Hôm nay,  

Đối Đầu Ấn-Trung Quanh Thân Thế Đức Phật

30/11/201300:00:00(Xem: 4560)
Đỉnh Sóng
(Chuyển ngữ từ: La Chine et lInde saffrontent autour de la figure du Bouddha *** Le Monde Jeudi 19/9/2013)

Đây là một trận chiến tranh dành ảnh hưởng xuyên Hy Mã Lạp Sơn. Chung quanh thân thế Đức Phật, điểm hội tụ của toàn thể những cộng đồng Á Châu - và xa hơn thế - Trung Quốc (TQ) và (Ấn Độ) đối đầu với nhau.

Cuộc đối đầu không ầm ĩ lắm, nó xảy ra kín đáo và đôi khi lén lút, nhưng cũng không kém phần quyết liệt, như một sân chơi mới của một "trò chơi lớn" giữa hai tay khổng lồ Á Châu đã từng có những mặt trận đối đầu khác (tranh chấp biên giới, ganh đua quyết liệt, tranh dành trên Ấn Độ Dương...) Theo ngôn từ thời thượng, cuộc tranh đua âm thầm đó diễn ra trên bình diện quyền lực mềm, thứ quyền lực mà những cường quốc ngày nay cố áp đặt một cách tế nhị lên tinh thần con người, song song với sự phô trương quyền lực cổ điển. Và trên phương diện quyền lực mềm, Phật Giáo, với sức tỏa rạng toàn cầu, cung ứng một tiềm năng mà không một nhà nước nào có thể làm ngơ nếu muốn đóng vai trò lãnh đạo tại Á Châu.

Trong tầng trệt của một khách sạn năm sao ở New Delhi với những bộ sa-lông bọc dạ, hội nghị đầu tiên của Liên Đoàn Phật Giáo Thế Giới (IBC) từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Chín vừa chứng kiến giai đoạn chín mùi của cuộc đối đầu đó. Chính thức mà nói, hội nghị đó có tham vọng đóng vai trò "Liên Hiệp Quốc Phật Giáo," một giao điểm kết hợp những trường phái khác nhau - Đại Thừa, Tiểu Thừa, Kim Cương Thừa - của một di sản tinh thần của 400 triệu tín đồ khắp thế giới. Những đại biểu hiện diện tại New Delhi đến từ 40 quốc gia, cho thấy tiếng vang của biến cố nầy. Hãy còn quá sớm để phán đoán về tương lai của IBC. Trước mắt, một điều chắc chắn là: sáng kiến nầy rõ ràng là do khuyến khích của Ấn Độ - người đứng ra tổ chức, Lạt Ma Lobzang, là một cận thần của triều đại Nehru-Gandhi. Sánh kiến đó có những lý do không hoàn toàn tôn giáo. Vai trò của địa chính trị thấy rõ ở đây.

Sự ra đời của IBC là đáp ứng của Ấn Độ trước những hoạt động của một tổ chức khác, World Buddhist Forum (WBF) - Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới, được khai sinh dưới sự bảo trợ của TQ, và là hội nghị đầu tiên được tổ chức vào năm 2006 ở Hàng Châu (phía nam Thượng Hải). WBF là một trong những công cụ để Bắc Kinh tìm cách ve vãn những cộng đồng Phật Giáo như một người cha đỡ đầu tốt bụng. Điều đó được ghi nhận trong một chính sách ngoại giao Phật Giáo tích cực khởi đầu hơn mười năm trước với những cuộc triển lãm lưu động khắp Á Châu về cái "răng" và "ngón tay" của Đức Phật, những di tích được nói là của Đức Phật và TQ hiện sở hữu. Vào năm 2012 ở Hương Cảng, trong thời gian hội nghị kỳ ba của WBF, một mẫu xương sọ được nói là của Đức Phật - được khám phá hai năm trước đó ở Nam Kinh - đã được đem ra triển lãm lần đầu tiên.

Thách thức địa chính trị ở Hy Mã Lạp Sơn

Thoạt nhìn, cử tọa của WBF do Bắc Kinh đỡ đầu không khác mấy so với cử tọa của IBC do New Delhi đỡ đầu. Tổ chức đầu khó lòng vượt qua những biên giới của thế giới TQ (TQ, Hương Cảng, Đài Loan, những sắc tộc gốc Hán ở Đông Nam Á) trong khi tổ chức thứ nhì lại bao gồm những chân trời rộng lớn hơn. Sự khác biệt đó về tác động được giải thích một phần là do vấn đề Tây Tạng. Trong thời gian những cuộc hội nghị diễn ra, WBF phô trương Gyancain Norbu, Ban-Thiền Lạt-Ma thứ XI [ngôi vị thứ nhì trong Phật Giáo Tây Tạng] được Bắc Kinh chọn và tính chính đáng bị thách thức bởi những đồ đệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, vị lãnh đạo tối cao của Phạt Giáo Tây Tạng đang lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ. Một trong những mục tiêu của WBF hiển nhiên là tạo điều kiện cho ban-thiền lạt-ma thứ XI thân Bắc Kinh nói trên trình bày với thế giới ý muốn sát nhập Tây Tạng vào TQ, một chủ trương có vẻ phù hợp với lòng yêu nước. Bắc Kinh hy vọng một cơ hội như thế sẽ khiến thế giới công nhận uy quyền của nhân vật nầy, một uy quyền hiện còn què quặt. Ngược lại, những đồ đệ trung thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma lại hoạt động trong Hội Nghị IBC được tổ chức ở New Delhi. Thực tế, IBC đầu tư trên ánh hào quang của "Biển Khôn" chiếu trên đại bộ phận của gia đình Phật Giáo, và trên cái thiện bên trên cái áo Tây Tạng của nó.

