyền, Việt Nam hoàn toàn có thể 'yên tâm'.

Ông nói: "Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có những nghiên cứu và đều có đánh giá chung rằng về căn cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý,

"Về mặt lịch sử, về mặt pháp lý, cũng như về mặt chiếm hữu thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế là hoàn toàn Việt Nam có đủ căn cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm."

hoang-sa-26-hn-giao-content

PGS. TS. Hoàng Ngoc Giao nói VN nên theo Philippines sử dụngTòa án Luật Biển Quốc tế để đấu tranh

Theo nhà luật học, để đương đầu với khả năng Trung Quốc bác bỏ đàm phán, từ chối hợp tác trong tranh tụng và né tránh xuất hiện trước Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong xử lý tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Ông nói: "Việt Nam cũng có thể có những động thái về mặt pháp lý tương tự như Philippines, để đưa ra Tòa án về Luật Biển Quốc tế theo cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển Quốc tế 1982."

Tòa án này, theo ông Giao, đã tiếp nhận hồ sơ thưa kiện của Philippines theo một cơ chế 'hòa giải bắt buộc' vốn chấp nhận một trong các bên có tranh chấp, khiếu nại về chủ quyền biển đảo được đệ trình đơn và hồ sơ khiếu nại của mình, mà không đòi hỏi phía bị thưa kiện cũng phải đồng thuận hay không, như theo một nguyên tắc và cơ chế xử lý của Tòa án Công lý Quốc tế mà Trung Quốc vẫn dựa vào đó để né tránh ra tòa.

'Cứt trâu hóa bùn'

Về khả năng và căn cứ pháp lý đòi lại chủ quyền của Việt Nam riêng với Hoàng Sa, sau 40 năm Trung Quốc tấn chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung từ Đại học Quốc gia nói:

"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'"

GS. TS. Nguyễn Đăng Dung

"Các chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa chắc chắn hơn những nơi khác, bởi vì cứ liệu theo tôi nghiên cứu Việt Nam có thủ đắc lãnh thổ về chủ quyền với Hoàng Sa sớm hơn tất cả các nước khác, kể cả Trung Quốc, kể cả bằng chứng lịch sử nhiều hơn về thủ đắc lãnh thổ thực thụ."

Chuyên gia từng tham gia nghiên cứu các chủ đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ 20 năm về trước cho rằng Việt Nam đã 'hơi muộn' nếu ngay bây giờ bắt đầu đệ trình các hồ sơ đòi chủ quyền lên các tòa án quốc tế.

Ông nói: "Quan điểm của tôi là đưa càng sớm càng tốt, chiếm cứ lãnh thổ càng để lâu thì sẽ càng tốt cho người cưỡng chiếm, theo tôi nghĩ, cứ liệu của Việt Nam với Hoàng Sa là chắc chắn,

"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, Việt Nam càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'.

Trong một trao đổi với BBC từ trước về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 14/9/1958 liên quan một tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, Giáo sư Monique Chemillier Gendreau từ Pháp cho rằng Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo chuyên gia về công pháp quốc tế này, Việt Nam cần có những bước đi thích hợp, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và có những hành động không chậm trễ vì "Trung Quốc trong nhiều năm đã có sự chuẩn bị ráo riết về dự luận quốc tế, trong khi không ngừng tranh thủ, lobby ở nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực."

Hôm thứ Sáu, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao nói với BBC về các động thái, chiến thuật của Trung Quốc ở các vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam.

Ông nói: "Hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây là họ đang dùng sức mạnh nước lớn và họ đang muốn thay đổi trật tự quan hệ quốc tế trong khu vực, do đó không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực,

"Họ cũng có những động thái xé rào, phá bỏ những luật lệ, các nguyên tắc quan hệ đã được thiết lập từ thế kỷ trước đến nay, thậm chí họ không tôn trọng Công ước Luật Biển 1982, mặc dù họ đã ký, cam kết, nhưng việc họ đưa ra 'đường lưỡi bò' không có một căn cứ nào phù hợp với luật quốc tế, trật tự quốc tế, trật tự pháp lý quốc tế hiện nay."

