Hôm nay,  

Sài Gòn: Gian Nan Tìm Chỗ Cho Con Học Trường Mầm Non

28/05/201200:00:00(Xem: 7603)
SAIGON (VB) -- Chuẩn bị cho năm học mới 2012 – 2013, nhiều phụ huynh cần cho con vào học trường mầm non (ngày trước gọi là mẫu giáo) ở Sài Gòn lại điên đầu, lo lắng.

Theo tin báo TT, một cán bộ có thâm niên gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục mầm non nhận xét: “Số chỗ học trong trường mầm non trên địa bàn TP. Sài Gòn được ví như một manh chiếu hẹp, kéo bên này sẽ hổng bên kia. Bởi thế quá trình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là hành trình gian nan của những người làm công tác giáo dục và cả... phụ huynh, học sinh các lứa tuổi”. Còn chị Linh, một phụ huynh ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, phản ảnh: “Tháng 12-2011 con trai tôi tròn 3 tuổi. Cứ tưởng có hộ khẩu là xin đi học dễ dàng. Không ngờ địa bàn nhà tôi không có trường mầm non công lập. Chạy sang các trường ở phường lân cận thì họ trả lời phải dành chỗ để nhận học sinh 5 tuổi. Con tôi học lớp mầm chỉ còn cách vào trường tư thục”. Theo chị Linh, đa số bé ở gần nhà chị đều được hướng dẫn học tại trường tư, khi nào bé 5 tuổi mới được nhận vào lớp lá ở trường công.

Nhiều phụ huynh khác ở quận 8, 9, Tân Bình, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp... cho biết ngay từ đầu tháng 5 họ đã chạy đôn chạy đáo xin học cho con nhưng đều nhận được câu trả lời: phải chờ học sinh 5 tuổi ra lớp trước, nếu còn chỗ mới nhận học sinh các lứa tuổi khác. Chị Hồng Phương, nhà ở đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, than: “Con tôi đã 4 tuổi cũng không xin học được. Nguyện vọng của gia đình là xin cho cháu vào học trường công lập nhưng đi đến đâu cũng nhận được câu trả lời: đã hết chỗ. Trường thì nói năm học tới không tuyển học sinh lớp chồi, số học sinh lớp mầm của trường hiện nay năm sau lên học lớp chồi là kín chỗ. Trường thì nói sĩ số hiện đã đông lắm rồi, phụ huynh vui lòng sang trường tư thục. Con tôi đã học trường tư thục được một năm, so với trường công vẫn thua nhiều thứ, nhất là chất lượng dạy học”.

vb_lop_mam_non_saigon_medium

Một lớp trong một trường mầm non ở quận Gò Vấp.(Photo VB)
Thảm hại hơn là vài nơi còn chưa hề có trường mầm non công lập. Điển hình là quận Tân Phú. Bà Chung Bích Phượng - phó trưởng Phòng GD-ĐT quận này đã cho biết: “Tân Phú có 3/11 phường trắng trường mầm non công lập. Tổng số trẻ 5 tuổi trên địa bàn quận hơn 5.000 trẻ nhưng hiện mới có hơn 3,000 cháu ra lớp. Trong đó các trường công lập mới nhận 1,907 cháu mà có trường sĩ số đã “đội” lên 68 học sinh/lớp. Số chỗ học trong trường công quá ít nên các trường đành phải ưu tiên cho học sinh 5 tuổi”.

Trong khi chờ xây thêm trường, lớp mới thì cơ sở của nhiều trường mầm non hiện cũng đã xuống cấp nhiều. Như tại trường mầm non Rạng Đông, cũng ở quận Tân Phú, trong mùa nắng nóng mà những phòng học chật chội, ẩm thấp, chỉ rộng hơn 50m2 , phải chứa 58-68 học sinh. Cả trường có hai phòng học rộng nhất và thoáng nhất thì cách đây mấy tuần, đúng giờ ngủ trưa của học sinh, trần nhà tróc ra rơi xuống từng mảng, rất may không ảnh hưởng đến các cháu. Từ đó đến nay học sinh hai lớp lá này phải chuyển sang học tạm tại phòng làm việc của ban giám hiệu và văn phòng nhà trường. Cơ sở vật chất trường này đã được xây dựng từ trước năm 1975, đến nay cũng chỉ sửa chữa nhỏ, chắp vá chỗ nọ chỗ kia…

Trước cao vọng của thành phố là đã đăng ký đạt chuẩn đã có dư luận là sao TP không chờ thêm thời gian để các địa phương xây thêm trường, lớp cho đầy đủ, khang trang nhằm thuyết phục phụ huynh cho con em đi học?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.