Hôm nay,  

Bước Nhảy Vọt Đến Tự Do

26/11/201300:00:00(Xem: 4385)
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
(Phỏng dịch Chapitre 11- Le grand saut vers la liberté-Matthieu Ricard, Plaidoyer Pour le Bonheur)

“Đối với người khuân vác đã từ lâu ngụp lặn trong bể khổ, không gì tuyệt vời hơn là trút bỏ được gánh nặng vô ích “(Đại sư Tây Tạng Longchen Rabjam 1308-1363)

“Quel soulagement pour le porteur qui a longtemps marché dans le monde de la souffrance que de poser à terre son lourd et inutile fardeau” (Longchen Rabjam)

* * *

Tự do có nghĩa là chính mình làm chủ lấy mình. Đối với nhiều người, đó là tự do trong hành động, tự do di lại, tự do tư tưởng, và tự do thực hiện được các mục tiêu mà mình đã hoạch định. Tóm lại, có thể nói rằng đây là loại tự do nằm bên ngoài chúng ta và không màng đến sự chi phối của các dòng tư tưởng trong tâm thức.

Thật vậy, một ý niệm rất phổ biến tại phương Tây cho rằng tự do có nghĩa là có thể làm bất cứ những gì mà chúng ta muốn kể cả những việc ngông cuồng nhứt. Đây là một quan niệm lạ kỳ vì chúng ta trở thành những món đồ chơi của dòng tư tưởng trong trí não chẳng khác gì một cơn gió đang thổi cong các ngọn cỏ trên đỉnh đồi. Một phụ nữ Anh đã trả lời “ Đối với tôi, hạnh phúc là có thể làm bất cứ việc gì mình muốn mà không một ai có thể ngăn cản được.”.

Tự do vô trật tự (liberté anarchique) chỉ có mục đích thực hiện được ngay lập tức những ham muốn cấp thời. Người ta rất hoài nghi loại tự do nầy có thể đem đến cho chúng ta niềm hạnh phúc thật sự.

Sự hồn nhiên (spontanéité) là một đức tính quý báu với điều kiện là đừng nhầm lẫn với những xáo trộn tinh thần. Nếu ta bôm vào trong não ngọn sóng ham muốn, ganh tị, tự kiêu, thù hận thì chúng sẽ lần hồi xâm chiếm tâm ta để tạo nên một vũ trụ tù đày không ngừng bành trướng thêm lên mãi. Khám đường không ngừng nối tiếp và chồng chất lên nhau làm che lấp trọn vẹn cả vùng trí tuệ. (embrasser la dimension tout entière de l’esprit).

Ngược lại, chỉ cần có một chút tự do bên trong cũng đủ làm viên mãn tất cả trạng thái tinh thần. Từ tâm xuất hiện ra một vùng rộng lớn, trong sáng (lucide) và thanh tịnh (serein) làm tan biến đi mọi khổ đau phiền muộn và đem đến cho ta sự an lạc trong tâm hồn..

Tự do bên trong hay tự do nội tại (liberté intérieure), trước tiên là sự loại bỏ ra ngoài tính độc tài của cái “tôi” (moi), cái “của tôi”(du mien) trong một bản thể (de l’être) nô lệ (asservi) và của cái “có” xâm lấn (de “l’avoir” envahissant), của cái ngã (égo) đang ở thế xung đột giữa những gì nó không thích và cố chiếm đoạt cho được những gì nó ưa chuộng.

Biết tìm cái chính yếu và đừng màng lo âu đến các điều phụ thuộc sẽ đem đến cho tâm ta một sự hài lòng vô tận, và khi đó những ý tưởng ngông cuồng của “cái tôi” không có cách nào ảnh hưởng đến được...Châm ngôn Tây Tạng có nói: “ Kẻ nào có được sự hài lòng, là họ đang mắm một kho tàng trong tay.”


Tự do đồng nghĩa với sự thoát ra khỏi các ràng buộc và sầu khổ đang dầy vò và làm lu mờ tâm thể. Đó là nắm giữ cuộc đời mình trong tay hơn là buông thả nó ra trước các cám dỗ nung đúc bởi thói quen và sự rối loạn tâm thần (confusion mentale). Không phải là buông thả bánh lái, để cánh buồm phất phơ theo chiều gió, khiến con tàu bập bềnh trôi theo sóng nước, nhưng phải biết nắm giữ tay lái trực chỉ đến mục đích đã định.
bia-sach-ricard
Bìa sách Plaidoyer pour le bonheur.

Không màng quá khứ và cũng không bận tâm lo nghĩ đến tương lai (Libre du passé, libre de l’avenir)

Có một người Tây Tạng đến viếng thăm vị sư già gần vùng Darjeeling bên Ấn độ. Khi vừa gặp nhà sư, người khách không ngừng kể lễ hết nỗi niềm khổ đau, bất hạnh mà anh ta phải gánh chịu từ bấy lâu nay. Sau đó thì anh ta còn tiếp tục thố lộ thêm những điều anh âu lo cho tương lai. Trong lúc đó vị sư già vẫn giữ tâm an nhiên tự tại, bình thản nướng các củ khoai trên bếp hồng...Giây lát sau, thì nhà sư mới cất tiếng: “ Có ích lợi gì mà anh phải ray rức, bận tâm lo nghĩ đến những chuyện đã qua rồi cũng như những việc chưa từng xảy đến?” Quá bất ngờ và bối rối trước câu nói của nhà sư, khách đành im lặng, và chỉ còn biết đưa tay đón nhận các củ khoai nóng từ vị sư già mà thôi.

Tự do nội tại giúp chúng ta tận hưởng sự đơn giản trong suốt (simplicité limpide) của giây phút hiện tại, không bị ràng buộc bởi quá khứ cũng như không lệ thuộc vào tương lai. Giải thoát hết các kỷ niệm của quá khứ không có nghĩa là chúng ta không thể rút tỉa ra được các bài học hữu ích từ những kinh nghiệm sống. Thoát ra sự lo lắng về tương tai không có nghĩa là chúng ta không thể bàn luận đến tương lai một cách sáng suốt, nhưng thật ra là chúng ta không để bị lôi cuốn vào những cơn xáo trộn vô ích.

Tự do như thế hàm chứa một thành phần (composante) sáng sủa (clarté), trong suốt (transparence) và phỉ lạc (joie) hơn là một cái tâm thường xuyên bị dằn vặt, gặm nhấm bởi những ý tưởng ngông cuồng (fantasmes) và cấm đoán. Nó giúp chúng ta chấp nhận hoàn cảnh trong thanh tịnh (sérénité) nhưng không để mình rơi vào sự thụ động (passivité) hoặc yếu hèn.

Chúng ta phải biết cách tận dụng tất cả mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, dù thuận lợi hay không như những chất xúc tác (catalyseurs) nhằm cải hóa bản thân, tránh sự sao lãng (distrait), ngạo mạn (arrogant) khi hoàn cảnh thuận lợi hoặc ngược lại bị rơi vào trạng thái trầm cảm khi hoàn cảnh không được đúng như ý mình mong muốn./..

Video: Matthieu Ricard à propos de son livre "Plaidoyer pour le bonheur (Rất hay, 11 phút)

http://www.ina.fr/video/I08331183

Montreal, Nov 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.