Hôm nay,  

Thi Sĩ Du Tử Lê: Hơn Nửa Thế Kỷ Thơ, Đẹp-Trầm-Luân-Rạng-Rỡ

22/10/201300:00:00(Xem: 10234)
Tôi không hiểu, do ngẫu nhiên hay định mệnh, trong Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê [1957 – 2013,](*) hai bài thơ lục bát: [1] “Bến Tâm Hồn” (bài thơ đầu tiên, với bút hiệu Du Tử Lê, đã đăng ở Tạp Chí Mai, Sài Gòn, 1958 – In lại trong Tuyển Tập, trang 12) và [2] “Tôi Trôi Theo Tôi-Con-Sông” (thi sĩ viết năm 2012, trang 538, bài thơ cuối cùng của Tuyển Tập) có sự cảm ứng lạ thường đến vậy! Sao gọi là cảm ứng lạ thường? Rằng thì là, bài thơ “Bến Tâm Hồn,” thiếu-niên-thi-sĩ 16 tuổi Du Tử Lê, sau 4 năm, từ miền Bắc di cư vào miền Nam (1954,) đã buông nhịp sáu tám, da diết niềm thương nỗi nhớ đến nao lòng:

lênh đênh hồn phủ phương này
thương mưa Hà Nội nhớ mây Hồng Hà
mười năm dài những xót xa
bờ hoang bến quạnh thiết tha ngọn nguồn
mênh mông hồn ngủ phương buồn
đêm sương Cầu Giấy, Chợ Hôm canh gà
tóc thề nẻo gió áo hoa
trôi từ chinh chiến trôi qua điêu tàn
lênh đênh hồn cắm sào ngang
năm ô cửa nhỏ buồn hoang ngọn cờ.


“Bến Tâm Hồn”, tạm tưởng tượng là bến sông Hồng Hà kia giữa lòng Hà Nội mịt mờ lênh đênh, mênh mông nọ, đã “trôi từ chinh chiến trôi qua điêu tàn” vốn đã ngủ yên trong ký ức của thi sĩ, giờ đây, hơn nửa thế kỷ sau, đã cựa mình thức giấc, cảm ứng, khiến xui thi sĩ buông tiếp nhịp sáu tám:“Tôi Trôi Theo Tôi-Con-Sông.” Nhịp trôi rất thanh thản, nhẹ nhàng, tinh nghịch, hồn nhiên nhưng vẫn ngược xuôi hoài niệm:

tôi đi xuyên qua đêm. mưa
thấy trong lục bát buổi trưa em, về.
tôi đi xuyên qua lời thề,
thấy tôi thơ ấu bèo nhèo chiến tranh.
tôi đi xuyên qua màu xanh
thấy trên khuôn vải nổi gân nỗi buồn.
tôi đi xuyên qua mùi nhang
thấy như buổi sáng điệu đàng…vết thương.
tôi đi xuyên qua cội, nguồn
thấy em, thương lắm, chọn nhầm tôi, hư!
.
tôi đi xuyên qua đời sau,
thấy em kim, chỉ, chờ nhau, mỏi mòn.
tôi đi trở ngược thời gian,
thấy em bé xíu. Thuở còn…ngậm ti.
tôi đi xuyên qua giấc mơ,
thấy ồ! sáu chữ cũng vừa…bảy mươi!
tôi đi xuyên qua cuộc đời
thấy như lục bát thôi nôi từng dòng.
.
tôi trôi theo tôi-con-sông…

.

Vâng! Trải qua hơn nữa thế kỷ! Thiếu-niên-thi-sĩ Du Tử Lê 16 tuổi của giữa thế kỷ 20 ngày xưa, đã là lão-niên-thi-sĩ Du Tử Lê 70 tuổi của đầu thế kỷ 21 ngày nay! “Tôi trôi theo tôi-con-sông,” Vì sao? Tôi đã nhập vào sông, hóa thành sông, tôi là sông, sông là tôi, con-sông-kỳ-diệu-không-thời-gian, rộng dài đôi bờ bất tận. Đi và Thấy, hai động từ sóng đôi lặp lại chín lần. Câu thơ cuối cùng, một động từ Trôi mà hình ảnh ngút ngàn, và, ba dấu chấm lửng (…) Thì ra,“Bến Tâm Hồn” ngày xưa không còn “cắm sào ngang” nữa rồi! Sào đã mục, đã trôi, đã tan vào tôi-con-sông thâm thiết, diệu kỳ ấy! Diệu kỳ như tôi đi xuyên qua giấc mơ / thấy ồ! sáu chữ cũng vừa…bảy mươi! Bảy mươi đã hóa nhi, lão niên hiện hình thiếu niên, vỗ tay, nhịp chân và hát tôi trôi theo tôi-con-sông, hát mãi, hát hoài giữa thinh không tịch mịch, vì đã “thấy như lục bát thôi nôi từng giòng.” Vui thay! Lành thay! Xin mời bạn hãy đọc chậm lại hai bài thơ trên để nhận ra, nghe ra sự cảm ứng lạ thường ấy. Cảm ứng của định mệnh, thi mệnh Du Tử Lê.

