Hôm nay,  

Nạn Nhân Bị Tước Đoạt Tài Sản Kiện Chính Phủ Mỹ ở Tòa LB

10/04/201300:00:00(Xem: 5036)
Hôm 8-4-2013, văn phòng luật sư của cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh, đã đưa vào toà án Liên Bang ở Lousiana đơn của 61 công dân Hoa Kỳ gốc Việt kiện Hành Pháp Obama đã phân biệt đối xử khi không chấp hành luật pháp Hoa Kỳ để bảo vệ tài sản của họ khi bị cưỡng đoạt bởi chính quyền Việt Nam. Đây là vụ kiện mang tính cách tố quyền tập thể (class action) mà 61 đương đơn chỉ mang tính cách tiêu biểu.

Đơn kiện dẫn chứng là trước đây các Hành Pháp Hoa Kỳ cho đến thời Tổng Thống Clinton đã can thiệp cho những người Mỹ không phải gốc Việt đòi 203,504,248 Mỹ kim tiền bồi thường từ chính quyền Việt Nam. Trong khi đó mặc dù đã nhận được nhiều yêu cầu từ người Mỹ gốc Việt trong suốt hơn hai năm qua, Hành Pháp Obama vẫn không có hành động tương xứng.

Nhóm công dân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên lên tiếng đặt vấn đề trách nhiệm với Hành Pháp Obama là một số cựu giáo dân Cồn Dầu có tài sản đã và đang bị xâm phạm bởi chính quyền Đà Nẵng. Tháng 10 năm 2010 tổ chức BPSOS đã giúp chuyển văn thư của họ đến vị Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, trực thuộc văn phòng Tổng Thống, và đến Bộ Ngoại Giao.

Văn thư yêu cầu hai cơ quan Hành Pháp này, trong tiến trình thương thảo với Việt Nam về các đặc quyền mậu dịch, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải ngưng ngay chính sách cưỡng chiếm đất của Giáo Xứ Cồn Dầu vì trong đó có nhiều bất động sản thuộc quyền sở hữu của công dân Hoa Kỳ, cũng như phải bồi thường thiệt hại cho những công dân Hoa Kỳ đã bị chiếm đoạt đất và nhà. Chiếu theo Luật Mậu Dịch do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành năm 1974, chính quyền nào đã tước đoạt không bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ thì tuyệt nhiên không được hưởng một số đặc quyền mậu dịch.

Sau đó BPSOS đã liên tiếp chuyển văn thư của các cựu giáo dân Cồn Dầu đến Đại Sứ David Shear, phụ tá Phó Ngoại Trưởng Daniel Baer, và nhiều giới chức Bộ Ngoại Giao cũng như một số giới chức thuộc Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ.

Hai năm rưỡi sau, tất cả các văn thư này vẫn chưa được hồi âm và cũng không có một dấu hiệu nào là hai cơ quan Hành Pháp hữu trách này đã có hành động can thiệp hay lên tiếng nào để bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.

Cũng theo đơn kiện, trước sự làm thinh ấy của Bộ Ngoại Giao và Phòng Đại Diện Mậu Dịch, tháng 8 năm 2012 BPSOS đưa ra chiến dịch kiến nghị cảnh báo Tổng Thống Obama, giới chức cao cấp nhất của Hành Pháp, về trách nhiệm chấp hành luật quốc gia để bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ khi bị xâm phạm. Mặc dù đã vượt quá số 25 nghìn chữ ký đòi hỏi chỉ trong vòng 3 tuần lễ, cho đến nay Toà Bạch Ốc vẫn chưa có câu trả lời như đã hứa hẹn trên trang mạng We The People. Trong khi đó các thỉnh nguyện thư khác được trả lời trong vòng 1-2 tháng nếu hội đủ túc số 25,000 chữ ký trong vòng 4 tuần lễ.

Theo nhận xét của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, đây là một thái độ thật khó hiểu của Toà Bạch Ốc: “Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở Toà Bạch Ốc, cách kín đáo, về trách nhiệm trả lời kiến nghị cảnh báo này, nhưng vô ích.”

