Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Anh Đoàn Đức Tâm Trưởng Nam Và Cũng Là Trưởng Tộc Trong Gia Đình Chúng Tôi

26/11/201300:00:00(Xem: 5505)
Đoàn Thanh Liêm
(Bài viết nhân Kỷ niệm 100 ngày qua đời của anh Tâm)

Anh Tâm là trưởng nam của cha tôi, mà cha tôi cũng lại là trưởng nam của ông nội tôi. Vì thế, theo truyền thống lễ giáo xưa, thì vai trò của anh Tâm rất là quan trọng trong gia đình dòng họ Đoàn của chúng tôi – tức là anh vừa là Trưởng nam mà cũng vừa là Trưởng tộc nữa.

Ông nội tên là Đoàn Đức Nhuận thường được bà con trong làng gọi là Cụ Đồ Nhuận, vì có thời cụ làm ông thầy dậy chữ Nho. Cha tôi là Đoàn Đức Hải mà bà con thường gọi là Ông Chánh Hải. Khi sinh ra đời vào năm 1926, thì anh tôi được đặt tên là Đoàn Liên Trì – tên này theo chữ Hán thì có nghĩa là Hồ Sen. Tôi đóan đó là do ông nội tôi đặt tên cho người cháu đích tôn của cụ. Sau này, vì lý do chiến tranh lọan lạc, nên anh mới đổi tên là Đoàn Đức Tâm.

Anh Tâm hơn tôi 8 tuổi, nhưng từ lúc tôi khỏang 7 – 8 tuổi bắt đầu có trí khôn, thì tôi thấy người anh cả của mình thật là chững chạc, chín chắn - vì anh lo lắng cho tôi thật ân cần chu đáo. Và khi càng trưởng thành khôn lớn, thì tôi càng có lòng quý mến và kính trọng đối với người anh cả của mình.

Nay anh Tâm vừa mới từ giã cõi đời, tôi muốn ghi lại một số điều tôi biết rất rõ về anh - trong hơn 70 năm anh em cùng nhau chia sẻ những vui buồn của đời sống tại quê hương Việt nam, cũng như trên đất Mỹ.

I – Lòng hiếu thảo của anh đối với cha mẹ và đối với cô bác trong dòng họ.

Có thể nói anh Tâm để lại cho tôi một tấm gương thật tốt đẹp về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ cũng như đối với mọi cô bác trong dòng họ nội ngọai. Trong xã hội xưa, nơi các làng xã miền quê thì nhiều khi người con trai trưởng vì được nuông chiều quá đáng, nên dễ sinh hư hỏng sa ngã theo chúng bạn ăn chơi, cờ bạc với đủ thứ tật xấu này nọ – kể cả cái tội bất hiếu, bất kính đối với cha mẹ của mình. Nhưng anh Tâm, thì tuyệt nhiên lại không hề vướng mắc phải những thói hư tật xấu đó.

Thật vậy, anh sớm ý thức được trách nhiệm của một người anh trai cả trong gia đình với việc hướng dẫn dìu dắt các em nhỏ như tôi bằng chính tấm gương hiếu đễ của anh đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng trong dòng họ – cũng như sự kính trọng quý mến đối với các bà chị lớn tuổi hơn anh nữa.

Vào năm 18 tuổi, anh đã phải nghỉ học để về phụ giúp gia đình trong việc đồng áng. Nhờ có sức khỏe, nên anh lo việc cày bừa thật chu đáo, đến độ dân làng phải khen ngợi về chuyện siêng năng chịu đựng vất vả của anh với chuyện nắng mưa, gió rét suốt ngày ngòai đồng ruộng. Anh không hề quản ngại bất kể khó khăn trở ngại nào, miễn sao giúp được cha mẹ già yếu trong công việc lo lắng về mặt kinh tế cho cả gia đình với rất đông anh chị em.

Anh thường nhắc đến tấm gương nhân đạo bác ái của cha mẹ tôi đối với bà con làng nước – đặc biệt là trong việc cứu giúp những người bị thiếu thốn trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Và nhất là công việc cha tôi đã đích thân ra tay lo lắng chôn cất những người bị chết đói bỏ xác vô thừa nhận ở ngòai chợ Cát xuyên trong những ngày đói rét thê thảm năm đó.

Rõ ràng là anh có lòng quý trọng và mến phục tấm lòng đạo hạnh nhân đức của cha mẹ mình. Và anh đã sống suốt cuộc đời noi theo tấm gương tốt lành đó. Xuyên qua lối sống của anh, bản thân tôi cũng nhận thấy mình thật có phúc vì được sinh ra, lớn lên và được rèn luyện trong một gia đình có sẵn một nền nếp truyền thống gia phong gia đạo vững vàng như thế.

