Hôm nay,  

Trở Về Mái Nhà Xưa Nơi Thư Viện Quốc Hội Mỹ

20/05/201400:00:00(Xem: 3730)

Năm 1960, hồi làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp tại văn phòng Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon, thì tôi được cử đi học tập tu nghiệp và quan sát tại những cơ sở thuộc Quốc Hội Mỹ ở thủ đô Washington DC. Tại đây, tôi được hướng dẫn đến học tập trong thời gian dài với cơ sở gọi là “Legislative Reference Service” (LRS = Sở Tài Liệu Lập Pháp) nằm trong tòa nhà được gọi là Jefferson Building của Thư Viện Quốc Hội Mỹ (Library of Congress = LOC).

Vào năm 1960, dưới trào Tổng thống Eisenhower, thủ đô nước Mỹ thật là thanh bình êm ả, đường phố sạch sẽ xinh đẹp tươi vui hết chỗ nói. Và riêng đối với một thanh niên đã từng phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc nơi miền quê đất Bắc hồi đầu những năm 1950 - thì Washington có thể được coi như là một thứ bồng lai tiên cảnh, một thiên đường dưới thế gian này vậy.

Nhà tôi ở trọ nằm trong khu Tây Bắc gần với Tòa Bạch Ốc, nên ngày ngày phải đi xe bus để đến LOC tọa lạc tại phía Đông Nam của trụ sở Quốc Hội chiếm một khỏang diện tích khá rộng trong một khu đồi gọi là Capitol Hill. Vào những ngày mát mẻ đẹp trời, tôi có thể thả bộ đi hết chừng hơn một giờ qua nhiều dãy phố ở downtown, thì cũng đến được khu vực Điện Capitol. (Người Mỹ viết chữ “US Capitol” hay là “Capitol Building” là để chỉ Điện Capitol - Trụ sở của Quốc Hội Liên Bang)

Ở vào độ tuổi 25 – 26, vốn tính tò mò hiếu học tôi say mê quan sát học hỏi tìm kiếm theo sát với sự hướng dẫn của các vị đàn anh trong ngành nghiên cứu luật pháp của LOC. Và vào buổi chiều tối thì còn đi học thêm về chuyên môn luật pháp tại trường Luật của đại học George Washington University (GWU Law School) cũng ở gần nhà mình ở, nên có thể đi bộ mà tới lui dễ dàng được.

Nói chung thì sau thời gian 6 tháng du học tu nghiệp tại Washington DC, tôi thu thập được một số kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thật là bổ ích cho việc nghiên cứu luật pháp của mình. Đàng khác, thành phố thủ đô Washington nói chung và Thư Viện Quốc Hội Mỹ nói riêng đã để lại trong tôi một kỷ niệm thật đẹp đẽ dễ thương, một ấn tượng sâu sắc kỳ thú và duyên dáng vô cùng. Đó là từ cái thời kỳ năm 1960 – 61 mà cách nay đã trên nửa thế kỷ.

Nhưng quả thật là tôi có cái duyên bền bỉ tái hồi với Washington và LOC rất nhiều lần - đặc biệt là kể từ năm 2000 cho đến nay là năm 2014. Dưới đây tôi xin lần lượt tường thuật chi tiết hơn về một ít công chuyện gần đây của riêng mình tại khu vực Đồi Capitol danh tiếng này.

I – Mái nhà LOC ngày trước thì nay đã gồm đến ba tòa nhà thật đồ sộ.

Hồi năm 1960, thì LOC chỉ gồm có mỗi một tòa nhà lớn gọi là Jefferson Building được xây cất từ thế kỷ XIX. Mà đến năm 2000, khi trở lại thăm viếng nơi đây, thì tôi thấy LOC đã có thêm 2 tòa nhà thật lớn lao đồ sộ và thật hiện đại nữa, nhà nào cũng cao đến 7 - 8 tầng lầu - đó là Madison Building và Adams Building cũng kề sát với Jefferson Building. Cả ba tòa nhà này đều có đường hầm ăn thông với nhau, nên việc di chuyển lui tới của các nhân viên với nhau thì thật là thuận tiện.

