Hôm nay,  

Đài Loan: Sẽ Giúp TQ Chiếm Biển Đông

21/06/201100:00:00(Xem: 17758)

Đài Loan: Sẽ Giúp TQ Chiếm Biển Đông

VN mở cửa Cảng Cam Ranh cho tàu quân sự nước ngoài; Mỹ muốn đóng quân ở Cam Ranh

HANOI (VB) -- Tàu Hải Quân Mỹ vừa khảo sát một đợt mới ngoài khơi Việt Nam tìm chiến binh Mỹ và phi cơ Mỹ mất tích thời Cuộc Chiến VN.

Trong khi đó, Trung Quốc có thêm một trợ thủ để lấn chiếm Biển Đông: Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Đài Loan sẽ hỗ trợ cho Tàu Cộng, chứ nhất định không giúp Philippines -- và cũng sẽ không đứng yên mà nhìn. Lời này cũng có thể hiểu là Đài Loan sẵn sàng giúp Tàu Cộng tấn công Việt Nam ở Biển Đông...

Trong khi đó, thông tấn nhà nước Úc Radio Australia cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, cùng loan tin rằng Việt Nam quyết định mở cửa Cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài trú đóng, và cho là Hải Quân Mỹ muốn vào đây trước tiên.

Bản tin đài VOA hôm Thứ Hai ghi rằng, Hoa Kỳ và Việt Nam cho hay họ đã hoàn tất một cuộc tìm kiếm hiếm hoi các binh sĩ và máy bay Mỹ mất tích ở ngoài khơi Việt Nam trong cuộc chiến tranh. 

Tàu khảo sát đại dương của hải quân Mỹ USNS Bowditch đã tham gia cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tuần và kết thúc hôm thứ Hai. 

Đây là lần thứ hai, trong tổng số 103 phi vụ tìm kiếm người Mỹ mất tích, một tàu hải quân Hoa Kỳ tham gia cùng giới hữu trách Việt Nam để tìm kiếm các trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam...

Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết hàng trăm máy bay và phi hành đoàn vẫn còn mất tích ở ngoài khơi Việt Nam...

Trong khi đó, báo Đất Việt đăng bản tin từ NĐT cho thấy một viễn ảnh mới: Trung Quốc được Hải Quân Đài Loan hỗ trợ để chiếm gọn Biển Đông.

Bản tin Đất Việt như sau.

‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’

“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.

Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.

Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.

Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.

Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.

Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.

Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.

Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.

Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông.”

Trong khi đó, đài phát thanh ABC Australia (Ban Việt Ngữ là Bay Vút: www.bayvut.com.au) có bản tin rằng Mỹ có thể sẽ vào Cam Ranh. Bản tin trích như sau:

“...Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông ngày càng leo thang, Việt Nam đã quyết định cho các tàu chiến nước ngoài vào đóng quân ở Vịnh Cam Ranh.

Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lơi, Vịnh Cam Ranh được xem là một trong những cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng nhất Châu Á. Đây cũng là nơi Hải quân Mỹ đã từng đồn trú trong thời kì chiến tranh Việt Nam và là căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Kể từ sau năm 1979, Hải quân Nga vẫn trụ lại nơi này với mục đích chính là thăm dò hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Sau khi Nga rút quân khỏi Vịnh Cam Ranh vào năm 2002, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ không để một lực lượng quân sự nước ngoài nào vào đóng quân và kiểm soát khu vực này.

Tuy nhiên, trong năm 2010 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng Vịnh Cam Ranh trên cơ sở kinh doanh, thương mại.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Úc, ông Ben Bland - phóng viên chuyên trách các vấn đề Việt Nam của tờ Finacial Times, giải thích: “Theo quyết định này, hải quân của các nước có thể vào tạm trú tại Vịnh Cam Ranh để sửa chữa tàu bè, nạp nguyên liệu... Đây là quyết định vô cùng quan trọng vì vịnh Cam Ranh được cho là một trong những cảng biển tốt nhất Đông Nam Á và có thể bảo vệ cho các tàu bè khi biển động. Hơn thế nữa, cảng này nằm ở một vị trí địa lý chiến lược quan trọng, gần với các đảo và vùng biển trong khu vực tranh chấp”.

Bên cạnh đó, ông Ben Bland cho biết, việc mở cửa Vịnh Cam Ranh sẽ là một nhân tố góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trì trệ hiện nay. Ông Bland lấy Singapore làm ví dụ điển hình khi nước này mở cửa các cảng biển cho Hải quân Mỹ, Nhật, Thái Lan... và đem đến cho Singapore 30 triệu đô-la mỗi năm.

Các chuyên gia phân tích an ninh nhận định, ngoài mục đích kinh tế, quyết định mở Vịnh Cam Ranh của chính phủ Việt Nam là nhằm cân bằng quyền lực của Trung Quốc tại Biển Đông....

...Trước quyết định mở cửa Vịnh Cam Ranh của chính quyền Việt Nam, Nga và Mỹ vẫn được xem là hai nước quan tâm và có khả năng sẽ đưa quân vào vịnh này nhất.

Một lãnh đạo quốc phòng cấp cao tại Châu Á cho rằng Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên nắm lấy cơ hội đóng quân tại Cam Ranh. Hơn thế nữa, ông nói: “Mỹ có hạm đội Thái Bình Dương luôn túc trực trong khu vực với mong muốn được hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam nhằm kìm chế sự vươn lên của Trung Quốc”.

Bên cạnh đó, phóng viên Ben Bland cho biết Hải quân Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc... cũng có thể đến đóng quân tại Vịnh Cam Ranh bởi vì các nước này đều muốn dễ dàng tiếp cận được những tuyến đường hàng hải quan trọng về thương mại và chiến lược trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các nước muốn góp phần kìm hãm sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc...”

Ý kiến bạn đọc
21/06/201119:06:10
Khách
Người Việt có thể giúp nhau bằng cách cương quyết không ăn đồ Tàu được chăng?
Gạo giả (bằng nhựa) sữa độc, trứng giả, con mực giả, xì dầu chế bằng xương người, đồ chơi trẻ em nhiễm độc...
Chỉ có bào thai nấu thuốc bắc của Chệt là thật, và đạn chúng bắn vào người VN cũng là thật.
Có thế nào chúng ta cứ cúi gầm mặt mà ăn?! Có phải trên xương máu người VN khi ta đi mua đồ ăn ở tiệm Tàu?
Tụi Chệt ngang ngược xâm chiếm Nước Ta. Phải làm sao? Phải làm sao? Phải làm sao?
TD
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.