'Không phải đơn độc'

"Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam..."

Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh

Theo nhà luật học, Trung Quốc đã có những 'bước đi' mà theo ông đã thể hiện 'tham vọng đế quốc và bá quyền', 'muốn lập lại trật tự trong khu vực' khi tuyên bố 'vùng thông báo bay hay kiểm soát bay' ở Biển Hoa Đông và gần đây quy định tàu đánh cá nước ngoài đi vào một khu vực hơn 2/3 Biển Đông cũng phải 'xin phép thì mới được đánh cá."

"Xử lý các vấn đề này Việt Nam theo tôi không đơn độc, Việt Nam có các nước Asean, Việt Nam có luật pháp quốc tế, Việt Nam có những mối quan hệ đang ngày càng phát triển với Nhật Bản, với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ quốc tế đa phương và phải có bản lĩnh, quan trọng là phải có bản lĩnh.

"Dù mối quan hệ chính trị hiện nay giữa Việt Nam và Bắc Kinh như thế nào, nhưng đất đai của tổ tiên, bờ cõi của tổ tiên, cần phải được gìn giữ như ông cha ta đã làm."

Thứ Sáu tuần trước, hôm 3/1/2013, trong cuộc trao đổi với Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhìn lại công tác đối ngoại trong năm 2013 và bình luận 'trọng tâm công tác đối ngoại' của Việt Nam trong năm mới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minhkhông nhắc tới vấn đề đòi chủ quyền với Hoàng Sa và các nơi khác trên Biển Đông.

Ông nói: "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...

"Hiện nay trong ASEAN xu hướng chung là đều muốn xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Vai trò của Việt Nam trong COC rất quan trọng. Năm 2012, khi là điều phối viên của ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng được các thành tố cơ bản về COC. Trên cơ sở những thành tố đó thì ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về Bộ quy tắc này," Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được trích thuật nói.

*****

Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?

VOA - Thứ bảy, 11/01/2014

hoang-sa-27-nv-long-content

GS Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu và giảng dạy về Châu Á, Đại học Maine, Hoa Kỳ

Việt Nam là nước phải đứng ra kiện vì quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và khi chiếm đóng, Trung Quốc còn giết người Việt Nam. Đây là vấn đề không những luật pháp mà còn nhân đạo. Cho nên, chúng ta có thể đem ra nói với thế giới.

GS Ngô Vĩnh Long

Năm nay đánh dấu 40 năm ngày bùng nổ trận hải chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa tháng 1/1974.

Vấn đề Hoàng Sa hiện nay có vai trò thế nào đối với an ninh của Việt Nam và cả khu vực giữa căng thẳng tranh chấp Biển Đông với các hành động gây hấn không ngừng của Trung Quốc?

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, nhà nghiên cứu và giảng dạy về Châu Á học thuộc đại học Maine (Hoa Kỳ), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhận định:


GS Vĩnh Long:Hoàng Sa với an ninh và quyền lợi của Việt Nam thì ta đã thấy rõ, nhưng an ninh và quyền lợi của thế giới nhiều nước chưa thấy rõ. Khi Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa ngày 19/1/1974, họ đã tính sẽ dùng đảo này để đẩy yêu cầu của họ chiếm thêm những vùng khác trong Biển Đông. Rõ ràng từ đó đến nay, Trung Quốc càng ngày càng khiêu khích. Họ dùng Hoàng Sa làm căn cứ địa, rồi lập thành phố Tam Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

VOA:
Với sách lược đòi chủ quyền bằng ngoại giao, liệu Việt Nam và các nước Đông Nam Á có thể thành công? Nhìn lại 40 năm đã qua kể từ trận chiến Hoàng Sa, chưa thấy một kết quả cụ thể nào cho Việt Nam, thưa ông?