Trong cuộc tranh đua đó, mỗi nước đều phô trương cái nhản hiệu quý phái của mình. TQ không ngừng nhắc lại rằng họ là quốc gia có nhiều người theo đạo Phật nhất trên thế giới. Về phần mình, vì Phật Giáo đã bị mu lờ qua nhiều thế kỷ do Ân Giáo chiếm đa số, Ấn Độ thắng thế nhờ đã khai sinh ra Đức Phật. Người ta thường nói với Asoka Mission, người tổ chức IBC ở New Delhi, "Ấn Độ là nguồn gốc của Phật Giáo." Đề tài nầy đã gây ra tranh cãi, vì Lâm-Tỳ-Ni, nơi Đức Phật ra đời vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, ngày nay thuộc nước láng giềng Népal; và người dân Népal công phẫn trước tuyên bố đó của Ấn Độ. Tuy nhiên, những thánh địa trong cuộc hành trình tinh thần của Đức Phật và những đồ đệ của Ngài - như Bodh Gaya, Sarnath, Nalanda … - đều dứt khoát ở Ấn Độ, và New Delhi bắt đầu thực hiện những phương tiện để xúc tiến một dịch vụ du lịch hành hương.

Từ nay về sau, chính trên bình diện đó đang diễn ra trận đấu lớn Ấn-Trung chung quanh quyền lực mền Phật Giáo. Thất lợi cho Ấn Độ, TQ vừa tràn vào san sau của những địa bàn của họ. Năm 2011, Asia Pacific Exchange and Cooperation Foundation (APECF), một công ty quốc doanh của TQ có trụ sở ở Hương Cảng, đã đề nghị với Népal đầu tư $3 tỉ (2.25 tỉ Euro) - tức bằng 85% ngân sách tài khóa của xứ nầy - để "phát triển" vùng Lâm-Tỳ-Ni, nổi tiếng là nơi ra đời của Đức Phật. Sáng kiến nầy bất ngờ gây náo động trong vùng Hy Mã Lạp Sơn. APECF đã chọn làm đại diện chính ở Népal một nhân vật nóng nảy nhưng có ảnh hưởng, Pushpa Kamal Dahal, biệt danh "Prachanda", chỉ huy của cuộc nổi loạn thân Mao từng thống nhất các định chế sau hòa ước 2006. Chính Prachanda từng làm thủ tướng Népal từ năm 2008-2009.

Bão hòa của các dự án

Lich sử của dự án phục hồi Lâm-Tỳ-Ni là một vấn đề đã cũ nhưng mới đây nó lại được hâm nóng trở lại. Nguồn gốc có từ năm 1970, khi, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp Quốc, Kenzo Tange, một kiến trúc sư người Nhật, đã đề nghị một kế hoạch. Nhưng đà tiến đã bị sa lầy trong đám quan liêu Népal và trong tình thế bất ổn nội xứ của quốc gia nhỏ bé nầy của Hy Mã Lạp Sơn nằm kẹt giữa TQ và Ấn Độ. Vào tháng 3/2010, người ta bắt đầu quan tâm trở lại với sự cải tiến của một kế hoạch mới do một nhóm người Mã Lai gốc Trung Hoa, những môn đồ của Phật Giáo Tây Tạng. Chủ trương là biến Lâm-Tỳ-Ni thành một điểm du lịch quần chúng dành cho những người hành hương, theo hình ảnh của La Mecque đối với những tín đồ Hồi Giáo.