Đơn kiện yêu cầu Hành Pháp Obama đình chỉ mọi khoản viện trợ và mọi đàm phán về đặc quyền mậu dịch cho Việt Nam, và bắt đầu thảo luận với Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại cho những tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt mà họ đã chiếm đoạt. Bằng không thì đồng nghĩa với sự tiếp tục vi phạm luật quốc gia.

Luật Ngoại Viện năm 1961, Tu Chính năm 1964, ấn định rằng Tổng Thống Hoa Kỳ phải đình chỉ mọi viện trợ cho quốc gia nào mà chính quyền đã tước đoạt không bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ. Mặc dù đã được cảnh báo từ năm 2010, cho đến nay Hành Pháp Obama vẫn không chấp hành luật này.

Không những vậy, đơn kiện cho rằng thái độ của Hành Pháp Obama còn là vi hiến vì mang tính cách phân biệt đối xử và không theo đúng thủ tục (Tu Chính Án thứ 14 và thứ 5 của Hiến Pháp Hoa Kỳ).

Các giới chức Hành Pháp được nêu tên trong vụ kiện thì ngoài Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và cơ quan là Bộ Ngoại Giao, vị Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, và Uỷ Hội Liên Bang Giải Quyết Các Khiếu Nại Đòi Bồi Thường, còn có Bộ Trưởng Lao Động và Bộ Lao Động, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Năng Lượng và Bộ Năng Lượng, Bộ Trưởng Tư Pháp và Bộ Tư Pháp. Các vị bộ trưởng này và cơ quan của họ đã liên đới vi phạm luật quốc gia khi cấp các khoản viện trợ cho chính quyền Việt Nam.

Số 61 đương đơn được chọn kỹ lưỡng để mang tính cách tiêu biểu cho các thành phần sau đây:

- Những người đã di tản trước hay vào ngày 30 tháng 4, 1975. Họ đều đã có quốc tịch trước ngày Việt Nam ban hành Hiến Pháp 1980, tuyên bố đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước cộng sản quản lý.

- Những người vượt biên trong thời gian từ 1976 đến 1990. Phần lớn những người này trở thành công dân Hoa Kỳ trước khi Việt Nam ban hành Luật Đất năm 1993 nhằm thực thi chính sách quốc hữu hoá đất.

- Những người bị tù cải tạo hay bị đưa đi kinh tế mới và sau này đến Hoa Kỳ định cư trong các chương trình HO, ODP... Họ phần lớn có quốc tịch Hoa Kỳ trước khi Việt Nam ban hành Luật Đất năm 2003 để quốc hữu hoá nhà và đất “vắng chủ” - nghĩa là của những người đã bị trục xuất hoặc đã bỏ nước ra đi.

- Những người di cư vào Nam năm 1954, và nhà cửa đất đai để lại ngoài Bắc bị nhà nước quản lý cho đến khi bị chính thức quốc hữu hoá năm 2003.

- Những người có tài sản (tiền mặt, tư trang, vàng bạc) bị nhà nước bắt ký thác vào ngân hàng. Chính quyền Việt Nam chưa hề có luật hay chính sách quốc hữu hoá các tài sản này nhưng nhất định không hoàn trả. Những đương đơn này đều đã có quốc tịch Hoa Kỳ.

- Những công dân Hoa Kỳ có bất động sản đang bị đe doạ cưỡng chế, như ở Giáo Xứ Cồn Dầu.

Số 61 hồ sơ kể trên được lọc ra từ số lớn hồ sơ mà BPSOS đã nhận được cho đến nay.

“Vì thời gian tính, ngay lúc này chúng tôi chỉ chọn một số hồ sơ tiêu biểu cho các thành phần khác nhau”, Ts. Thắng giải thích. “Chúng tôi tiếp tục thu thập thêm hồ sơ.”

Ngoài các hồ sơ như kể trên, BPSOS đang truy tìm các trường hợp tài sản mà nhà nước Việt Nam đã tước đoạt và rồi sau đó cho các công ty Hoa Kỳ thuê mướn lại.

Ts. Thắng cho biết là trong nay mai sẽ có bài phân tích và nhận định về vụ kiện hãn hữu này.

Mọi thông tin hay thắc mắc, xin liên lạc số điện thoại: 703-538-2190 hoặc email: taisan@bpsos.org.

Mạch Sống (ngày 08/04/2013 - www.machsong.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.