Hôm nay,  

Giúp Người Chính Là Giúp Mình

21/12/201300:00:00(Xem: 2972)
Jean de La Fontaine đã nói:" Con người phải giúp nhau; đó là luật của tự nhiên". (People must help one another; It is nature's law). Hơn một tháng qua sau khi cơn bão Hải Yến (Haiyan) đã tiêu hủy gần như hoàn toàn thành phố Tacloban Phi Luật Tân, người dân trong thành phố nầy vẫn còn không có nơi trú ẩn và thiếu thốn thực phẩm cho cuộc sống. Tacloban là thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất bởi cơn bão mạnh nhất lịch sử, có sức gió lên đến 380 km/giờ. Thành phố nầy hầu như sụp đổ, gần 10,000 người thiệt mạng, đến phải đào đất chôn tập thể, dân chúng bỗng chốc mất mát tài sản và người thân thích, sống khốn khổ trong đói khát, bệnh tật.

Nhớ lại khi xưa vào cuối tháng tư năm 1975 Subic Bay của nước Phi Luật Tân là nơi trú ngụ đầu tiên của hơn 100,000 người Việt di tản trước khi bàn chân của bộ đội Bắc phương tiến vào thành phố Sài Gòn. Rồi sau đó kể từ đầu thập niên 1980 hai hòn đảo Palawan và Bataan của nước Phi cũng là nơi tạm trú của hàng triệu thuyền nhân Việt Nam đi tìm hai chữ Tự Do. Bởi thế trước hoàn cảnh thành phố Tacloban bị tàn phá bởi trận bão Haiyan, người Việt tỵ nạn hiện ở rải rác khắp nơi trên thế giới đã nhanh chóng quyên góp tiền bạc và thuốc men giúp đỡ đất nước đã một thời mở rộng vòng tay đón chào người Việt trốn chạy chế độ Cộng Sản. Theo tin tức vừa cho hay sự cứu trợ cho nạn nhân của cơn bão Haiyan từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục gửi đến, nhưng hàng triệu người Phi vẫn còn sống trong cảnh không nhà, không thực phẩm và không nhiên liệu sưởi ấm cho mùa đông tràn về. Mùa đông đến mang theo khí lạnh, tuyết rơi, mọi người cần mặc áo ấm, trong nhà cần hơi sưởi, bằng không sức người khó lòng chống chọi nổi với thời tiết đông giá băng lạnh.

Bởi thế mà nhớ lại chuyện xưa…

Có hai người bạn A và B rủ nhau đi leo núi cao chơi. Họ bắt đầu khởi hành từ sáng sớm ở dưới chân núi, trên vai mỗi người đeo một túi hành trang nhỏ chỉ đựng vài chai nước lọc, bánh bao, gói xôi, cái áo lạnh, mũ và bao tay. Và trước ngực mỗi người đều đeo chiếc máy ảnh tốt với mong muốn chụp nhiều hình ảnh lạ trên đỉnh núi, đem về cho mọi người xem kỳ tích leo núi của họ. Đường đi lên đỉnh núi ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, khó khăn, nhưng với ý chí cương quyết và mạnh mẽ, đến gần trưa anh A và anh B đã leo đến chót đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi cao hai người cảm thấy thích thú, khoan khoái và hạnh phúc vô cùng, như tưởng bàn tay mình sắp đụng mặt trời đang tỏa ánh nắng chói chang khắp mọi nơi. Máy ảnh trên tay họ được bấm liên tục, không ngừng nghỉ. Họ muốn thu tất cả hình ảnh từ trên núi cao xuống khắp nơi nơi. Rồi anh A và anh B lấy đồ ăn mang theo, vừa ăn vừa chuyện trò vang cả núi rừng. Hai người cảm thấy tự mãn việc leo núi của mình, quên cả thời gian trôi qua quá nhanh, mặt trời lặn dần bao giờ họ chẳng hề hay biết. Khi hai người bắt đầu đi xuống núi trời đã về chiều, gió thổi nhiều, thời tiết đang ấm áp trở nên lạnh dữ. Rồi tuyết áo ào đổ trút xuống, khiến cơn lạnh rét tăng lên rất nhanh. Chiếc áo lạnh, mũ, bao tay không giúp gì hết cho cái lạnh khủng khiếp trên chót núi. Vì vậy hai người chỉ còn một cách duy nhất là phải làm sao đi xuống núi thật nhanh, mới có chỗ trú ẩn cho họ sưởi ấm. Trên đường đi xuống núi hai người trông thấy một ông lão đang nằm bất động, co ro dưới đất. Anh A bước lại xem ông lão thế nào, thấy vẫn còn hơi thở, nhưng rất yếu, nên mới nói với anh B:

"Chúng ta hãy nên vác ông lão nầy xuống núi."
resized-haiyan-storm-in-philippines
Hình ảnh bão lụt ở Philippines.

Anh B lắc đầu:

“Không thể được.Trời đang lạnh rét căm căm. Nếu khiêng ông lão thì chúng ta sẽ không kịp xuống dưới chân núi, có chỗ trú ẩn cái lạnh cho chúng ta.”

