Hôm nay,  

Máy Cày Thiếu Dầu, Dân VN Xài Lại Trâu

24/02/201100:00:00(Xem: 5982)
Máy Cày Thiếu Dầu, Dân VN Xài Lại Trâu; Web Chính Phủ Bị Tố Đăng Thông Tin Dỏm:
Vinashin Có Lời, Quốc Doanh Góp 40% GDP

HANOI (VB) -- Việt Nam đang lên cơn sốt tài chánh mới: mọi thứ đều tăng giá, dân chúng kêu trời, kinh tế dao động... Trong khi đó, các cơ quan chính phủ tung bản tin rằng các hãng quốc doanh đóng góp 40% tổng sản lượng quốc dân GDP, lập tức bị Tiến Sĩ Nguyễn Quang A lên tiếng chứng minh rằng đó là những con số dỏm, số bịp, và đặc biệt web Chính Phủ dám đăng tin dỏm rằng Vinashin có lời, có góp tiền cho GDP.
Điện sẽ tăng giá 15% tại Việt Nam kể từ tháng 3 naỳ. Xăng dầu bị các cây xăng ngưng bán để chờ tăng giá, và nhiều tỉnh nông dân không mua được xăng dầu chạy máy cày, nên phải lấy trâu ra đồng trở lại. Thuốc tây nhập khẩu sẽ điều chỉnh để tăng giá.
Bản tin VOV từø Hà Nội nói rằng “Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các đơn vị bình ổn giá thuốc đến hết tháng 3/2011 nhưng hiện tượng tăng giá thuốc vẫn diễn ra, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là người nghèo...
Khảo sát trên thị trường Hà Nội, hầu hết các nhà thuốc lớn nhỏ đều đã bắt đầu có sự điều chỉnh giá với một số mặt hàng thuốc, chủ yếu là thuốc nhập khẩu. Một số cửa hàng thuốc cho biết, họ đã liên tục nhận được bảng giá thuốc mới của doanh nghiệp sản xuất và phân phối với mức điều chỉnh giá tăng từ 3 và trên 10% cho một số mặt hàng thuốc nhập khẩu như thuốc kháng sinh và thuốc đặc trị cho tim và huyết áp. Và theo chủ các cửa hàng thì đây mới chỉ là khởi đầu của việc tăng giá thuốc...”
Báo Tiền Phong cho biết tình hình ở tỉnh Ninh Bình, nông dân tìm không ra xăng dầu để mua vì các trạm xăng đều đóng cửa.
Thế là, bản tin nói ngay trong nhan đề “Hết dầu, trâu kéo máy cày.”
Bản tin Tiền Phong viết:
“Mấy ngày qua, ở Ninh Bình, không ít nông dân không thể mua được xăng, dầu để chạy máy cày và con trâu lại 'lên ngôi' trên đồng ruộng.
Anh Phạm Xuân Chính ở xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn nói: “Mạ nhà tôi đã quá lứa rồi mà vẫn chưa thể làm đất để cấy. Nước đã về tới ruộng, thế nhưng, máy bừa thì chịu chết vì không mua được xăng dầu để vận hành. Tôi đang lo không thể hoàn thành cấy trong khung lịch thời vụ”.
Anh Chính đành quay sang thuê trâu, bò để làm đất với giá 100.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, trâu bò nơi đây cũng hiếm, bởi đã có máy móc nên bà con chuyển sang nuôi trâu, bò thương phẩm cung ứng cho các lò mổ.
Ông Đinh Văn Tỵ ở xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh phải dùng trâu kéo chiếc máy cày từ giữa ruộng vào bờ. Ông nói: “Chiếc máy đang bừa thì hết dầu, nằm chết ở đó mấy ngày rồi, tôi phải đi thuê trâu kéo máy lên bờ mới cày cấy được”.
Theo ông, hầu hết cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đều đóng cửa, treo biển hết hàng; một số vẫn bán, nhưng giá quá cao, có chạy máy cày thuê cả tháng cũng không đủ bù chi. Ông Tỵ đã nghĩ ra cách lên huyện Nho Quan, cách Yên Khánh khoảng 40km thuê trâu...”
Bản tin Đài VOA hôm Thứ Tư cho biết giá tăng nhanh tới chóng mặt:
“Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam trong tháng hai đã gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm.
