Hôm nay,  

Ân Xá Quốc Tế Thăm VN Lần Đầu Sau Nhiều Thập Kỷ

22/03/201300:00:00(Xem: 6715)
Thục Quyên
(Dịch và chú thích)

Một đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến thăm Việt Nam, với hy vọng mở đầu các kênh đối thoại với Chính phủ về tình hình nhân quyền ở trong nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ cuối thập kỷ 70.

"Chúng tôi đã rất vui lòng chấp nhận lời mời của chính quyền Việt Nam đến thăm viếng và thảo luận về công việc và cách thức hành động của Ân Xá Quốc Tế, trong đó bao gồm tiếp cận với các chính phủ trên toàn thế giới," ôngFrank Jannuzi, Phó Giám đốc điều hành người Hoa Kỳ của Tổ chức cho biết, sau sáu ngày thăm viếng Việt nam.

"Chúng tôi cũng đã sử dụng cơ hội để nói lên mối quan tâm của chúng tôi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, bao gồm cả những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận."

Trong hai năm qua, nhà chức trách Việt Nam đã bắt nhốt hàng chục nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, gồm các blogger, nhạc sĩ, luật sư, các nhà hoạt động lao động, các thành viên các nhóm tôn giáo, các nhà hoạt động dân chủ và những người khác, dù Việt nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2014-2016.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến thăm thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam ,tiếp cận với các quan chức hữu trách về nhân quyền, ngoại giao, an ninh công cộng, lao động và tôn giáo.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã có các cuộc gặp riêng với các nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội, và gặp gỡ với các học giả, một số nhà lãnh đạo tôn giáo và các cựu tù nhân lương tâm Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Văn Đài.

Bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, người giám sát công việc của Ân xá Quốc tế về những vấn đề Việt Nam cho biết: "Chuyến thăm này đã tạo một cơ hội sơ bộ để thảo luận về công việc và các mối quan tâm của chúng tôi với chính phủ Việt Nam".

Bà cũng nói tiếp : "Chúng tôi rất hy vọng rằng các đại diện của Tổ chức Ân xá quốc tế sẽ được phép có những cuộc viếng thăm khác trong năm nay, và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại xây dựng với chính phủ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,".

AI Index: PRE01/111/2013

Chú thích:

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày 6/03/13 dành cho báo The New York Times /Asia Pacific, ôngFrank Jannuzi cho biết Tổ chức Ân xá Quốc tế đã từng chỉ trích gay gắt chính phủ Việt Nam, và gần đây nhất về việc kết án 13 nhà hoạt động Thiên chúa giáo, nặng nhất là 13 năm tù, và gọi sự trừng phạt này là "một phần của cuộc leo thang đàn áp tự do ngôn luận."

Ông thừa nhận chính phủ Việt nam còn phải đi một chặng đường dài để có thể giải quyết những mối quan tâm của Ân xá Quốc tế, nhưng ông cũng cho rằng nổ lực để thay đổi hiến pháp cho thấy dấu hiệu Việt Nam có thiện chí muốn giải quyết những vấn đề nhân quyền.


Ngược lại, trong bản tin đăng trong tờ The Montreal Gazette ngày 27/02/13, ký giả Chris Brummit (The Associate Press) đã trường thuật chi tiết vụ đuổi việc nhà báo Nguyễn đắc Kiên về tội "đụng vào giới hạn của sự sẵn sàng tranh luận về hiến pháp mới của chính phủ ".

Bài báo cũng cho biết Kiến Nghị 7 điểm sửa đổi Hiến Pháp do một số vài trăm trí thức nổi tiếng đề xướng, trong đó có cả một vị cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, đã được hàng chục ngàn người ký tên qua Internet ủng hộ.

Press releases 6 March 2013

Visit to Viet Nam first in decades by Amnesty International.

A representative from Amnesty International has visited Viet Nam to open up channels for dialogue with the government on the human rights situation in the country.

The visit was the first by the organization since the late 1970s.

“We were pleased to accept the invitation from Viet Nams authorities to visit the country to discuss Amnesty Internationals work and approaches, which includes engaging with governments all over the world,” said Frank Jannuzi, Amnesty International USAs Deputy Executive Director, who spent six days in the South East Asian country.

"We also used the opportunity to raise our concerns about the human rights situation in Viet Nam, including the severe restrictions on the right to freedom of expression.”

Over the past two years the Vietnamese authorities have locked up dozens of human rights defenders, including bloggers, songwriters, lawyers, labour activists, members of religious groups, democracy activists and others, even as they bid for a seat on the UN Human Rights Council in 2014-2016.

Amnesty International visited Viet Nams capital Ha Noi and Ho Chi Minh City in the south of the country, meeting with officials responsible for human rights, foreign affairs, public security, labour rights issues and religious affairs.

Amnesty International held private meetings with foreign diplomats in Hanoi, and met with academics, some religious leaders and former prisoners of conscience Pham Hong Son and Nguyen Van Dai.

"This visit provided a preliminary opportunity to discuss our work and concerns with Viet Nams government,” said Isabelle Arradon, Amnesty Internationals Deputy Asia-Pacific Director, who oversees the organizations work on Viet Nam.

“We very much hope that Amnesty International representatives will be allowed to make further visits to the country this year, and that we will have ongoing constructive dialogue with the government on human rights in Viet Nam,” Arradon said.

AI Index: PRE01/111/2013

Ý kiến bạn đọc
22/03/201308:16:07
Khách
An xa Quốc Te toan la mot dam Võ thu Võ Thức an khong ganh Chang co viec gi lam Di vong vong Kiem chuyen la lang,co gioi qua Trung Quốc ma la . Cho tui Trung Quốc no dem Vo mo lay noi tan dem Di ban , cho Bo ghet
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.