GS Vĩnh Long:Vâng, Hoàng Sa là vấn đề rất quan trọng về khía cạnh chủ quyền, an ninh cho khu vực, và về luật pháp. Về mặt luật pháp, nếu mình để càng lâu, Trung Quốc càng có thời gian. Sau này nếu có đem ra tòa kiện được, người ta cũng cho rằng Trung Quốc đã chiếm đóng lâu rồi, người ta không muốn làm lộn xộn vấn đề. Cho nên, mình phải dùng vấn đề an ninh khu vực. Chẳng hạn lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc gần đây rõ ràng là sự đe dọa an ninh cho cả thế giới chứ không phải chỉ cho một nước Việt Nam. Nếu hai nước bị thiệt hại nhiều nhất là Việt Nam và Philippines đẩy mạnh vấn đề thành trách nhiệm chung của thế giới thì tôi nghĩ có thể giải quyết sớm vấn đề.

VOA:Còn kịch bản khả dĩ nào khác giúp giải quyết tranh chấp theo chiều hướng ôn hòa, tốt đẹp nhất ngoài vận động ngoại giao? Các biện pháp chế tài, ràng buộc, hoặc kiện tụng thì sao?

GS Vĩnh Long: Việt Nam là nước phải đứng ra kiện vì quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và khi chiếm đóng, Trung Quốc còn giết người Việt Nam. Đây là vấn đề không những luật pháp mà còn nhân đạo. Cho nên, chúng ta có thể đem ra nói với thế giới. Nhưng theo tôi, khi Việt Nam nói với thế giới điều này, cần cho thế giới biết rằng Trung Quốc có đảo Hải Nam với vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm. Nếu họ dùng Hoàng Sa và cũng nói rằng họ có 200 dặm vùng đặc quyền kinh tế ở đây, trong khi giữa Hải Nam và Hoàng Sa chưa tới 400 dặm, thì Trung Quốc sẽ làm tắc nghẽn cả đường lưu thông từ dưới Biển Đông lên đến vùng Đài Loan. Thành ra, trong lúc Trung Quốc đang ‘quậy’ thế này, Việt Nam nên đẩy mạnh vấn đề thế giới, đặc biệt là Liên hiệp quốc, buộc Liên hiệp quốc phải xét xử vụ này vì chuyện này không phải chỉ là chủ quyền lãnh thổ mà là an ninh biển, ảnh hưởng Luật Biển của Liên hiệp quốc.

VOA: Thế nhưng những áp lực mạnh tay hơn liệu chăng sẽ đưa tới những rủi ro như một trận hải chiến cách đây 40 năm? Giáo sư nhận định khả năng xảy ra xung đột võ trang tại khu vực ra sao?

GS Vĩnh Long: Bây giờ Trung Quốc và Mỹ có quan hệ cộng sinh. 20 năm qua nhờ Mỹ Trung Quốc mới có thể phát triển như ngày nay. Nếu có rắc rối trong khu vực hại đến quyền lợi của Mỹ thì Mỹ phải nói rõ với Trung Quốc là ‘Chúng tôi không thể chấp nhận’. Trách nhiệm của Mỹ và quyền lợi của Mỹ bây giờ rất rõ trong vấn đề này. Cho nên, tôi nghĩ Mỹ không thể dùng dằng. Trong khi đang tìm cách đối phó, Mỹ cần sự giúp đỡ của các nước như ở Đông Nam Á có quyền lợi bị đe dọa. Cho nên các nước cần tìm cách áp lực Mỹ hay giúp Mỹ có cớ để giữ an ninh trong khu vực. Việt Nam là nứơc có lãnh thổ, lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Cho nên, tiếng nói của Việt Nam có sức nặng. Nếu không, đúng như cô nói, sẽ xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố giữa khu vực Hải Nam và Hoàng Sa, chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn lưu thông toàn khu vực. Chúng ta biết 90% các trao đổi hàng hóa của thế giới là trên đường biển và 60% các trao đổi đó là qua Biển Đông. Cho nên thế giới không nên để cho sự cố xảy ra.