Trong một bài viết ngắn, tôi không dám bình thơ Du Tử Lê cho thỏa lòng. Đã có những bậc đàn anh như Mai Thảo, Nguyên Sa, Tạ Tỵ, Doãn Quốc Sỹ, Đỗ Quí Toàn…và rất nhiều thân hữu, văn nghệ sĩ khác (mà tôi không nhớ hết) đã viết về ông, bình thơ ông, nhận định thơ ông. Hầu hết những người đã viết về ông, dù ở nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung, đa số nhìn nhận ông như là một thi sĩ đương đại đã tạo được dấu ấn và sức lan tỏa sâu rộng trong lòng người đọc, kể cả thế hệ trẻ trong và ngoài nước cho đến nay. Đây là điều đặc biệt quí và hiếm. Tính đến thời điểm này, thi sĩ Du Tử Lê đã ấn hành 21 thi tập trong tổng số 58 tác phẩm văn học nghệ thuật của ông (**). Chỉ riêng về Thơ, cho thấy thi lực của ông rất sung mãn, thâm hậu.


Thơ Du Tử Lê đã được vinh danh khá sớm: Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê (1967 – 1972.) Từ khi định cư tại Hoa Kỳ (4.1975) Thơ Du Tử Lê tiếp tục được vinh danh, vượt ra khỏi ranh giới của cộng đồng người Việt. (***)

Tuyển Tập, gồm 197 bài thơ được tuyển chọn trong 18 thi tập, cũng đã cho chúng ta hình dung được cấu trúc thi pháp rất đa dạng, phong phú trong thơ Du Tử Lê. Đó là một quá trình sáng tạo, tận hiến không ngưng nghỉ từ thuở tóc còn xanh cho đến lúc tóc đã bạc màu. Ông trầm mình trong thơ. Thơ trầm mình trong ông. Ông mần thơ. Thơ mần ông. Thiết tha. Tận tình. Đau thương. Hoan lạc. Điên mê. Cuồng nhiệt. Tôi nghĩ, đó là những phẩm chất quý hiếm của một thi sĩ. Thơ tình của ông mở ra một biên độ rất rộng, rất xa và rất đẹp. Thơ đời của ông xé ruột bầm gan, sần sùi tột cùng, nặng nợ tột cùng. Tôi đọc thơ ông, cộng hưởng được những trốt xoáy trần gian bầm giập nát tan, những biểu tượng thống hối ngút ngàn, những ẩn dụ liên tưởng “thăm thẳm núi, non” (chữ của thi sĩ), và, những nhịp sáu tám rất riêng, rất mới, rất lạ của ông. Tôi cộng hưởng lớn nhất với thi lực của ông: Tình yêu thương tiếng Việt tràn bờ!!!
du-tu-le-tuyen-tap-resized
Nhà thơ Du Tử Lê (ảnh Tuấn Khanh) và bìa sách (bìa Khoa Vũ).

Thi Sĩ Du Tử Lê – Hơn nữa thế kỷ thơ, Đẹp-Trầm-Luân-Rạng-Rỡ!

Cám ơn Thơ! Cám ơn Thi Sĩ! Cám ơn một người Anh, một người Bạn vong niên!!!

Calif., cuối Thu 2013

Nguyễn Lương Vỵ

GHI CHÚ:

(*) Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê (1957-2013): Tác phẩm thứ 58 của Du Tử Lê.

Gồm 197 bài thơ được nhiều độc giả yêu thích nhất từ 18 thi phẩm. Tập hợp nguyên bản nhiều chục bài thơ được phổ thành ca khúc, được nhiều người tìm kiếm.

Hình bìa: Chân dung tác giả (Photo: Triết Trần.)

Mẫu bìa: Khoa Vũ

Dàn trang: Lê Giang Trần

Khổ lớn. Bìa cứng. Có bìa bọc. Sách dày 550 trang.

Người Việt xuất bản.

Tác giả giữ bản quyền.

IBSN: 978-0-9884245-3-1

Giá bán: 28 Mỹ Kim.

(**) Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê (1957-2013) không có những bài thơ Thiền Tính nằm trong ba Tập thơ “Thiền Tính” đã xuất bản ở hải ngoại của ông.

(***) Tại hải ngoại, Du Tử Lê đã và đang có những thành công nhất định:

. Cho tới hôm nay, ông là nhà thơ châu Á duy nhất được phỏng vấn và có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times (1983) và New York Times(1996). Thơ ông cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu Âu.

. Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam" khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

. Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson đã chọn dịch một bài thơ của Dư Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA, và Cambridge, London.

. Ông cũng là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc. Trong số đó có nhiều ca khúc nổi tiếng như của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, với "Đêm nhớ trăng Sài Gòn", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển", "Quê hương là người đó" ("Xa nguồn yêu thương"), Trần Duy Đức với "Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời", "Em hiểu vì đâu chim gọi nhau", Nguyên Bích với "Hiến chương yêu", Đăng Khánh với "K. khúc của Lê", Anh Bằng với "Khúc Thụy Du", Phạm Duy với "Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau", Hoàng Quốc Bảo với "Người về như bụi", Từ Công Phụng với "Trên ngọn tình sầu"... Từ những ca khúc này, ông đã tuyển chọn để thực hiện 3 CD K Khúc của Lê năm 2001. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.