Và đối với cô bác bằng vai với cha mẹ tôi bên họ nội cũng như bên họ ngọai, lúc nào anh Tâm cũng tỏ ra lễ phép kính trọng qua những cuộc thăm viếng vấn an thường xuyên, nhất là nhân những ngày dòng họ gặp gỡ họp mặt vào dịp lễ giỗ tưởng niệm tổ tiên ông bà v.v... Tôi không hề nghe thấy bất kỳ ai than phiền về cách đối xử lạnh nhạt hay có hành vi ngôn ngữ bất kính nào của anh đối với các bậc trưởng thượng trong dòng họ.

Anh cũng thật lòng yêu mến kính trọng đối với các bà chị của mình. Điển hình như đối với chị Chắt bị bệnh câm điếc từ nhỏ, thì anh tìm mọi cách chăm sóc cho chị và luôn nhắc nhở các em phải góp phần giúp đỡ lo lắng cho chị. Anh cũng quý mến thuận thảo đối với các chị Chỉnh, chị Cao là vai trên của anh và tôi thấy cả hai chị cũng đều gắn bó thân thiết với người em gần kề với mình.

Nói vắn tắt lại, anh Tâm luôn luôn nêu cho chúng tôi là em của anh một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ cũng như đối với các vị bề trên trong dòng họ. Anh cũng thuận hòa quý mến với các chị lớn trong gia đình. Quả thật, anh đã làm trọn trách nhiệm của người Trưởng nam và Trưởng tộc trong gia đình dòng họ của chúng tôi vậy.

II – Sự chăm sóc khích lệ tận tình của anh Tâm đối với riêng tôi.

Ngòai tấm gương sáng để lại cho tôi về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và các đấng bề trên trong dòng họ, anh Tâm còn chú ý lo lắng chăm sóc đặc biệt cho tôi trên bước đường học vấn để giúp tôi có được sự thành đạt trên đời.

Do hòan cảnh chiến tranh lọan lạc, gia đình chúng tôi gặp nhiều khó khăn bức bách. Cụ thể như vào năm 1948, cha tôi bị Việt minh cộng sản bắt giữ và sau đó bị chết trong trại tù mà gia đình không hề biết đích xác là ông cụ mất vào ngày giờ nào, cũng như không làm sao mà tìm thấy thân xác cụ được chôn cất nơi đâu nữa.

Rồi đến lượt mẹ chúng tôi cũng lìa đời vào năm 1952, lúc phải chạy lọan đến tá túc tại nhà bà cô Phó Tích. Vì thế mà từ lâu nay, anh chị em chúng tôi vẫn tổ chức ngày Lễ Giỗ chung cho cả cha mẹ vào ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, vì ngày đó sát với ngày bà cụ qua đời tại miền Bắc.

Lúc mẹ tôi mất, thì tôi còn đang theo học lớp Đệ Nhị tại trường Chu Văn An ở Hanoi - để chuẩn bị thi văn bằng Tú Tài phần 1. Mà kinh tế gia đình thật eo hẹp khó khăn, vì lý do nhà cửa ruộng vườn thì lại ở trong vùng do Việt minh cộng sản kiểm sóat, nên đâu còn thâu được một khỏan lợi tức nào. Nên anh Tâm là người anh cả phải thay thế cha mẹ để mà lo lắng chăm sóc cho lũ em chúng tôi – mà sau tôi còn có 4 người em nữa tuổi từ 10 đến 16.

Riêng đối với tôi, thì ngòai chuyện chăm sóc về vật chất, thì anh Tâm còn tận tình động viên khích lệ cho tôi theo đuổi việc học hành cho đến nơi đến chốn. Anh thường tâm sự với tôi: “Nhà ta đã mất hết tài sản nhà cửa, ruộng vườn rồi, nên không thể nào mà sống được bằng nghề nông như thế hệ của cha ông ta ngày xưa được nữa. Bây giờ chỉ còn có mỗi một cách để em có thể tiến thân được, đó là phải thành công trên mặt học vấn để có thể chọn được công việc làm theo đúng với khả năng và sở thích của mình...” Và, nghe theo lời khuyên nhủ của anh, tôi đã cố gắng học hành nghiêm túc để có được cái vốn kiến thức tối thiểu mà sinh sống trong một xã hội văn minh tiến bộ ngày nay.

