Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Kiên Giang

29/05/201400:00:00(Xem: 3718)

TỈNH KIÊN GIANG

Tỉnh Kiên Giang, diện tích 6.340 km vuông. Dân số năm 2011 là: 1.714.100 người, mật độ 270 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Miên, Hoa, Chàm... Gồm có: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Ninh, Vĩnh Thuận, Giang Thành, U Minh Thượng với 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải. Tỉnh lỵ ở thành phố Rạch Giá. Kiên Giang là tỉnh ở phía tây nam đất nước, phía bắc giáp nước Cao Miên, tây giáp vịnh Thái Lan, nam giáp Cà Mau, đông giáp Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, đông bắc giáp An Giang. Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Kiên Giang phố xá nhộn nhịp, nông nghiệp, ngư nghiệp vững vàng, có hãng xi măng Hà Tiên nổi tiếng.

Lich sử tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang khi xưa là vùng đất hoang vu. Năm 1645, Mạc Cửu lánh nạn nhà Thanh, đến khai phá và buôn bán, dần dà vùng đất này trở thành trù phú. Mạc Cửu thần phục Cao Miên, Vua Cao Miên phong Mạc Cửu chức Oknha, cai quản vùng đất này, nhưng nước Cao Miên yếu kém, nên thường bị quân Xiêm sang quấy nhiễu. Năm 1708, Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu, Chúa cho Mạc Cửu trấn thủ vùng đất này và đặt tên là Hà Tiên.

Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát phong Mạc Thiên Tích (con Mạc cửu) làm Đô đốc cai trị Hà Tiên. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ vào năm 1876, đem 4 khu vực hành chính lớn, chia nhỏ lại thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif). Hà Tiên đem chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Năm 1900, hai hạt Hà Tiên và Rạch Giá đổi thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Thời VNCH, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang.

Văn hoá, lễ hội, di tích ở Kiên Giang: Chùa Phù Dung và chùa Tam Bảo ở thành phố Hà Tiên. Chùa Làng Cát và chùa Tam Bảo ở thị xã Rạch Giá. Đền Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, đông đảo đồng bào tổ chức lễ tưởng niệm ông hàng năm.

Lâm Tấn Phát (1906-1969) người Hà Tiên, bút danh Đông Hồ, là nhà thơ kiêm văn sĩ, ông viết cho các báo: Phụ Nữ Tân Văn, Nam Phong Tạp Chí, Việt Dân... Ông thành lập “Trí Đức Học Xá” dạy Việt văn để phát huy chữ Quốc ngữ.

Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương, trên hòn Chông có nhiều chim thú quí hiếm trú ngụ, bãi biển Hòn Chông còn hoang sơ, cát trắng mịn màng, dương liễu thướt tha, thơ mộng.

Thạch Động Thôn Vân (Động đá nuốt mây), động như treo lơ lửng ở trên cao 50m, những làn mây trắng là đà bay qua cửa động, mây bị tan biến, nên động mang tên Thạch Động Thôn Vân.

Hòn Nghệ và chùa Hang, cách bờ vài giờ đi thuyền máy, nơi đây có bãi biển nước trong trẻo, cát trắng mịn màng, chùa Hang ăn sâu vào trong lòng đất khoảng 40m, trong chùa những trụ thạch nhũ đứng thẳng thóm, luôn tỏa ánh sáng lung linh. Trụ bên trong rỗng, nên khi gõ vào thân thạch, có âm thanh nghe thánh thót, như tiếng chuông chùa ngân nga. Bãi Dương dài khoảng 2 km, nước trong trẻo, không có đá ngầm, nơi đây là chỗ tắm mát tuyệt vời. Đông Hồ là một hồ kỳ vĩ, vì bên phải có núi Ngũ Hổ, bên trái có núi Tô Châu, đông có sông Giang Thành, tây có sông Hà Tiên, cảnh thật nên thơ.

Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam, quần đảo gồm có 22 đảo lớn nhỏ. Thủ phủ của Phú Quốc là thị trấn Dương Đông. Đảo Phú Quốc có dtiện tích 573 km vuông, cách Hà Tiên 45 km, dân số trên đảo năm 2009 là 80.000 người, đảo có 99 ngọn núi đồi. Đảo Phú Quốc có phi trường, hải cảng, có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, như suối Tranh dài 16 km chảy len lỏi qua ghềnh đá cỏ cây trông ngoạn mục. Bãi Trường có bãi cát vàng thoai thoải dài tới 20 km. Bãi Khem là bãi tắm lý tưởng vì cát trắng mịn, nước trong trẻo. Suối Đá Bàn ở phía nam đảo Phú Quốc, có những tảng đá phẳng lì, to lớn, xung quanh là cây cối xanh mát và nước suối chảy len lỏi qua các khe đá, luôn tạo âm thanh róc rách, phong cảnh nên thơ.

Nhà lao Cây Dừa ở phía nam đảo Phú quốc, là một trại giam rất lớn, xây cất từ thời Pháp, trên diện tích 40 ha.

Quần đảo An Thới gồm có 15 đảo: Hòn Dân, Hòn Dừa, Hòn Rọi, Hòn Thơm... giữa nước biếc bao la. Đặc sản nổi tiếng ở Phú Quốc là nước mắm hương vị thơm tho.

Bờ biển Hà Tiên mát mẻ, cát trắng, nước trong và hàng trăm hòn đảo lô nhô ngoài khơi, trông chơi vơi, lạ lẫm.

Phong cảnh ở bãi biển Hà Tiên thơ mộng như một bức tranh của vịnh Hạ Long thu nhỏ.

Kiên Giang non nước thênh thang
Núi sông, hải đảo, chứa chan tâm tình

Cảm tác: Non nước Kiên Giang

Kiên Giang đông bắc, cận An Giang
Giáp giới phía tây, vịnh Thái Lan
Kinh tế, canh nông đều phát đạt
Danh lam, sông biển rộng thênh thang
.
Đông Hồ thi sĩ, cũng nhà văn
Quốc ngữ lo lường, dẫu nhọc nhằn
Làng cũ Đông Hồ, lưu luyến ghé
Đền xưa Trung Trực, nhớ nhung thăm
.
Hà Tiên cảnh đẹp, biết bao nhiêu!
Thạch động Thôn Vân, lơ lửng treo
Hòn Nghệ rì rào, khi sóng vỗ
Bãi Dương réo rắt, lúc thông reo
.
Mộ lăng họ Mạc, mấy tinh sương
Người đã khai hoang, lập phố phường
Thị xã Hà Tiên, đông đảo khách
Nhà thờ Họ Mạc, ngạt ngào hương
.
Ngoài khơi Phú Quốc, đảo chơi vơi
Đầy đủ núi sông, ở giữa khơi
Hải cảng rộn ràng, đi khắp nẻo
Phi trường đông đúc, đến muôn nơi
.
Suối Tranh Phú Quốc, đẹp như tranh
Róc rách nước trong, chảy quẩn quanh
An Thới nhấp nhô, quần đảo bạc
Kiên Giang đẹp đẽ, nước non xanh

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.