VOA: Xin chân thành cảm ơn ông dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

*****

Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 11/01/20

Hôm nay 11.1, tại Hà Nội, Trung tâm Minh Triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức buổi gặp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

hoang-sa-28-hop-mat-content

Quang cảnh buổi họp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Tại cuộc gặp mặt, Trung tâm Minh Triết đã ra tuyên bố trong đó khẳng định việc chiếm đoạt một phần quần đảo Hoàng Sa (năm 1956) và đem quân cưỡng chiếm hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974 của Trung Quốc là phi pháp, chà đạp lên luật pháp quốc tế.

Tuyên bố cũng lên án hành động xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn rêu rao tuyên bố là mối quan hệ “láng giềng hữu nghị”.

Tuyên bố của Trung tâm Minh Triết cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Chính phủ Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế về hành động xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.

hoang-sa-29-trao-tang-content

Ông Nguyễn Khắc Mai trao tặng tấm phù điêu và những đóng góp bằng hiện vật cho bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của Hải quân VNCH, người nằm trong số những binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, với chiến lược biển đầy tham vọng bành trướng, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gây hấn với các nước trong khu vực, ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” trên biển Đông, công bố vùng “nhận diện phòng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, gây khó dễ cho các hoạt động bình thường của các nước trong khu vực.

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, thế giới ngạc nhiên về một nước lớn như Trung Quốc, không những rất vô trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, mà còn hành xử theo vết xe đổ của chủ nghĩa đế quốc đã lỗi thời.

Theo Giám đốc Trung tâm Minh Triết, hệ thống lại những sự kiện đã xảy ra 40 năm qua, mọi người đều thấy các hành động của Trung Quốc uy hiếp hòa bình và phát triển của khu vực và làm cho cả thế giới lo ngại.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chia sẻ 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược là sự kiện đau buồn nhưng cũng nhân dịp này cần có sự thức tỉnh rõ hơn vấn đề hòa hợp dân tộc.

Theo ông Nguyễn Trung, việc nhìn nhận những binh lính VNCH đã hy sinh cho Hoàng Sa cũng là những người yêu nước đã ngã xuống cho Tổ quốc là vô cùng cần thiết để vượt lên những quá khứ đè nặng và để thực sự có sự hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Ông Nguyễn Đăng Quang, một trong những thành viên tham dự Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên sau Hiệp định Paris (năm 1973) kể lại chính các sĩ quan VNCH mà ông có dịp tiếp xúc đã có dự đoán về việc Trung Quốc sẽ tấn công ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ năm 1973.

Cụ thể trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa, tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương Bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”.

“Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức để trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

Theo ông Quang, sau này khi chuyển sang làm công tác đối ngoại ông mới có dịp nghiên cứu kỹ về Trung Quốc và mới biết rằng Trung Quốc có xung đột biên giới với tất cả các nước láng giềng kể các quốc gia có cùng ý thức hệ như Liên Xô hay Việt Nam. Ông nói: “Điều này cho thấy Trung Quốc rõ ràng đặt lợi ích dân tộc của họ lên trên tất cả”.

(Thanh Niên)

*****

Công bố tư liệu chính quyền Sài Gòn về Hoàng Sa

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 11/01/20

(Hải chiến Hoàng Sa 1974) - Lần đầu tiên một số tư liệu của chính quyền VNCH liên quan đến quần đảo Hoàng Sa được TP Đà Nẵng đưa ra trưng bày trong cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” tại các trường ĐH.

Như tin đã đưa, ngày 9.1 vừa qua, tại trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã khai mạc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”. Đây là đợt đầu tiên trong 3 đợt triển lãm cùng chủ đề do Sở Ngoại vụ Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng và ĐH Đông Á tổ chức tại các trường ĐH trên địa bàn TP từ nay đến tháng 4.2014.


Trong khuôn khổ cuộc triển lãm này, lần đầu tiên TP Đà Nẵng đưa ra trưng bày 6 tư liệu gốc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH – trước năm 1975) có liên quan đến việc xác lập, khẳng định và bảo vệ một cách hợp pháp, liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trước khi quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép ngày 19.01.1974.