Vì thế mà tôi thật biết ơn người anh cả của mình vì anh đã nêu tấm gương thật tốt đẹp cho tôi và lại còn khuyến khích cho tôi kiên trì học tập và miệt mài làm việc hầu đạt được những thành quả vững chắc trên đường đời.

Quả thật, sự nghiệp văn hóa xã hội mà tôi có được ngày nay, thì một phần lớn là do anh Tâm đã dìu dắt, hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi - ngay từ cái thuở niên thiếu đầu đời ở làng quê cho đến mãi sau này giữa thời lọan lạc chiến tranh khói lửa ở miền Bắc trước năm 1954, lúc tôi còn là một vị thành niên chưa có thể tự lập riêng cho bản thân của mình được.

III – Giữ vững được nền nếp hòa thuận êm ấm trong gia đình dòng tộc.

Do hòan cảnh chiến tranh lọan lạc, nhiều người trong dòng họ phải sinh sống phân tán khắp nơi, kẻ ở lại ngòai Bắc, người di cư vào miền Nam hồi năm 1954 – và sau năm 1975 lại còn phải đi tỵ nạn ở nước ngoài nữa - nhưng bà con chúng tôi vẫn giữ vững được sự liên đới gắn bó thân tình với nhau. Mà với trách nhiệm tinh thần của người Trưởng tộc, anh Tâm luôn tìm cách giữ được mối liên lạc với nhiều bà con trong dòng họ, kể cả việc giúp đỡ vật chất tài chánh cho những ai cần đến. Nhờ vậy, mà tương đối trong nội bộ gia đình anh chị em cũng như trong dòng họ xuất thân từ đất Cát xuyên chúng tôi - ai nấy đều còn giữ được tình yêu thương đùm bọc chặt chẽ với nhau.

Cụ thể nhất là anh chị em sinh sống ở nước ngòai, thì nhờ có điều kiện kinh tế thỏai mái thuận lợi - nên tất cả đều đã tham gia góp phần vào công cuộc xây dựng về văn hóa xã hội cũng như về tôn giáo tại vùng quê Cát xuyên trong tỉnh Nam Định. Và đặc biệt là các cháu con của anh Tâm trong nhiều năm nay đã về tận Việt nam để thực hiện nhiều công tác nhân đạo từ thiện để giúp đỡ bà con kém may mắn ở nhiều nơi trong khắp nước. Các cháu làm như vậy, đó là theo sự khuyến khích nhắc nhủ của anh Tâm nhằm noi theo tấm gương đạo hạnh bác ái của ông bà thuở trước.

Kết quả là thông qua những công việc từ thiện cùng sát cánh chung nhau gánh vác như vậy - mà anh chị em có dịp thông cảm gần gũi gắn bó bền chặt với nhau hơn mãi. Rõ ràng là anh Tâm là người đã tiếp nối và mở rộng thêm công trình nhân đạo bác ái mà cha mẹ chúng tôi đã khai mở áp dụng từ nhiều năm xưa - lúc cả gia đình còn sinh sống quây quần với nhau tại một làng quê nhỏ bé trên đất Bắc.

IV – Để tóm lược lại.

Bài viết đến đây đã dài rồi, tôi chỉ xin ghi lại vài điểm thật ngắn như sau:

1 – Anh Tâm chẳng phải là người tài ba xuất chúng với thành tích lớn lao vĩ đại nào đối với nhân quần xã hội. Mà anh chỉ là một con người bình dị với sự lương thiện cần mẫn trong mọi hòan cảnh của cuộc sống. Anh đã làm trọn bổn phận của người Trưởng nam và Trưởng tộc trong gia đình dòng họ chúng tôi. Quả thật, trong suốt cuộc đời dù gặp nhiều gian truân sóng gió của mình, anh Tâm luôn luôn là một tấm gương sáng cho lũ em như tôi noi theo.

2 – Tôi viết bài này để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người anh cả của mình. Và cũng để cho các con và các cháu của tôi hiểu biết rõ ràng hơn về một người bác, người ông mà có một tấm lòng đạo hạnh tuyệt vời như thế.

Lối sống lương hảo đạo hạnh của anh sẽ còn được nhiều bà con khác trong dòng họ cũng như các thân hữu của gia đình ghi chép lại – và tôi ước mong các chứng từ quý báu đó sẽ được phổ biến đày đủ nhân dịp Lễ Giỗ Đầu của anh Tâm vào tháng 8 năm 2014. Mong lắm thay.

Costa Mesa, tháng 11 năm 2013

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.