Vào buổi trưa, tôi thường tới dùng bữa tại phòng ăn rất rộng lớn chiếm cả một tầng lầu cao tại Madison Building. Nơi đây, thực khách có thể dễ dàng nhìn thấy máy bay lên xuống tại phi trường Reagan ở phía bên kia sông Potomac – quang cảnh trông thật nhộn nhịp và thóang đãng.

Cơ sở vật chất thì vĩ đại như vậy, còn về công trình do LOC đảm nhiệm thực hiện, thì thật là bao quát nhiều lãnh vực mà phải viết cả một cuốn sách họa may mới trình bày cho độc giả có được một khái niệm tương đối chính xác về cái định chế văn hóa lớn vào bậc nhất của thế giới và là niềm tự hào của nước Mỹ. Vì thế, ở đây tôi chỉ xin ghi lại một vài chuyện riêng tư của mình mà có liên hệ đến mấy người bạn là những chuyên viên sáng giá tại một bộ phận trong cơ sở này mà thôi.

LOC quá đông nhân viên, tổng cộng lên đến trên 4,000 người được phân bố ra thành hàng trăm đơn vị ban ngành chuyên biệt. Nhưng riêng tôi, thì gần đây vì nhu cầu nghiên cứu nhỏ nhoi hạn chế của mình, tôi chỉ lui tới có mấy phòng trong Madison Building để tham khảo tài liệu và thăm viếng chuyện trò trao đổi với một số chuyên viên gọi là Legal Analyst làm việc trong một bộ phận gọi là Law Library. Tôi đã có dịp viết về chuyện này trong mấy bài trước đây rồi, nên thấy không cần nhắc lại các chi tiết đó ở đây nữa.

II – Những người bạn thân thiết trong Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp Tòan Cầu (The Global Legal Research Center).

1 – Chị Elisabeth Moore phụ trách Kho Tài Liệu có tên gọi là: “The Global Legal Resource Room”.


Elisabeth ở vào độ tuổi 50, người tầm thước mà bặt thiệp. Chị là người rất tận tình hỗ trợ cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu chuyên môn về luật pháp. Phòng của chị chứa đựng khá nhiều tài liệu luật pháp của các nước trên thế giới. Chị có nhiệm vụ sưu tầm lưu trữ và cung ứng ưu tiên cho các chuyên viên của Legal Research Center trong Law Library. Elisabeth cho biết chị theo tôn chỉ xây dựng hòa bình của tôn giáo Quaker. Chị sống và làm việc nhiều năm với Thư viện ở New Orleans và góp phần mau chóng khôi phục sinh hoạt của ngành thư viện tại đây sau vụ bão Katrina.

Hiện chị sinh sống gần thành phố Annapolis Maryland để được gần gũi với con cháu, mà vì thế mỗi ngày phải đi chuyến xe bus riêng biệt mất đến cả giờ mới đến được sở làm. Mỗi lần ghé đến Madison Building, thì người tôi đến nhờ vả đầu tiên, thì chính là chị Elisabeth này đấy.

2 – Peter Roudik, Director of The Global Legal Research Center.

Peter Roudik cỡ ngòai 50 tuổi là người gốc Nga. Chúng tôi quen biết thân thiết với nhau dễ đến 7 – 8 năm nay. Peter cho tôi biết nhiều về hiện tình xã hội ở Nga và một số quốc gia mà đã tách rời khỏi Liên Xô từ vài chục năm nay. Peter là một luật gia chuyên nghiên cứu về ngành Luật pháp đối chiếu và đã làm việc tại Law Library từ trên 15 năm, được xếp vào ngạch Senior Legal Analyst. Và gần đây được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật pháp Tòan cầu.

Gặp lại Peter hồi đầu tháng Năm, tôi đùa bỡn hỏi anh: “Chuyện ở Ukraine bây giờ ra sao rồi?” Anh biết tôi đùa giỡn, nên chỉ cười trừ; và dĩ nhiên là tôi cũng không nói gì thêm về chuyện này nữa.