Ông Lê Phú Nguyện, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa cho hay, trong thời gian qua UBND huyện Hoàng Sa đã sưu tập được hàng chục tư liệu tương tự, nhưng nay mới đến thời điểm phù hợp để đưa ra trưng bày.

Do không gian trưng bày tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng có hạn nên chỉ mới giới thiệu 6 tư liệu. Đến cuộc triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng vào ngày 19.1.2014 sẽ tiếp tục có thêm nhiều tư liệu trong số đó được đưa ra trưng bày.

Trước đó, cuối năm 2012, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cũng đã hoàn thành và chính thức được nghiệm thu báo cáo khoa học: “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu tữ của chính quyền VNCH (1954 – 1975)”.

Trong đó đã tham khảo hàng ngàn trang tư liệu và thực tế đã tập hợp hơn 500 trang tư liệu với 72 văn bản hành chính, 30 bài báo, 1 bản đồ và nhiều hình ảnh tư liệu mà như kết luận của báo cáo đã nêu rõ là “khẳng định tính liên tục về chủ quyền đối với một phần lãnh thổ (quần đảo Hoàng Sa) của Việt Nam đã được chiếm hữu lâu đời một cách hòa bình của một quốc gia (VNCH) đã được Liên hiệp quốc công nhận”.

hoang-sa-32-cong-dien-1-content

Công điện số 25 của Chỉ huy đảo Ducan (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) gửi Tỉnh đoàn Bảo an Quảng Nam và Nha Bảo an TNTP về việc ngày 26.2.1961 xuất hiện một chiếc thuyền hai lườn cách khoảng 3 cây số từ hướng Đông Bắc chạy vào eo biển của đảo Ducan. Trên đảo đã cho bắn chỉ thiên để gọi nhưng chiếc thuyền này không vào mà chạy luôn về hướng Bắc rồi cập lên một đảo nhỏ cách đảo Ducan chừng 10 cây số. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

hoang-sa-33-cong-dien-2-content

Công điện mật của đảo Ducan gửi Bảo an Quảng Nam trình báo về nhân thân của 9 người Trung Quốc trên một chiếc thuyền từ đảo Hải Nam cập vào đảo Hoàng Sa lúc 05h35 ngày 01.03.1961, gồm 01 sĩ quan truyền tin, 01 giáo sĩ, 7 người dân. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

hoang-sa-34-cong-dien-3-content

Tờ trình của Cơ quan đảo Hoàng Sa gửi Đại úy Phó tỉnh trưởng Quảng Nam phụ trách nội an về việc giao và dẫn giải 9 người Trung Quốc kể trên vào đất liền. Trong đó nêu rõ, đảo Hoàng Sa do các đơn vị hải quân của Việt Nam chiếm đóng. Cơ quan trên đảo đã tiếp đón 9 người Trung Quốc. Đồng thời tỉnh Quảng Nam đã trình Bộ Nội vụ (VNCH) và Bộ đã chỉ thị cho dẫn giải 9 người này đến trạm tiếp đón ở Huế. Cơ quan trên đảo Hoàng Sa đề nghị Hải khu Đà Nẵng cho tàu đưa 9 người này vào đất liền. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

Cũng theo kết luận này: “Đến cuối năm 1954, Trung Quốc vẫn không hề có một sự hiện diện nào hay hoạt động nào tại Hoàng Sa. Việc Trung Quốc lén lút đã quân đội chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm (đảo Boisée) tiến đến chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là một hành động dựa trên uy lực của một nước lớn, đi ngược lại công pháp quốc tế về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải được tiến hành bằng thương lượng hòa bình. Và trong quá trình đó, VNCH đã đấu tranh và có những hoạt động khẳng định, thực thi chủ quyền liên tục trên tất cả các lĩnh vực quân sự, kinh tế, hành chính, ngoại giao…”.