Đương nhiên, kế hoạch đó đã bị "đánh cướp" bởi công ty thân Bắc Kinh, APECF, với viên giám đốc thực sự, tay Xiao Wunan bí ẩn, vốn có nhiều quan hệ cấp cao trong bộ máy của Đảng Cộng Sản TQ. Tay nầy rất năng nỗ trong hệ thống những sắc tộc gốc Hán ở Đông Nam Á. Sự cấu kết của y với tên Népal thân Mao, Prachanda, sẽ đặt để APECF như là lực lượng đi lên trong sự sục sôi đang phục sinh liên quan đến Lam-Tỳ-Ni. Vào mùa Xuân 2011, hai nhân vật nầy hoạch định kế hoạch của họ, y hệ như kế hoạch của những người Mã Lai nhưng xử dụng một lực lượng xung kích chính trị hùng mạnh hơn nhiều. Một vài tháng sau, một nhân vật thứ ba xuất hiện: Kwaak Young Hoon, một kiến trúc sư Nam Hàn, từ lâu rất quan tâm đến Lâm-Tỳ-Ni. Ông ta được hậu thuẫn của Cơ Quan Korea International Cooperation Agency (KOICA), một cơ quan hợp tác của chính phủ Nam Hàn.

Từ đó có sự bão hòa của các dự án dành cho chiếc nôi Đức Phật. Đối trước sự lúng túng, những cuộc tiếp xúc đã bắt đầu nối kết trong năm 2012 giữa người nầy người nọ nhằm điều hợp những sáng kiến dựa theo những biểu mẫu khác nhau và cũng nhằm cám dỗ Liên Hiệp Quốc, vì vùng Lâm-Tỳ-Ni được UNESCO thừa nhận là di tích thế giới của nhân loại. Cùng lúc đó, những ngờ vực chiếm đoạt đầu óc mọi người. Ai phục vụ cho ai? Ai tìm cách khuynh đảo ai? Một giai thoại được Kwaak Young Hoon kể lại với tờ báo Le Monde cho thấy mức độ ngờ vực bao trùm. Kể từ khi xuất hiện trong công trình, kiến trúc sư Nam Hàn đã nhận được một thông điệp từ bộ văn hóa Népal - trong đó những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông nắm chắc ảnh hưởng - thông điệp nầy đòi hỏi phải cung cấp những "bảo đảm" rằng ông ta không phải là người chống TQ. Do đó, Kwaak đã phải thanh minh là ông không chống TQ.

"Đức Phật là một người Ấn Độ"

Chính lúc đó, Ấn Độ bắt đầu cảm thấy ý đồ chính trị của công ty APECF thân TQ. "Ấn Độ không thể đứng ngoài công trình phát triển Lâm-Tỳ-Ni." Đó là lời phát biểu của Karan Singh, Chủ tịch Hội Đồng Indian Council for Cultural Relations (ICCR) - một trong những công cụ của quyền lực mềm Ấn Độ - và là giám đốc sở ngoại vụ của Đảng Đại Nghị, cơ quan thiết lập quyền chính ở New Delhi. Theo lời của Singh, lý do chính thức của điều này là: "Đức Phật là một người Ấn Độ." Vấn đề cũng là - và có lẽ trên hết - chiến lược.

Trong mắt người Ấn Độ, tham vọng nầy của TQ trên lãnh địa Phật Giáo đầy ấn tượng như Lâm-Tỳ-Ni, lại nằm cách biên giới của họ có vài cây số, tạo ra một thách thức lớn lao về địa chính trị. Nỗi lo sợ cũng rõ ràng bùng lên ở New Delhi. Người Ấn Độ sợ rằng, nếu dự án của APECF thành hình thì Bắc Kinh sẽ chiếm được ảnh hưởng đối với những cộng đồng du mục của Hy Mã Lạp Sơn, với những hậu quả có thể có trên việc kiểm soát sắc tộc Tây Tạng sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời. "Xuyên qua Lâm-Tỳ-Ni, TQ có thể cấy một đạo quân thứ năm ngay cửa khẩu của Ấn Độ." Đó là nỗi lo sợ của Jayadeva Ranade, một công chức cao cấp hồi hưu Ấn Độ được lưu dụng trong phân tích chiến lược.

Dự án APECF đã phần nào hết hơi - nhưng không chắc bị chôn vùi - vì lý do mối ác cảm mà nó đã gây nên trên vùng đất. Những tín đồ Phật Giáo Népal, phẫn uất vì không được hỏi ý kiến, nên đã huy động binh lính của họ để phản đối sự "chiếm đoạt đất đai" đang đe dọa cộng đồng người bản xứ (người Tharus) đang sống chung quanh Lâm-Tỳ-Ni trên bình nguyên Terạ. Phong trào nầy là thuần túy địa phương nhưng Ấn độ không khỏi bất bình khi nhìn nó. Một chiến binh Népal theo Phật Giáo được tiếp xúc ở New Delhi cho biết, "Người Ấn Độ đã cho chúng tôi một hỗ trợ tinh thần." Đây là phát biểu của Shakun Sherchand, một cấp lãnh đạo của những tín đồ Phật Giáo Népal: "Lâm-Tỳ-Ni đã trở thành trung tâm của trò chơi lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc." Một trung tâm đầy sôi sục trong đó đang gặp nhau những tu sỹ, những người làm áp phe, những chính trị gia, binh lính bản địa, và bọn chỉ điểm đủ loại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.