3 – Luật sư Sayuri Umeda là Senior Foreign Law Specialist.

Sayuri Umeda vào độ tuổi 40, chị học luật và làm luật sư ở Nhật một thời gian. Rồi qua Mỹ học tiếp bậc cao học về Luật tại GWU, nơi tôi đã theo học năm 1960. Ông xã của chị là một giáo sư người Mỹ hiện cũng dậy về môn luật tại GWU. Sayuri là một chuyên viên cao cấp về luật pháp của Nhật và một số quốc gia khác ở Á châu, trong đó có ba nước Đông Dương. Tôi đang đợi Sayuri gửi cho tôi các bài nghiên cứu của chị về luật pháp tại Việt nam hiện nay.

Dịp này, tôi gửi cho Sayuri bài tôi mới viết về vụ án chính trị của tôi ở Việt nam đầu thập niên 1990 và cả Bản Tường trình về Tình hình Nhân quyền ở Việt nam trong năm 2013 do Mạng Lưới Nhân Quyền VN vừa mới cho phổ biến. Sayuri tỏ vẻ chú ý đến những vấn đề được trình bày trong các tài liệu này.

4 – Luật sư Laney Zhang là Foreign Law Specialist.

Laney Zhang là người trẻ nhất so với 3 người trên đây, chỉ mới ngòai 30 tuổi. Cô học luật ở Trung quốc rồi sau được học bổng qua học bậc Cao học ở Mỹ. Với khả năng chuyên môn cao và tính tình năng động tháo vát, Laney đã hòan thành được nhiều bài nghiên cứu về các vấn đề luật pháp ở trung quốc ngày nay. Các bài này đã được phổ biến rộng rãi trên các website và được sự phản hồi thuận lợi của giới thức giả trong ngành nghiên cứu luật pháp.

Tại Law Library này, tôi còn thấy mấy chuyên viên khác cũng là người Trung hoa, nhưng tôi chưa có dịp quen biết hay trao đổi chuyện trò với họ. Đối với tôi, Laney tỏ ra có mối thiện cảm như giữa những người hàng xóm láng giềng sống gần gũi nhau mà cụ thể là tôi hay nhắc đến cái chuyện ông nội của tôi xưa kia là một ông đồ dậy chữ Hán – mà rất tiếc là vì ông cụ mất sớm lúc tôi mới được 5 – 6 tuổi, nên đã không được học chữ Hán. Mà thay vào đó, tôi lại được học tiếng Pháp và tiếng La tinh. Laney cười nói: Ông học tiếng Pháp, La tinh rồi cả tiếng Anh, thì rất có lợi cho việc nghiên cứu luật pháp.

Nói chung, thì đây tòan là các chuyên viên đày tài năng, ai nấy đều say mê yêu thích cái nghề nghiên cứu luật pháp và họ được cơ quan cung ứng cho đủ thứ tài liệu tham khảo - mà ít có cơ sở nào khác lại có thể thu thập cho thật đày đủ nếu đem so sánh với kho tư liệu khổng lồ của LOC.

Khi nghe tôi nói là tôi đã từng đến học hỏi tại LOC từ năm 1960 – 61, thì ai nấy đều lác mắt, họ nói: “Năm đó, thì chúng tôi chưa được sinh ra trên cõi đời này!” Nhưng rõ rệt đây là những “hậu sinh khả úy, mà cũng khả ái nữa”. Và mỗi lần ghé thăm Law Library để tìm kiếm tài liệu nào, thì tôi thật phấn khởi vui mừng vì gặp lại được những đồng nghiệp Legal Analyst vừa trẻ tuổi, dễ thương mà cũng vừa rất tài ba nữa.

Về thăm lại Mái Nhà Xưa mà gặp được những con người dễ mến như thế ấy, thì quả thật đó là một niềm vui kỳ thú và sự an ủi rất lớn lao vậy./

Thành phố Baltimore Maryland ngày 15 tháng Năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.