Báo cáo khoa học của Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng khẳng định: “Tư liệu của đề tài này là những cứ liệu quan trọng để chúng ta phản bác lại nhiều luận điểm của Trung Quốc, phản bác lại sự viện dẫn Công hàm ngoại giao ngày 14.9.1958 do Thủ tướng Chính phủ Nước VNDCCH Phạm Văn Đồng ký, để Trung Quốc dựa vào đó cho rằng Công hàm này là sự thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Tư liệu cũng cho thấy nhiều văn bản ngoại giao, luật biển, sắc lệnh thành lập đơn vị hành chính của chính quyền VNCH dành cho Hoàng Sa lúc bấy giờ không hề gặp sự phản kháng của bất kỳ nước nào, kể cả Trung Quốc. Và sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH là bất hợp pháp; trách nhiệm để mất Hoàng Sa là từ chính quyền VNCH… Tất cả những cứ liệu đó sẽ cung cấp cho Việt Nam những lý lẽ vững chắc để đấu tranh theo công pháp quốc tế trong thời gian tới”.

hoang-sa-35-su-vu-lenh-content

Tờ “Sự vụ lệnh” ký ngày 14.10.1969 do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, cấp cho Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức (số quân: 805.580, đơn vị gốc: Trung đội Hoàng Sa thuộc Tiểu khu Quảng Nam) về việc thay quân Hoàng Sa đợt 38. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

hoang-sa-36-danh-sach-content

Danh sách 35 quân nhân thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 (dự trù thay quân ngày 15.10.1969) do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, ký ngày 13.10.1969. Trong đó, Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức là đảo trưởng, còn lại là các trung sĩ, binh nhất và binh nhì. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

hoang-sa-37-su-vu-lenh-2-content

Tờ “Sự vụ lệnh” do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, ký ngày 03.02.1970, cấp cho 35 quân nhân (có tên trong danh sách) thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)

Qua nghiên cứu, báo cáo khoa học của Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng nêu rõ: “Tư liệu liên quan đến Hoàng Sa của chính quyền VNCH trong đề tài này có một vị trí quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, ý chí quốc gia của nhân dân Việt Nam đối với phần lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ Quốc và cho thấy, bất kỳ chế độ chính trị nào, bất kỳ chính phủ nào của người Việt Nam đều xem Hoàng Sa là phần lãnh thổ máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam như đã được gìn giữ, khẳng định từ bao đời nay”.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng kiến nghị: “Cho đến nay, khối lượng tư liệu về quần đảo Hoàng Sa sản sinh ra dưới chính quyền VNCH từ năm 1954 đến năm 1975 vẫn chưa được khai thác, sử dụng một cách đúng mức. Đây là giai đoạn lịch sử mà các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, được Liên hiệp quốc công nhận.

Vì vậy, tư liệu của chính quyền VNCH liên quan đến Hoàng Sa giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc khẳng định tính liên tục, ý chí chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của công pháp quốc tế.

Thế nhưng, do sự ràng buộc bởi quy chế bảo quản, bảo mật tư liệu theo quy định của Nhà nước nên việc tiếp cận, nghiên cứu, khai thác, sử dụng khối tư liệu này còn rất hạn chế (về đối tượng được sử dụng). Điều này gây trở ngại rất nhiều cho các cá nhân, đơn vị muốn nghiên cứu và công bố tư liệu về Hoàng Sa để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi chủ quyền của nước ta hiện nay.

Chúng tôi đề nghị trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có những quy định thông thoáng hơn cho mọi người dân, học giả trong và ngoài nước được tiếp cận, nghiên cứu khối lượng tài liệu quý giá này”.

(Lao Động)

MẠNG THAM KHẢO:

nguyentandung.org

bauxitevn@gmail.com

bolapquechoa@blogspot.com

Hồng Thủy + Trần Công Trục + Trung Quốc

Thanh Niên Online

Đất Việt Online

Tuổi Trẻ Online

Saigontiepthi.com.vn

Đà Nẵng Online

Petrotimes

Người Việt Online

Lao Động Online

BBC - RFA - VOA

File: ITN-011114-VN-CT-Tuong niem 40 năm Hai chien Hoang Sa-Ky III.doc

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 11 tháng 1 năm 2014



.

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.