Bản tin của Bloomberg hôm thứ Tư trích dẫn các số liệu của chính phủ Việt Nam nói rằng CPI trong tháng hai tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những số liệu này được công bố hai ngày sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết trong tuần này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ loan báo một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
Vấn đề lạm phát đang gây ra những mối quan tâm trong các nền kinh tế mới nổi, và Việt Nam là một trong những nước gặp nhiều khó khăn nhất về vấn đề này. Những chính sách lãi suất lỏng lẻo và những khoản cho vay với sự trợ giá của nhà nước được áp dụng trong nhiều năm qua đã giúp cho kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng các nhà phân tích cho rằng Việt Nam thiếu khả năng để xử lý vấn đề này.
Theo một thông cáo của Tổng cục Thống kê, sự gia tăng của CPI trong 23 ngày đầu của tháng này chủ yếu là phát sinh từ sự tăng giá của các dịch vụ giáo dục, lương thực và thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng.
Trong tháng 1 năm nay CPI tăng 12,17% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,74% so với tháng trước đó; trong lúc chỉ tiêu lạm phát mà quốc hội đề ra cho năm nay là 7%.
Hãng tin Bloomberg trích lời một nhà mua bán chứng khoán ở Hà Nội nói rằng chỉ tiêu vừa kể giờ đây dường như rất khó đạt được vì giá điện sẽ bắt đầu tăng hơn 15% kể từ tháng 3....”
Trong khi đó, trang Bauxite VN đăng bài viết nhan đề “Lấy đâu ra con số 40% GDP"” của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, trong đó cho biết rằng trang thông tin Chính phủ đã bịa ra các con số dỏm.
Bài viết trích:
“”...Hãy ngó vài con số đẹp của năm nay trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
“Những chỉ số cơ bản về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ nợ trong giới hạn cho phép,… đã cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đầu tàu (đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước sớm vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nằm trong nhóm 10 nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới”.
Tổng vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty này tăng lên 540.701 tỉ đồng, tăng 11,75% so với 2009...”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu lên điểm phi lý ai cũng thấy:
“...20/21 đơn vị có lãi. Ai cũng nghĩ cái doanh nghiệp lỗ duy nhất chắc chắn phải là Vinashin. Không phải! Theo Vietnamnet đó là Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Nếu Vinashin cũng lỗ thì số trên phải là 19/21 đơn vị có lãi chứ! Hay Vinashin vẫn có lãi trong năm 2010" Chẳng biết số liệu chính xác đến mức nào, nhưng hãy cứ tin vào các số liệu ấy khi xem xét ở dưới đây...”
Và cuối cùng, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A chứng minh rằng con số 40% GDP là số dỏm... “Theo Tổng cục Thống kê đóng góp cho GDP năm 2010 của các lĩnh vực ngoài doanh nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước là: quản lý nhà nước (2,79%); giáo dục đào tạo (2,55%); y tế, văn hoá, Đảng,… (1,71%) [tổng cộng là 7,05% GDP, chẳng khác con số của năm 2008 là mấy]. Như thế theo số liệu của Tổng cục Thống kê đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp nhà nước chỉ ở mức 27-28% GDP chứ lấy đâu ra 40%!”
Đặc biệt, bài naỳ ban đầu đăng ở báo Lao Động, vài tiếng đồng hồ sau là bị xóa hẳn. Bởi vì, nói thẳng rằng trang thông tin điện tử Chính Phủ lừa bịp dân chúng bằng số ảo là bị xóa liền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.