Nói xong anh B hối thúc anh A hãy đi nhanh xuống núi, bằng không sẽ bị chết lạnh cóng ở đây. Anh A không đồng ý, gương mặt tỏa nét cương quyết nói với anh B:

“Bạn không chịu giúp ông lão nầy, thì bạn đi xuống núi trước một mình. Tôi không đành lòng bỏ ông lão nằm chết lạnh ở đây được. Bằng mọi cách tôi sẽ dìu ông lão xuống núi với tôi."

Không chờ anh A nói hết lời, anh B phóng nhanh xuống núi một mình, bỏ lại người bạn đồng hành với mình và ông lão nằm run rẩy sắp chết. Anh A lấy hết sức vác ông lão trên vai mình, rồi từng bước đi xuống núi giữa trời rét lạnh và tuyết trắng phủ ngợp trời.

Sáng hôm sau mặt trời sáng rực khắp nơi, anh A từ từ chợt tỉnh, thấy vòng tay mình ôm chặt ông lão nằm phủ trên thân mình. Thì ra trong đêm qua anh A hết lòng quên thân mình, cố vác ông lão xuống núi, nhưng trời rét lạnh quá đổi khiến hai thân người ngả gục, nằm chồng chất lên nhau. Và nhờ hơi ấm truyền cho nhau, hai người đã thoát nạn. Anh A và ông lão bước chậm xuống núi, nhìn thấy một xác chết, lại gần, đó là anh B. Cho hay giúp người chính là giúp mình vậy.

Và đọc lại lịch sử…

Vị đại tướng Dwight Eisenhower do bởi có tâm vị tha, thương người mà đã thoát khỏi cuộc ám sát do Đức Quốc Xả phục kích. Ngài là vị tướng năm sao của Hoa Kỳ được chỉ định làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội Đồng Minh trong Thế Chiến Thứ Hai. Trên đường đi đến Bộ Tổng Hành Dinh để chủ trì một cuộc họp khẩn cấp, Ngài trông thấy một cặp vợ chồng già yếu đang ngồi co ro, run bần bật trên đường trong cái rét lạnh của mùa đông tuyết phủ ngập đầy trời. Ngài vội vã ra lệnh tài xế dừng xe lại ngay và phái một thông dịch viên đến hỏi cặp vợ chồng vì sao phải ngồi chịu lạnh rét căm căm như thế. Sau khi trò chuyện với cặp vợ chồng già, vị thông dịch viên báo cho ngài Eisenhower biết rằng họ đang trên đường tới Paris để gặp con trai và chiếc xe của họ bỗng dưng chết máy! Bởi không ai đến giúp đỡ, họ đành buộc ngồi chịu lạnh trên lề đường với nhiệt độ xuống dưới độ âm. Lúc ấy vị phụ tá của Ngài lên tiếng nhắc nhở Ngài phải nhanh chóng rời đây ngay, bằng không trễ cuộc họp với Đồng Minh, và hãy gọi cảnh sát địa phương đến giúp cặp vợ chồng già nầy. Thực sự lý do để vị phụ tá thốt lên lời nói trên là muốn tướng Eisenhower hãy quên cặp vợ chồng già trên đường, để không trễ cuộc hẹn khẩn cấp tại Tổng Hành Dinh của quân Đồng Minh. Nhưng Ngài đại tướng tự nghĩ nếu đợi chờ cảnh sát đến giúp, chắc thì cặp vợ chồng già nầy phải chết cóng trên đường bởi cái lạnh kinh hồn của mùa đông tuyết giá. Vì vậy Ngài mời cặp vợ chồng già lên xe và bảo chạy đến nhà con trai của họ ở thành phố Paris, thay vì phải theo lộ trình đến Bộ Tổng Hành Dinh của Đồng Minh. Vào cùng thời điểm tin tình báo Đức Quốc Xã biết chính xác lộ trình và giờ giấc của vị tướng năm sao Eisenhower, nên họ đã phục kích các tay súng thiện xạ trên đường Ngài đi qua. Không ngờ đoàn xe Ngài chuyển hướng về Paris để cho cặp vợ chồng già sum họp với con trai trước, rồi mới quay xe lại đến bộ Tổng Hành Dinh, khiến cuộc ám sát Ngài thất bại. Sau đó nhà độc tài Hitler đã giận dữ khiển trách sự thông tin thiếu chính xác của ngành tình báo, chứ không hề biết rằng chính vì có tấm lòng vị tha cứu giúp người hoạn nạn đã khiến đại tướng Eisenhower thoát được cuộc phục kích của Đức Quốc Xã. Cho hay cứu người chính là cứu mình vậy.

Mùa đông đang tới cùng với tuyết lạnh khắp nơi, mà xót thương cho những người không có nơi trú ẩn. Vì vậy những người Việt tỵ nạn đã từng tạm trú tại các đảo Subic Bay, Palawan và Baatan, hãy nên nghĩ đến những kẻ không nhà bên Phi. Và hãy ghi nhớ đến câu tục ngữ: “Tặng hoa hồng cho người khác, hương hoa vẫn lưu được trên tay”.

12-18-2013

Phan Minh Hành

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.